Lấy ví dụ cụ thể cơ sở dẫn liệu về quyền và nghĩa vụ

1. Khái niệm Cơ sở dẫn liệu

Trongmôn Audit and Assurance [AA/F8], thuật ngữ tiếng Anh là“assertion”- các cam kết của nhà quản lý. Để khẳng định rằng Báo cáo tài chính tuân thủ các khuôn khổ về lập và trình bày Báo cáo tài chính được áp dụng, Ban giám đốc cần khẳng định một cách chính thức hoặc ngầm định các cơ sở dẫn liệu về việc ghi nhận, đo lường, trình bày và công bố các thành phần của Báo cáo tài chính và các thuyết minh có liên quan.

Đối với kiểm toán viên,cơ sở dẫn liệuđược dùng để xem xét các loại sai sót có thể xảy ra.

2. Các loại cơ sở dẫn liệu

Để làm rõ hơn về Khái niệmCơ sở dẫn liệu, chúng ta cùng xem xét chi tiết các loạicơ sở dẫn liệuđược sử dụng nhé!

2.1.Đối với số dư tài khoản

Trong bảng cân đối kế toán bạn sẽ thấy sự xuất hiện của các cơ sở dẫn liệu này được tập trung vào số dư cuối kỳ. Bao gồm:

Sự hiện hữu:Tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu hoặc nợ phải trả trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo phải thực tế tồn tại tại thời điểm đó.

Quyền và nghĩa vụ:Doanh nghiệp có quyền sở hữu hầu hết tài sản được phản ánh trên báo cáo tài chính phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, trừ một số loại tài sản mà doanh nghiệp có quyền kiểm soát lâu dài và đáp ứng các chuẩn mực kiểm toán liên qua. Với mọi khoản nợ được phản ánh thì doanh nghiệp phải thực sự có nghĩa vụ trả nợ.

Sự phát sinh:Một nghiệp vụ hoặc sự kiện kinh tế được ghi chép thì phải thực sự đã phát sinh và liên quan đến kỳ báo cáo.

Sự tính toán và đánh giá:Các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế phải được ghi nhận theo giá trị thích hợp trên cơ sở nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán hoặc được chấp nhận phổ biến. Các số liệu và phép toán khi thực hiện phải chính xác về mặt toán học và không có sai sót

Sự phân loại và hạch toán:Toàn bộ tài sản, khoản nợ, doanh thu, chi phí, nghiệp vụ hay giao dịch đã xảy ra có liên quan tới kì báo cáo phải được ghi chép đầy đủ và phân loại một cách đúng đắn theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán. Các nghiệp vụ mà sự kiện kinh tế phát sinh phải được ghi nhận theo kế toán dồn tích.

Tổng hợp và công bố:Số liệu cộng dồn trên tài khoản và sổ kế toán phải được tính toán một cách chính xác. Các chỉ tiêu, bộ phận và khoản mục trên báo cáo tài chính phải được xác định, trình bày và công bố theo đúng yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

2.2.Đối với các giao diện và sự phát sinh trong kỳ

Mục đích của các cơ sở dẫn liệu này là tập trung vào giao dịch và sự kiện được sử dụng với các thông tin trên báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và lưu chuyển tiền tệ.

- Tính có thật:Bạn giám đốc chắc chắn các sự kiện giao dịch và kinh tế được diễn ra trong kỳ.

-Tính đầy đủ:Các sự kiện và giao dịch kinh tế cần được báo cáo đầy đủ trên báo cáo tài chính.

-Tính chính xác:Sự kiện và giao dịch đó được xác nhận là đúng với giá trị thực tế.

-Tính đúng kỳ:Các giao dịch này cần phản ánh đúng trong kỳ kế toán.

-Tính phân loại:Các sự kiện và giao dịch cần được ghi lại đúng trong tài khoản kế toán.

2.3. Cơ sở dẫn liệu đối với việc trình bày và công bố

Cáccơ sở dẫn liệunày thường được áp dụng cho các thông tin trên thuyết minh Báo cáo tài chính.

-Tính có thật, quyền và nghĩa vụ:Các sự kiện giao dịch và các vấn đề khác được thuyết minh có liên quan đến doanh nghiệp

-Phân loại và dễ hiểu:Các thông tin được trình bày và công bố cần đảm bảo tính hợp lý, rõ ràng và dễ hiểu

-Tính chính xác:Các thông tin cần được trình bày và phản ánh với đúng giá trị thực tế

-Tính đầy đủ:Các thuyết minh cần thiết cần được trình bày đầy đủ trên Báo cáo tài chính.

3. Áp dụng cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán

Cơ sở dẫn liệulà căn cứ để kiểm toán viên thiết kế các mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù bằng việc thực hiện các thủ tục tương ứng. Ví dụ phổ biến nhất là để xác minh tính đầy đủ, kiểm toán viên sẽ đi từ các chứng từ và đối chiếu với sổ sách, trong khi để xác minh tính có thật, kiểm toán viên sẽ đi từ sổ sách và đối chiếu với các chứng từ có liên quan.

Đối với khoản mục tài sản và doanh thu, thông thường doanh nghiệp có xu hướng “làm đẹp” hơn BCTC nên thường được phản ánh cao hơn so với giá trị thực tế. Do đómột số cơ sở dẫn liệuthường bị vi phạm là tính có thật và tính chính xác.

Ngược lại, khoản mục liên quan đến nợ phải trả và chi phí có khả năng nhiều bị phản ánh thấp hơn giá trị đúng, dẫn tới một sốcơ sở dẫn liệubị vi phạm như tính đầy đủ và tính chính xác.

Căn cứ vào bản chất của từng khoản mục, kiểm toán viên sẽ cần thiết kế thủ tục kiểm toán chi tiết phù hợp để đảm bảo thu thập được các bằng chứng đầy đủ và hợp lý.

Ví dụ trong khi kiểm toán các giao dịch bán hàng, kiểm toán viên sẽ dựa theo từng cơ sở dẫn liệu để thiết kế các mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù như sau:

Cơ sở dẫn liệu

Mục tiêu kiểm toán chung

Mục tiêu kiểm toán đặc thù

Tính có thật Kiểm toán tính có thật Các giao dịch được ghi nhận đối với khách hàng có thật
Tính đầy đủ Kiểm toán tính đầy đủ Các giao dịch đã xảy ra đã được ghi nhận
Tính chính xác Kiểm toán tính chính xác, cộng và chuyển sổ

Doanh thu đúng so với giá trị bán hàng được, được xuất hóa đơn và phản ánh chính xác

Các giao dịch bán hàng được nhập liệu và tổng hợp chính xác trong các sổ ghi nhận tương ứng.

Tính phân loại Kiểm toán tính phân loại Các giao dịch được ghi nhận đúng tài khoản
Tính đúng kỳ Kiểm toán liên quan đến thời gian ghi nhận giao dịch Các giao dịch bán hàng được ghi nhận vào đúng ngày phát sinh.

Tóm lại,cơ sở dẫn liệulà các thông tin của nhà quản lý trình bày lên Báo cáo tài chính đảm bảo rằng những thông tin này cần được trình này một cách chính xác và đầy đủ nhất. Trên đây là những thông tin vềcáccơ sở dẫn liệu trong kiểm toán, mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn và chúc các bạn mạnh khỏe.

1. Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 [VSA 200], “Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không”.

2. Trách nhiệm của Ban quản trị

Trách nhiệm áp dụng các chính sách kế toán hợp lý, duy trì kiểm soát nội bộ thích đáng, và trình bày báo cáo tài chính hợp lý đặt lên vai Ban quản trị chứ không phải kiểm toán viên. Bởi vì họ điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày, các Ban quản trị của một công ty có thể biết rõ hơn về các nghiệp vụ của công ty và các tài sản, nợ phải trả, vốn chủ liên quan so với kiểm toán viên. Ngược lại, hiểu biết của kiểm toán viên về các vấn đề trên và kiểm soát nội bộ chỉ giới hạn đến những gì được thu thập trong suốt cuộc kiểm toán. Trách nhiệm của nhà quản lý về tính trung thực và hợp lý của việc trình bày [các cơ sở dẫn liệu] trong các báo cáo tài chính gắn với đặc quyền quyết định những gì được trình bày và công bố mà Ban quản trị cho rằng là cần thiết. Nếu Ban quản trị khăng khăng giữ quan điểm về công bố báo cáo tài chính mà kiểm toán viên cho rằng không thể chấp nhận được, kiểm toán viên có thể phát hành báo cáo kiểm toán không chấp nhận, ngoại trừ hoặc rút ra khỏi hợp đồng.


3. Trách nhiệm của kiểm toán viên

Chuẩn mực kiểm toán VSA 200 quy định: Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính là: [a] Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không; [b] Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và trao đổi thông tin theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát hiện của kiểm toán viên.


4. Các chu kỳ báo cáo tài chính

Các cuộc kiểm toán được thực hiện bằng cách chia các báo cáo tài chính thành các bộ phận cấu thành. Việc chia này giúp cho cuộc kiểm toán dễ quản lý hơn và hỗ trợ việc phân chia nhiệm vụ cho các thành viên khác nhau của nhóm kiểm toán. Mỗi bộ phận cấu thành được kiểm toán riêng nhưng không hoàn toàn độc lập. Sau khi kiểm toán xong mỗi bộ phận cấu thành, bao gồm các mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận, kết quả kiểm toán được tổng hợp lại. Kết luận có thể được đưa ra về tổng thể báo cáo tài chính. Có một số cách chia các bộ phận cấu thành của một cuộc kiểm toán. Một phương pháp là xem mỗi số dư tài khoản trên các báo cáo là một bộ phận riêng rẽ. Việc phân chia theo cách này thường không hiệu quả. Nó dẫn đến hậu quả là việc kiểm toán một cách độc lập các tài khoản có liên hệ mật thiết với nhau như hàng tồn kho và giá vốn hàng bán. Một cách chia phổ biến trong kiểm toán là nhóm các loại nghiệp vụ và số dư tài khoản có liên quan chặt chẽ với nhau vào chung một bộ phận cấu thành. Phương pháp này gọi là phương pháp chu kỳ. Ví dụ: bán hàng, hàng bán bị trả lại, thu tiền, xóa sổ nợ không đòi được là các loại nghiệp vụ làm cho khoản phải thu khách hàng tăng và giảm. Do đó chúng thuộc về cùng một chu kỳ là bán hàng và thu tiền. Một cuộc kiểm toán công ty thương mại có thể được chia thành các chu kỳ: Bán hàng và thu tiền, Mua hàng và thanh toán, Lương và nhân sự, Hàng tồn kho và bảo quản, Huy động vốn và hoàn trả.


5. Thiết lập các mục tiêu kiểm toán

Các kiểm toán viên tiến hành các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính sử dụng cách tiếp cận chu kỳ bằng việc thực hiện các thử nghiệm về các nghiệp vụ tạo nên các số dư tài khoản cũng như tiến hành các thử nghiệm đối với các số dư tài khoản và các công bố liên quan. Giả sử rằng số dư đầu kỳ của tài khoản Phải thu khách hàng $17,521 [nghìn] đã được kiểm toán năm trước và do đó nó được xem là trình bày trung thực. Nếu kiểm toán viên có thể đảm bảo hoàn toàn chắc chắn là mỗi loại nghiệp vụ trong 4 loại nghiệp vụ được ghi chép và báo cáo đúng đắn, kiểm toán viên cũng có thể đảm bảo rằng số dư cuối kỳ $20,197 [nghìn] được báo cáo đúng đắn. Nhưng thông thường là không khả thi để kiểm toán viên đảm bảo tuyệt đối chính xác của mỗi loại nghiệp vụ, và kết quả là không thể đảm bảo hoàn toàn về số dư của tài khoản Phải thu khách hàng. Trong hầu hết các cuộc kiểm toán, sự đảm bảo một cách tổng thể có thể tăng lên bằng cách kiểm toán số dư của tài khoản Phải thu khách hàng. Các kiểm toán viên nhận thấy rằng, cách thức hiệu quả và khả thi nhất để tiến hành các cuộc kiểm toán là đi thu thập các bằng chứng kết hợp giữa việc đảm bảo của mỗi loại nghiệp vụ và số dư các tài khoản liên quan.

Đối với mỗi loại nghiệp vụ, một vài mục tiêu kiểm toán cần thỏa mãn trước khi kiểm toán viên kết luận rằng các nghiệp vụ được ghi chép đúng đắn và chúng được gọi là các mục tiêu kiểm toán liên quan đến các nghiệp vụ. Tương tự như vậy, một và mục tiêu kiểm toán cần được thỏa mãn cho mỗi số dư tài khoản và được gọi là mục tiêu kiểm toán liên quan đến số dư. Bên cạnh đó còn có các mục tiêu kiểm toán liên quan đến việc trình bày và công bố các thông tin trên các báo cáo tài chính.


6. Cơ sở dẫn liệu

Để khẳng định rằng báo cáo tài chính tuân thủ khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, Ban Giám đốc cần khẳng định chính thức hoặc ngầm định các cơ sở dẫn liệu về việc ghi nhận, đo lường, trình bày và công bố các thành phần của báo cáo tài chính và các thuyết minh liên quan. Cơ sở dẫn liệu là các khẳng định của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán một cách trực tiếp hoặc dưới hình thức khác về các khoản mục và thông tin trình bày trong báo cáo tài chính và được kiểm toán viên sử dụng để xem xét các loại sai sót có thể xảy ra [VSA 315]. Cơ sở dẫn liệu bao gồm ba nhóm: - Cơ sở dẫn liệu với nhóm giao dịch và sự kiện trong kỳ được kiểm toán. - Cơ sở dẫn liệu đối với các số dư các tài khoản tại thời điểm cuối kỳ. - Cơ sở dẫn liệu về việc trình bày và công bố Các cơ sở dẫn liệu cụ thể trong từng nhóm được thể hiện trong Bảng I-1.

Bảng I-1


Các cơ sở dẫn liệu quản lý cho mỗi loại cơ sở dẫn liệu
Các cơ sở dẫn liệu về các nhóm giao dịch và sự kiệnCác cơ sở dẫn liệu về các số dư tài khoảnCác cơ sở dẫn liệu về trình bày và công bố
Tính hiện hữu: các giao dịch và các sự kiện được ghi nhận đã xảy ra và liên quan đến đơn vịTính hiện hữu: tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu thực sự tồn tạiTính hiện hữu, quyền và nghĩa vụ: các sự kiện, giao dịch và các vấn đề khác được thuyết minh thực sự đã xảy ra và có liên quan đến đơn vị
Tính đầy đủ: tất cả các giao dịch và sự kiện cần ghi nhận đã được ghi nhậnTính đầy đủ: tất cả các tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu cần ghi nhận đã được ghi nhận đầy đủTính đầy đủ: tất cả các thuyết minh cần trình bày trên báo cáo tài chính đã được trình bày
Tính chính xác: số liệu và dữ liệu liên quan đến các giao dịch và sự kiện đã ghi nhận được phản ánh một cách phù hợpĐánh giá và phân bổ: tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu được thể hiện trên báo cáo tài chính theo giá trị phù hợp và những điều chỉnh liên quan đến đánh giá hoặc phân bổ đã được ghi nhận phù hợpTính chính xác và đánh giá: thông tin tài chính và thông tin khác được trình bày hợp lý và theo giá trị phù hợp
Phân loại: các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào đúng tài khoảnPhân loại và tính dễ hiểu: các thông tin tài chính được trình bày, diễn giải và thuyết minh hợp lý, rõ ràng, dễ hiểu
Đúng kỳ: các giao dịch và sự kiện được ghi nhận đúng kỳ kế toán
Quyền và nghĩa vụ: đơn vị nắm giữ các quyền liên quan đến tài sản thuộc sở hữu của đơn vị và đơn vị có nghĩa vụ với các khoản nợ phải trả
[TBODY] [/TBODY]

7. Các mục tiêu kiểm toán đối với các giao dịch và sự kiện Các mục tiêu kiểm toán đối với các giao dịch [nghiệp vụ] xuất phát và có liên quan chặt chẽ đến các cơ sở dẫn liệu của nhà quản lý về các nhóm giao dịch [loại nghiệp vụ]. Có sự khác biệt giữa mục tiêu kiểm toán tổng quát đối về các nhóm giao dịch và mục tiêu kiểm toán cụ thể cho mỗi nhóm giao dịch. Sáu mục tiêu kiểm toán tổng quát về các nhóm giao dịch áp dụng cho tất cả các nhóm giao dịch và được thể hiện dưới dạng các khái niệm rộng. Các mục tiêu kiểm toán cụ thể liên quan đến các giao dịch áp dụng cho mỗi loại nghiệp vụ nhưng thể hiện dưới dạng các khái niệm được thay đổi cho thích hợp với từng loại giao dịch cụ thể. Các mục tiêu kiểm toán tổng quát và cụ thể đối với giao dịch bán hàng được thể hiện trong bảng sau.

Bảng I-2
Các cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán áp dụng với nghiệp vụ bán hàng
Các cơ sở dẫn liệu về các nhóm giao dịch và sự kiệnCác mục tiêu kiểm toán tổng quátCác mục tiêu kiểm toán cụ thể
Tính hiện hữuTính hiện hữu: Nghiệp vụ được ghi chép tồn tạiCác nghiệp vụ bán hàng được ghi chép đã được chuyển hàng cho các khách hàng có thật
Tính đầy đủTính đầy đủ: Các nghiệp vụ tồn tại được ghi chépCác nghiệp vụ bán hàng đều được ghi chép đầy đủ
Tính chính xácChính xác: Các nghiệp vụ được ghi chép theo đúng số lượng và số tiềnDoanh thu được ghi chép đúng lượng hàng đã chuyển và được lập hóa đơn chính xác
Chuyển sổ và tổng hợp: Các nghiệp vụ được ghi chép đã được bao gồm trong tập tin tổng hợp và tổng hợp đúng đắnCác nghiệp vụ bán hàng đã phản ánh trong tập tin tổng hợp và tổng hợp đúng đắn
Phân loạiPhân loại: Các nghiệp vụ được ghi chép trong sổ Nhật ký được phân loại đúng đắnCác nghiệp vụ bán hàng được phân loại đúng đắn
Đúng kỳĐúng kỳ: Các nghiệp vụ được ghi chép đúng ngàyCác nghiệp vụ bán hàng được ghi chép đúng ngày
[TBODY] [/TBODY]

8. Các mục tiêu kiểm toán về số dư tài khoản Các mục tiêu kiểm toán về số dư tài khoản cũng tương tự như các mục tiêu kiểm toán đối với các giao dịch. Các mục tiêu này xuất phát từ các cơ sở dẫn liệu và chúng cung cấp khuôn mẫu để giúp kiểm toán viên thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp liên quan đến các số dư. Các mục tiêu kiểm toán về số dư tài khoản bao gồm cả mục tiêu kiểm toán tổng quát và mục tiêu kiểm toán cụ thể. Có hai điểm khác biệt giữa mục tiêu kiểm toán liên quan đến số dư và mục tiêu kiểm toán liên quan đến giao dịch. Trước hết, như các khái niệm này ngầm định, các mục tiêu kiểm toán liên quan đến số dư được áp dụng cho các số dư tài khoản như phải thu khách hàng, hàng tồn kho hơn là các nhóm giao dịch như giao dịch bán hàng và mua hàng. Thứ hai, có tám mục tiêu kiểm toán liên quan đến số dư so với sáu mục tiêu kiểm toán liên quan đến các giao dịch. Các mục tiêu kiểm toán tổng quát và cụ thể đối với số dư hàng tồn kho được thể hiện trong Bảng I-3 dưới đây.


Bảng I-3


Các cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán
áp dụng với hàng tồn kho
Các cơ sở dẫn liệu về số dư tài khoảnCác mục tiêu kiểm toán tổng quátCác mục tiêu kiểm toán cụ thể
Tính hiện hữuTính hiện hữu: Giá trị báo cáo thực sự tồn tạiTất cả hàng tồn kho được ghi chép tồn tại tại ngày lập bảng cân đối kế toán
Tính đầy đủTính đầy đủ: Giá trị tồn tại được ghi chépTất cả hàng tồn kho tồn tại phải được đến và bao gồm trong hàng tồn kho tổng hợp
Đánh giá và phân bổChính xác: Giá trị được báo cáo chính xácSố lượng hàng tồn kho trong sổ kế toán kê khai thường xuyên khớp với số lượng hàng thực có Giá sử dụng để đánh giá hàng tồn kho chính xác

Số lượng và đơn giá được nhân đúng và các thông tin chi tiết được thêm vào đúng đắn

Phân loại: Giá trị các khoản mục trong sanh sách được phân loại đúng đắnHàng tồn kho được phân loại đúng đắn: Nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm
Đúng kỳ: Các nghiệp vụ được ghi chép gần ngày lập Bảng cân đối kế toán được ghi chép đúng kỳNghiệp vụ mua hàng cuối năm được phân kỳ đúng đắn
Nghiệp vụ bán hàng cuối năm được phân kỳ đúng đắn
Thống nhất tổng hợp – chi tiết: Các số dư chi tiết bằng với số liệu trên tập tin tổng hợp, Tổng hợp số dư chi tiết khớp với sổ cáiTổng giá trị hàng tồn kho của tất các loại khớp với sổ cái
Giá trị thực hiện thuần: Tài sản được báo cáo theo giá trị ước tính có thể thực hiệnHàng tồn kho được lập dự phòng giảm giá khi giá trị có thể thực hiện thuần bị giảm
Quyền và nghĩa vụQuyền và nghĩa vụ: Các tài sản thuộc quyền của công ty và công ty có nghĩa vụ với các khoản nợ phải trảCông ty có quyền với hàng tồn kho
Hàng tồn kho không bị cầm cố
[TBODY] [/TBODY]

9. Các mục tiêu kiểm toán liên quan đến trình bày và công bố Các mục tiêu kiểm toán về trình bày và công bố đồng nhất với các cơ sở dẫn liệu về tình bày và công bố. Các mục tiêu kiểm toán về trình bày và công bố cũng bao gồm các mục tiêu kiểm toán tổng quát và mục tiêu kiểm toán cụ thể. Ví dụ trong Bảng I-4 minh hoạ về cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán đối với việc trình bày và công bố Phiếu nợ phải trả.

Bảng I-4


Các cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán
áp dụng với việc trình bày và công bố Phiếu nợ phải trả [Notes Payble]
Các cơ sở dẫn liệu về trình bày và công bốCác mục tiêu kiểm toán tổng quát về trình bày và công bốCác mục tiêu kiểm toán cụ thể về trình bày và công bố áp dụng cho Phiếu nợ phải trả
Tính hiện hữu, quyền và nghĩa vụSự phát sinh và đơn vị có quyền và nghĩa vụ liên quanPhiếu nợ phải trả được công bố trên Thuyết minh BCTC là tồn tại và công ty có nghĩa vụ thanh toán
Tính đầy đủĐầy đủTất cả các yêu cầu cần công bố liên quan đến phiếu nợ phải trả đều được trình bày trong Thuyết minh BCTC
Chính xác và đánh giáChính xác và đánh giáCác công bố trên Thuyết minh BCTC liên quan đến phiếu nợ phải trả đều chính xác
Phân loại và dễ hiểuPhân loại và dễ hiểuPhiếu nợ phải trả được phân loại thành ngắn hạn và dài hạn một cách đúng đắn, và các công bố liên quan trên BCTC đều dễ hiểu
[TBODY] [/TBODY]

Reactions: anhduy4t, SnowAOF, nguyenduy2702 and 2 others

Video liên quan

Chủ Đề