Bánh ngói đất mua ở đâu

Một cụ bà đẹp lão cầm trên tay cục đá non màu trắng và đưa vào miệng cắn ngon lành. Không ai ngờ đó là một món ăn được ưa chuộng ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc, nơi bà sinh ra. Tục ăn đất đã trở thành chủ đề tranh luận giữa các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau tại Bảo tàng Dân tộc học hôm qua.

Bà Nguyễn Thị Lạc [81 tuổi], đến từ Lập Thạch, Vĩnh Phúc, ăn miếng đất nướng trong buổi trình diễn tại Bảo tàng Dân tộc học ở Hà Nội.

Thực ra với giới khoa học, hiện tượng này đã được biết tới từ lâu và không phải là hiếm ở nước ta cũng như trên thế giới. Theo số liệu điều tra tại Kenya thì trong 285 học sinh, có đến 73% các em nghiện đất, tỷ lệ đó ở phụ nữ mang thai là 56%. Tại Anh, khoảng 3.000 phụ nữ thú nhận đã ăn gạch và đất vì quá thèm khi thai nghén. Ở đấy người ta phải nhập khẩu đất từ Bengal, Ấn Độ, chế biến thành thỏi gọi là "Sikor" bán cho phụ nữ và trẻ em. Ở Đức cũng thấy bày bán loại "đất chữa bệnh" [Healing soil] trong các cửa hàng.

Theo ông Trần Văn Tân, cán bộ Viện nghiên cứu Địa chất và khoáng sản thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thói quen ăn đất cũng có ở các loài động vật. Ở Ruwanda có giống khỉ gorila rất thích ăn loại đất sét giống caolin. Còn hắc tinh tinh lại ưa món đặc sản đất ụ mối. Ở núi Elgun trên biên giới Kenya-Uganda có mỏ calcit-zeolit là khoáng vật được nhiều loài ưa thích, đặc biệt là voi châu Phi. Loài này thường đến đào đất bới để ăn, lâu ngày tạo thành hang ngầm dưới đất.

Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của tiến sĩ Lê Nhâm Tuyết, tục ăn đất có từ phong tục "việc hôn nhân lấy gói đất làm đầu" thuở Hùng Vương dựng nước. Nó không chỉ mang ý nghĩa tượng trưng bởi đất vốn là nguồn sống của các cư dân nông nghiệp, mà còn bắt nguồn từ thực tiễn. Bà Tuyết cho biết từ xa xưa, đồng bào Kháng ở vùng Thuận Châu, Sơn La vẫn phơi đất trên gác bếp rồi lấy xuống ăn. Người Bana cũng có tục ăn đất là lớp bùn non đông lại trên mặt đất sau mưa. Riêng ở huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc, người ta không chỉ ăn đất sống mà còn hun, nướng các cục đá non. Thậm chí, có rất nhiều người nghiện món ăn này. Có nhiều gia đình còn sống bằng nghề bán đất cho người ta ăn.

Trước tiên, người ta dùng dao đào đất chừng 15-20 m dưới mặt đất gọi là "giếng đất", hoặc chừng 4-5 m dưới mặt đất gọi là "hầm đất". Những tảng đất mới lấy to chừng 5-6 cm3, màu xám tro, có vệt nâu đỏ, mịn, mềm, không sạn, nặng mùi bùn. Sau đó, họ chặt thành từng miếng mỏng to bằng 2-3 đầu ngón tay và đem phơi khô. Đất sẽ bớt mùi bùn và chuyển sang màu xám trắng. Để miếng đất thêm thơm ngon, họ sẽ nướng các cục đất cùng với lá sim và lá chè cay cho đến khi chúng chuyển sang màu vàng sẫm và khét mùi thơm. Đến đây, những miếng đất hun được gọi là "ngói" và trở thành món ăn vặt ngon lành hay những món quà chợ để biếu nhau.

Theo nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Địa chất và khoáng sản, thói quen ăn đất có một số nguyên nhân sau: Có thể họ ăn do cơ thể chiếu vi chất sinh dưỡng; để tạo cảm giác no trong thời kỳ đói kém; dùng như một loại thuốc [đất có lẽ là loại thuốc cổ xưa nhất trên thế giới cho đến nay]; và ăn để giải toả một số căng thẳng thần kinh, về tâm sinh lý...

Nhưng có lẽ nguyên nhân thiết hụt vi chất dinh dưỡng trên phông địa hoá địa phương là có cơ sở hơn cả. Để chứng minh, tiến sĩ Nguyễn Việt tại Trung tâm tiền sử Đông Nam Á đã tiến hành phân tích một số mẫu đất đá mà người Mãng ở Than Uyên dùng để ăn, thấy có nhiều oxit sắt, canxi, kali, photpho, kẽm... là những khoáng chất có lợi cho sức khoẻ. Thực tế trong y học, người ta cũng sản xuất ra một số loại thuốc, thực chất là các loại đất tinh chế, như bican, alusi... để trị bệnh dạ dày. Ngoài ra, người ta cũng tạo ra các loại thực phẩm có khả năng bổ sung vi chất dinh dưỡng như canxi, muối iốt, viên sắt, kem đánh răng fluor... để tăng cường sức khoẻ và chữa bệnh.

Tuy nhiên, các số liệu phân tích mẫu đất còn nghèo nàn và chưa đi sâu về đặc điểm địa hoá, địa sinh thái, dịch tễ học, độc học... Ngoài ra, theo ông Tân, cùng một nguyên tố, có khi là chất dinh dưỡng, có khi lại là chất độc hại, tuỳ thuộc vào cách sử dụng và hàm lượng hấp thụ. Chẳng hạn như fluor trong thuốc đánh răng giúp răng chắc khoẻ, nhưng quá nhiều fluor sẽ làm răng mềm nhũn và vỡ vụn.

Hơn nữa, khi đánh giá tác dụng của việc ăn đất, các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng đất ăn đồng thời có thể đưa vào cơ thể những chất độc hại như As, Hg, Pb, Cd... và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm, nhất là khi môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi rác thải, phân bón hoá học, thuốc trừ sâu... Đó là chưa kể việc ăn đất thường xuyên còn nhanh chóng làm mòn răng.

Vì vậy, theo ý kiến của nhóm nghiên cứu địa chất, không nên khuyến khích việc sử dụng trực tiếp đất tự nhiên và cũng không nên dùng đại trà cho mọi người. Ngược lại, nên sử dụng có chọn lọc theo nguyên tắc: thiếu chất gì bổ sung chất ấy, thiếu nhiều dùng nhiều, thiếu ít dùng ít và phải qua chế biến để loại trừ các chất độc hại. Muốn làm được như vậy phải có sự can thiệp của khoa học.

"Tục ăn đất là một hiện tượng phức tạp và nhạy cảm. Nó vừa là đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội, vừa là đối tượng của khoa học tự nhiên và có liên quan tới nhiều ngành. Vì vậy, để đánh giá đúng bản chất của nó phải có cái nhìn toàn diện và có sự tham gia của nhiều lĩnh vực khoa học", ông Tân kết luận.

Anh Thi

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

[ Câu thơ câu hát ngày xưa cất lên cho đến giờ tôi mới thấy và hiểu được vì sao lại như vậy!] 

Tục ăn đất được biết đến là một hiện tượng khá phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, ngoài vùng Lập Thạch, Vĩnh Phúc, thì nhiều nơi như Phú Thọ, Lào Cai, Yên bái, Điện Biên, Lai Châu cũng có hiện tượng này.

Thực ra với giới khoa học, hiện tượng này đã được biết tới từ lâu và không phải là hiếm ở nước ta cũng như trên thế giới. Theo số liệu điều tra tại Kenya thì trong 285 học sinh, có đến 73% các em nghiện đất, tỷ lệ đó ở phụ nữ mang thai là 56%. Tại Anh, khoảng 3.000 phụ nữ thú nhận đã ăn gạch và đất vì quá thèm khi thai nghén. Ở đấy người ta phải nhập khẩu đất từ Bengal, Ấn Độ, chế biến thành thỏi gọi là "Sikor" bán cho phụ nữ và trẻ em. Ở Đức cũng thấy bày bán loại "đất chữa bệnh" [ Healing soil] trong các cửa hàng. 

Theo ông Trần Văn Tân, cán bộ Viện nghiên cứu Địa chất và khoáng sản thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thói quen ăn đất cũng có ở các loài động vật. Ở Ruwanda có giống khỉ gorila rất thích ăn loại đất sét giống caolin. Còn hắc tinh tinh lại ưa món đặc sản đất ụ mối. Ở núi Elgun trên biên giới Kenya-Uganda có mỏ calcit-zeolit là khoáng vật được nhiều loài ưa thích, đặc biệt là voi châu Phi. Loài này thường đến đào đất bới để ăn, lâu ngày tạo thành hang ngầm dưới đất.

Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của tiến sĩ Lê Nhâm Tuyết, tục ăn đất có từ phong tục " Việc hôn nhân lấy gói đất làm đầu" thuở Hùng Vương dựng nước. Nó không chỉ mang ý nghĩa tượng trưng bởi đất vốn là nguồn sống của các cư dân nông nghiệp, mà còn bắt nguồn từ thực tiễn. Bà Tuyết cho biết từ xa xưa, đồng bào Kháng ở vùng Thuận Châu, Sơn La vẫn phơi đất trên gác bếp rồi lấy xuống ăn. Người Bana cũng có tục ăn đất là lớp bùn non đông lại trên mặt đất sau mưa. Riêng ở huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc, người ta không chỉ ăn đất sống mà còn hun, nướng các cục đá non. Thậm chí, có rất nhiều người nghiện món ăn này. Có nhiều gia đình còn sống bằng nghề bán đất cho người ta ăn. 

Từng nổi tiếng với câu chuyện “ cả làng ăn đất”, được xếp vào hàng “ chuyện lạ Việt Nam”, thị trấn Lập Thạch [ huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc] đã trở thành cái tên quen thuộc với giới nghiên cứu khoa học, địa chất, văn hóa. Đến nay, những khám phá về tục ăn đất, cùng với tác động của món ăn này đến cơ thể con người đến đâu, vẫn chưa có lời giải cuối cùng. 

Và, dù không còn phổ biến như trước, nhưng món đất vẫn không thể thiếu trong bữa ăn của một số gia đình tại đây.

Phóng Sự Việt Nam: Tục ăn đất ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc

[ Ăn đất béo bùi như bích quy!]

Tục ăn đất ở đây có từ rất lâu, không ai nhớ rõ. Chỉ biết rằng, qua lời kể của những người lớn tuổi nhất trong làng thì khi họ sinh ra đã thấy cha, ông của mình thường ngày vẫn hay cầm miếng đất ngói ăn ngấu nghiến. 

Trước tiên, người ta dùng dao đào đất chừng 15-20 m dưới mặt đất gọi là "giếng đất", hoặc chừng 4-5 m dưới mặt đất gọi là "hầm đất". Những tảng đất mới lấy to chừng 5-6 cm3, màu xám tro, có vệt nâu đỏ, mịn, mềm, không sạn, nặng mùi bùn. Sau đó, họ chặt thành từng miếng mỏng to bằng 2-3 đầu ngón tay và đem phơi khô. Đất sẽ bớt mùi bùn và chuyển sang màu xám trắng. Để miếng đất thêm thơm ngon, họ sẽ nướng các cục đất cùng với lá sim và lá chè cay cho đến khi chúng chuyển sang màu vàng sẫm và khét mùi thơm. Đến đây, những miếng đất hun được gọi là "ngói" và trở thành món ăn vặt ngon lành hay những món quà chợ để biếu nhau. 

Đất có thể ăn sống sau khi khai thác về nhưng để có mùi vị hấp dẫn phải chế biến khá tỉ mỉ, phải gọt, đẽo thật sạch và tách thành từng miếng nhỏ như kẹo lạc. 

Gia đình bà Khổng Thị Biện, ông Khổng Văn Loa ở thôn Thống Nhất, thị trấn Lập Thạch [ huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc] từ nhiều đời nay vẫn giữ tục ăn đất.

Khoảng 40-50 năm về trước, ở thôn nhiều hộ vẫn còn giữ tục lệ đào đất lên hun khói lá sim, mang ra chợ huyện bán lấy tiền. Mỗi người mua vài xu, vài hào được một nắm gói vào lá chuối mang về. Đất là món ăn quà vặt khi đi chợ, như ở nơi khác người ta ăn kẹo dồi, bánh khảo.

" Từ khi còn là con gái, tôi đã thấy các cụ dạy ăn loại đất ngói trên núi sau nhà có nhiều tác dụng, đặc biệt với phụ nữ khi mang thai. Vì thế, lần nào mang thai tôi cũng bảo ông Loa đi lấy về ăn. Tới nay, tôi có 8 người con, ngũ nam tam nữ và vài chục cháu, chắt. Ăn nhiều thành quen, sau thành nghiện. Bất cứ lúc nào rảnh rỗi hoặc thèm thèm là lấy ra ăn vài miếng", bà Biện kể. 

Loại đất dùng để ăn không phải đất bình thường trồng trọt cây cối ở vườn mà phải đào trên núi sau nhà. Trước đây, nhiều núi có đất “ngói” nhưng do bị khai thác bán nhiều đời nên ngày nay không còn nhiều. Muốn lấy được đất “ngói” phải đào hố sâu 5-7m mới thấy. Khi đào thấy đất phải dùng búa đục từng mảng một cho vào rổ đưa cho người trên bờ.

Thường thì người ta phải đào xuyên lòng đất tạo thành những giếng đất sâu hàng chục mét mới có thể thấy lớp đất trắng xanh mịn màng, đó là thứ đất dùng để ăn. Đất được đưa lên sẽ phải đem đi rửa, phơi khô và lọc hết cặn bẩn bám xung quanh. Miếng đất to sẽ được cắt thành thỏi vừa nhỏ như cái kẹo. 

Sau đó, để đất ngói thơm ngon hơn, người dùng phải hái thêm lá cây sim tươi đốt cháy rồi đưa đất lên hơ trước ngọn lửa, khói của lá sim quện vào đất mới có vị thơm ngon đặc trưng. 

Và đôi khi họ nghiện ăn đất còn bởi chính thứ mùi đặc trưng của những thứ lá thân thương, gần gũi lá sim, mua, lá ổi ăn sâu vào tiềm thức.

“Ngói” có thể ăn sống sau khi khai thác về nhưng để có mùi vị hấp dẫn phải chế biến khá tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Trước tiên, đất được khai thác về còn nhiều tạp đất, sạn cần phải gọt, đẽo thật sạch và tách thành từng miếng nhỏ như kẹo lạc. “Ngói” có hai màu có thể dùng để ăn là màu trắng sữa như màu bánh khảo và màu xanh như chè lam.

Bà Biện cho biết, không chỉ người thôn Thống Nhất biết ăn món "đất hun khói" lá sim mà nhiều người ở các huyện, tỉnh lân cận cũng mua về ăn. " Vào mỗi phiên chợ huyện, tôi thường gồng gánh ngói ra ngoài cổng chợ bán. Món này đặc biệt hút khách là phụ nữ mang thai". 

Những mẩu "ngói" trước khi hun phải được phơi nắng thật khô, ráo nước. Theo kinh nghiệm, người khỏe răng có thể ăn được "ngói" màu xanh lam, người già chỉ ăn "ngói" màu trắng sữa. "Ngói" xanh ăn sẽ ngậy hơn nhưng cứng. 

Hun đất ngói bằng lá sim hoặc lá ổi 


Để có được miếng "ngói" vừa ý, khi hun cũng phải chú ý không để lửa cháy to mà chỉ để cho khói bay lên. Một tay cầm rổ, tay kia phải điều chỉnh lá sim tạo nhiều khói cho tới khi những miếng "ngói" ngả màu, dậy mùi.


Cận cảnh miếng "ngói" hay còn gọi đất hun khói sau khi được chế biến. Đất hơi ngả sang vàng vì ám khỏi và có mùi thơm của lá sim. Ăn vào sẽ có cảm giác như ăn miếng lương khô nhưng không bị khát nước.

Trước kia, khách tới nhà không có bánh kẹo như bây giờ mà chỉ mời nhau những miếng đất béo, ngậy như vậy. Các con dâu, cháu dâu mang thai khi ăn thử đều thích, nghiền món này. Cháu dâu nhỏ nhất của bà là Nguyễn Thị Khuyên quê ở Hòa Bình về làm dâu. Mới đầu khi nói ăn đất, chị nhất định không ăn nhưng chứng kiến tận mắt từ khâu chế biến đến việc cả nhà ngồi cắn sần sật từng miếng, chị mới ăn theo. Sau đó, khi có bầu thì Khuyên bắt đầu nghiện, thường xuyên bảo cháu xuống đào lên ăn. 

Nguyên nhân tục ăn đất cổ xưa của người Việt 


Đói kém 

Có thể họ ăn do cơ thể chiếu vi chất sinh dưỡng; để tạo cảm giác no trong thời kỳ đói kém; dùng như một loại thuốc [đất có lẽ là loại thuốc cổ xưa nhất trên thế giới cho đến nay]; và ăn để giải toả một số căng thẳng thần kinh, về tâm sinh lý... 

Thói quen hình thành từ phong tục cộng đồng 

Vợ chồng cụ Khổng Văn Loa và cụ Khổng Thị Biện vẫn rất minh mẫn mỗi khi nghe hỏi về món “đặc sản” đất ngói, hai cụ đều nói vanh vách.
Cụ Loa cho biết, lúc cụ sinh ra tại khu vực Sông Lô [ nay thuộc huyện Sông Lô] đã thấy cha, ông của mình hay cầm cục đất đưa lên miệng nhai như nhai kẹo. Kể từ đó, cụ bắt chước và biết ăn đất cho đến nay đã vài chục năm. Đến khi loại đất ăn được này tại Sông Lô dần cạn kiệt, một số người đã tìm về khu phố Thống Nhất - nơi có loại đất ngói tìm ăn và sau đó sinh sống luôn tại đây cho đến bây giờ.

Tín ngưỡng tâm linh 

Theo một số nhà nghiên cứu, dựa vào những ghi chép sơ lược trong sách Lĩnh Nam Chích Quái, khi nói về tục cưới xin thời hùng Vương " Việc hôn nhân lấy gói đất làm đầu" đã cho rằng đây là một nghi lễ thể hiện nếp văn hóa tín ngưỡng xuất phát từ việc ăn đất.  

Ăn đất ngói có tốt cho sức khỏe? 

Những vị cao niên trong làng chia sẻ, người dân nơi đây “ghiền” ăn đất phần vì thói quen, phần vì suy nghĩ ăn loại đất này tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, đất ngói một thời từng được coi là “thỏi nam châm” gắn kết người dân trong làng vì mỗi khi đến nhà chơi, hay bắt đầu một câu chuyện, người dân nơi đây đều mời nhau ăn miếng đất ngói.

Thậm chí, khoảng mấy chục năm trước, đất ăn được bày bán tràn lan ở chợ, chợ nào cũng có gian hàng bán đất, như bán rau, bán thịt chỉ để phục vụ những người ghiền ăn loại đất này nên Lập Thạch từng là đầu mối cung cấp đất ăn cho nhiều địa phương trong, ngoài Vĩnh Phúc như: Tam Dương, Vĩnh Tường; Lâm Thao, Phù Ninh [ Phú Thọ], xa hơn là ở tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang. 

Còn việc nghiên cứu vì sao loại đất này ăn được, đất có chất gì, độc hại ra sao thì đến nay các cụ vẫn chưa được biết cụ thể.
Theo các số liệu phân tích mẫu đất còn nghèo nàn và chưa đi sâu về đặc điểm địa hoá, địa sinh thái, dịch tễ học, độc học... Ngoài ra, cùng một nguyên tố, có khi là chất dinh dưỡng, có khi lại là chất độc hại, tuỳ thuộc vào cách sử dụng và hàm lượng hấp thụ. Chẳng hạn như fluor trong thuốc đánh răng giúp răng chắc khoẻ, nhưng quá nhiều fluor sẽ làm răng mềm nhũn và vỡ vụn.

Hơn nữa, khi đánh giá tác dụng của việc ăn đất, các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng đất ăn đồng thời có thể đưa vào cơ thể những chất độc hại như As, Hg, Pb, Cd... và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm, nhất là khi môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi rác thải, phân bón hoá học, thuốc trừ sâu... Đó là chưa kể việc ăn đất thường xuyên còn nhanh chóng làm mòn răng. 

Vì vậy, theo ý kiến của nhóm nghiên cứu địa chất, không nên khuyến khích việc sử dụng trực tiếp đất tự nhiên và cũng không nên dùng đại trà cho mọi người. Ngược lại, nên sử dụng có chọn lọc theo nguyên tắc: thiếu chất gì bổ sung chất ấy, thiếu nhiều dùng nhiều, thiếu ít dùng ít và phải qua chế biến để loại trừ các chất độc hại. Muốn làm được như vậy phải có sự can thiệp của khoa học.

Tục ăn đất là một hiện tượng phức tạp và nhạy cảm. Nó vừa là đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội, vừa là đối tượng của khoa học tự nhiên và có liên quan tới nhiều ngành. Vì vậy, để đánh giá đúng bản chất của nó phải có cái nhìn toàn diện và có sự tham gia của nhiều lĩnh vực khoa học.

Tuy nhiên, dù xét ở góc độ nào thì tục ăn đất cũng mang trong mình những giá trị văn hóa nhất định.

Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề