Có nên đo huyết áp thường xuyên không vì sao

Cao huyết áp vẫn được coi là tên sát nhân thầm lặng, vì có khả năng giết người mà không báo trước.

Người bị cao huyết áp cần được điều trị lâu dài. Bệnh nhân cần tham dự và hợp tác với bác sĩ trong việc điều trị này. Một trong những hình thức hợp tác rất quan trọng là sự tự đo huyết áp.

Sau đây là mục đích của tự đo huyết áp :

- Biết huyết áp của mình cao thấp là bao nhiêu, để thay đổi nếp sống, giữ gìn ăn uống và coi xem thuốc hạ huyết áp có công hiệu hay không;

- Cho bác sĩ hay kết quả đo huyết áp để bác sĩ điều chỉnh dược phẩm, duy trì huyết áp ở mức độ chấp nhận được;

- Để phòng tránh các hậu quả trầm trọng khi huyết áp đột nhiên lên cao, như tai biến não, heart attack, suy thận, khiếm thị do tổn thương võng mạc…

Do đó, bệnh nhân bị cao huyết áp cần phải thường xuyên đo huyết áp ở nhà một cách đều đặn. Việc này tưởng như giản dị, nhưng cũng có nhiều điều cần lưu ý, để kết quả được chính xác.

Xin nhắc lại là huyết áp thay đổi tùy theo sự hoạt động của cơ thể và tùy theo thời gian trong ngày.

Huyết áp thấp nhất vào ban đêm trong khi ta ngủ, cho tới khi ta thức dậy vào buổi sáng. Ngay sau khi ta đứng dậy rời khỏi giường và bắt đầu sinh hoạt thì huyết áp bắt đầu nhích lên tới cao độ vào buổi trưa. Tới nửa chiều thì huyết áp xuống dần cho tới tối.

Nếu vào buổi sáng mà huyết áp lên cao và tiếp tục cao suốt ngày thì có thể là ta bị cao huyết áp. Nên đo và ghi số kết quả trong vài ngày và cho bác sĩ hay để xác định bệnh.

Một số thắc mắc thường được nêu ra là khi nào đo huyết áp? Đo bao nhiêu lần trong ngày? Tại sao khi đi bác sĩ thì huyết áp cao hơn là khi đo ở nhà? Tại sao kết quả đo không giống nhau sau khi đo hai ba lần? Máy đo huyết áp nào tốt?

1- Bao giờ thì đo và đo mấy lần trong ngày?

Tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, bác sĩ gia đình sẽ cho ta hay là phải đo bao nhiêu lần trong ngày.

Thường thường có thể đo vào buổi sáng trước khi uống thuốc hạ huyết áp hoặc ăn điểm tâm.

Không dưới 1 giờ sau khi vận động cơ thể, hút thuốc lá hoặc uống cà phê.

Nên nhớ là cần ngồi nghỉ thoải mái khoảng 10 phút để cơ thể thích nghi với nhiệt độ trong phòng.

Không đặt máy đo ở cánh tay bị thương hoặc đang được truyền dịch tĩnh mạch.

Phụ nữ đã cắt bỏ một bên nhũ hoa bị bệnh, nên đo ở cánh tay phía bên kia;

Không đo huyết áp ngay sau khi vận động cơ thể hoặc đang trong tình trạng căng thẳng tinh thần.

Ta có thể đo hai lần một ngày trong hai tuần rồi một lần mỗi ngày trước khi uống thuốc. Khi máu đã tương đối bình thường thì chỉ cần đo vài lần trong tuần.

2- Làm gì trước khi đo?

- Đi tiểu dốc hết bầu tâm sự trước khi đo;

- Ngồi nghỉ khoảng dăm ba phút, không nói chuyện trước khi đo;

- Ngồi thoải mái trên một cái ghế có dựa lưng và dựa tay, hai chân thoải mái để xuống sàn nhà, không bắt chéo cẳng chân;

- Vén tay áo, đặt cánh tay lên mặt bàn, ngang tầm trái tim, bàn tay ngửa;

- Nhẹ nhàng quấn vòng bít [băng huyết áp] xung quanh phần trên của cánh tay trần. Quấn vừa chặt để ta vẫn luồn được ngón tay vào giữa vòng và da;

- Nhớ đặt phần dưới của vòng khoảng ½ cm trên nếp gấp của khủyu tay;

3- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới huyết áp?

Huyết áp có thể tạm thời thay đổi trong những hoàn cảnh sau đây:

- Khi ta ở trong tâm trạng lo âu căng thẳng thì huyết áp tăng lên đáng kể và sẽ trở lại bình thường sau khi ta thoải mái thư giãn. Vì thế khi đi khám bệnh huyết áp thường hơi cao hơn khi đo ở nhà vì nhiều người lúc đó cũng hơi hồi hộp. Và cũng vì thế, nên nghỉ vài phút trước khi đo.

- Nghiên cứu cho hay trong khi đo mà ta nói chuyện với người khác hoặc với nhân viên y tế, huyết áp cũng lên cao. Vì thế nên giữ im lặng trong khi đo.

- Nhiệt độ xung quanh như phòng quá lạnh, mạch máu co lại cũng khiến cho huyết áp tạm thời nhích cao.

- Băng huyết áp quá nhỏ so với cánh tay có thể tăng huyết áp tới cả chục mmHg mà băng quá lớn lại cho số đo thấp hơn thường lệ.

- Khi đo, nên để cánh tay trực tiếp với băng huyết áp, vì nếu mặc áo, huyết áp có thể cao hơn thường lệ. Nhớ cất bỏ trang sức vướng víu cánh tay, cổ tay.

- Đo huyết áp khi không ngồi nghỉ mấy phút có thể khiến cho huyết áp tâm thu tạm cao tới 10-20mmHg.

- Vị thế ngồi khi đo cũng quan trọng. Khi đo, nên ngồi hết sức thoải mái trên ghế, dựa lưng vào thành ghế, để cánh tay trên chỗ dựa tay ngang tầm trái tim, hai bàn chân chạm mặt đất, chân để thẳng không bắt chéo. Chéo chân có thể làm huyết tăng vài ba độ; cánh tay thấp hơn tim tăng huyết áp tới 2 độ mà thấp hơn cũng giảm vài ba độ.

- Hút thuốc lá trước khi đo huyết áp sẽ cao hơn, vì chất nicotine trong thuốc lá làm mạch máu co lại và sức ép của máu lên động mạch tăng. Vậy thì đừng hút thuốc lá trước khi đo.

- Rượu và cà phê cũng làm tăng huyết áp, vậy ta nên tránh trước khi đo huyết áp.

- Ăn quá no huyết áp cũng hơi nhích cao, vì thể chỉ đo trước bữa ăn hoặc sau đó vài giờ.

- Và nhớ trút hết bầu tâm sự trước khi đo, vì bàng quang đầy nước tiểu cũng khiến cho huyết áp tâm thu tăng tới 10-15mmHg.

- Nhưng đừng đo huyết áp sau khi đại tiện, huyết áp sẽ cao vì đại tiện cũng là một hoạt động.

- Một vài loại dược phẩm như thuốc chống cảm dị ứng, thuốc steroid, chữa viêm khớp, hen suyễn cũng khiến huyết áp lên cao.

Tóm lại, tự đo huyết áp cũng không lấy gì là khó, chỉ cần để ý tới các điều kể trên là có kết quả chính xác rồi.

Tuy nhiên, cũng xin đừng quên hẹn tái khám với bác sĩ theo đúng ngày hẹn để được theo dõi bởi nhà chuyên môn và cũng để tìm hiểu coi có biến chứng hay không.

Nguồn: Tổng hội Y học Việt Nam

Đo huyết áp tại nhà được khuyên nên thực hiện mỗi ngày từ 1 đến 2 lần để kiểm tra sức khỏe huyết áp liên tục. Nhưng có khá nhiều thắc mắc cho rằng, việc đo huyết áp nhiều lần có hại không? Hãy cùng NESFACO giải đáp thắc mắc trên để yên tâm hơn khi sử dụng.

Đo huyết áp nhiều lần có hại không?

Người bệnh huyết áp cần thường xuyên đo huyết áp tại nhà

Bạn thường được khuyên nên tiến hành đo huyết áp ở cả hai tay trong lần đo đầu tiên sau đó dựa vào tay cho kết quả cao hơn để làm căn cứ đo huyết áp những lần kế tiếp. Tuy nhiên, trên thực tế, việc đo huyết áp nên thực hiện nhiều lần để có chỉ số đúng đắn, bởi huyết áp thường xuyên thay đổi sau một khoảng thời gian ngắn. Hơn nữa, máy đo huyết áp hay các sản phẩm đo huyết áp được xác định là một trong những thiết bị y tế hoàn toàn không gây ra nguy hiểm nào cho sức khỏe người sử dụng.

Nói cách khác, việc đo huyết áp nhiều lần không những không có hại trái lại có tác dụng rất tốt trong việc theo dõi sức khỏe. Đặc biệt, khi thực hiện đo nhiều lần tại nhiều vị trí đo khác nhau, còn giúp bệnh nhân phát hiện được chứng hẹp eo động mạch chủ, huyết áp chi trên và chi dưới chênh lệch,..nếu có từ đó giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị tốt hơn.

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT

Huyết áp thay đổi như thế nào trong ngày?

Chỉ số huyết áp liên tục thay đổi tùy thuộc nhiều nguyên nhân

Huyết áp là chỉ số áp lực máu lên thành động mạch và song song đó giữ vai trò phản ánh trạng thái cân bằng động học của cơ thể. Nói một cách khác, huyết áp không phải là một hằng số mà sẽ liên tục thay đổi, tuy nhiên, sự thay đổi giá trị huyết áp ở người bình thường luôn nằm trong một giới hạn cho phép. Huyết áp cao hay thấp tùy thuộc vào trạng thái sức khỏe, cảm xúc hoặc tác động từ thói quen ăn uống, vận động hàng ngày. Lấy ví dụ, khi cơ thể nóng sốt, chỉ số huyết áp sẽ tăng hơn bình thường.

Theo đó, chỉ số huyết áp thường cao hơn vào buổi sáng và thấp hơn vào chiều tối, lúc nửa đêm khi ngủ sâu là thời điểm huyết áp thấp nhất. Thông thường, cơ thể có cơ chế tự điều hòa huyết áp để duy trì tình trạng ổn định nhất, tránh nguy cơ huyết áp giảm quá sâu hoặc tăng quá cao. Nhưng khi chức năng này không hoạt động tốt, đó cũng là khi chúng ta mắc phải chứng cao huyết áp hoặc tụt huyết áp.

Nên đo huyết áp thời gian nào?

Đo huyết áp nhiều lần có hại không?

Đo huyết áp nhiều lần có hại không? Đo huyết áp nhiều lần không có hại nhưng cần đo đúng thời điểm để có được kết quả chính xác. Đúng vậy, để nắm bắt được tiến triển của quá trình điều trị bệnh, huyết áp nên được tính toán bằng cách ghi chép số liệu đo được mỗi ngày để làm căn cứ.

Tốt hơn hết là nên chọn một mốc thời gian cố định trong ngày để tiến hành đo huyết áp. Thời điểm thích hợp nên chọn là vào sáng sớm trước khi rời khỏi giường, đây là lúc cơ thể thư giãn tối đa và cho kết quả đúng. Cần đo 2 lần kết quả, mỗi lần cách nhau 5 phút và lấy con số trung bình để làm chỉ số đo được. Ngoài ra, nên lấy thêm số liệu đo tại nhiều khung giờ cố định khác trong ngày để làm số liệu so sánh, nhận biết sự thay đổi.

Lưu ý khi đo huyết áp

Tránh dùng chất kích thích trước khi đo huyết áp

Trong nhiều trường hợp, phương pháp điều trị và loại thuốc được sử dụng sẽ dựa vào kết quả đo huyết áp mà xác định. Nếu kết quả đúng, hiệu quả điều trị sẽ cao hơn và ngược lại, do đó, nên chú ý những điểm sau khi đo huyết áp:

  • Chỉ nên đo huyết áp khi cơ thể trong trạng thái thoải mái, được nghỉ ngơi, thư giãn ít nhất 15 phút
  • Trong tình trạng đang quá đói hoặc quá no không nên đo huyết áp
  • Trước lúc đo huyết áp tránh hút thuốc, sử dụng chất kích thích như uống trà, cà phê, nước tăng lực
  • Trang phục mặc cần thoải mái, tránh bó sát, siết chặt vì có thể ảnh hưởng đến kết quả
  • Tư thế đo huyết áp càng chuẩn sẽ có kết quả càng đúng, trong đó, tư thế được khuyên thực hiện là trạng thái ngồi thẳng lưng, và đo ngay vị trí bắp tay.
  • Nên đo từ hai lần để lấy kết quả, mỗi lần cách nhau 5 phút, và nếu có thời gian nên đo nhiều vị trí để kiểm tra xem có dấu hiệu chênh lệch bết thường hay không.

Ngoài kiên trì theo dõi huyết áp, người bệnh nên đồng thời thay đổi chế độ ăn uống khoa học, tăng cường luyện tập những động tác thể thao vừa sức và bổ sung thêm thảo dược thiên nhiên APHARIN để cải thiện bệnh nhanh chóng bệnh trạng.

Kết luận

Nói như vậy, đo huyết áp nhiều lần có hại không? Đo huyết áp nhiều lần không gây hại trái lại còn làm tăng tính chính xác. Tuy nhiên, nên đo huyết áp đúng tư thế, đúng thời điểm, đồng thời tránh dùng chất kích thích trước khi đo để để không bị ảnh hưởng đến kết quả. Hy vọng những thông tin NESFACO vừa chia sẻ mang đến cho bạn thông tin bổ ích.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa nhà GIC, Lầu 1, 228B Bạch Đằng, P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:093 878 6025 – 1900 633 004
  • Website:Nesfaco.com
  • Email:

Video liên quan

Chủ Đề