Cây bồ bồ mọc ở đâu

Bồ công anh là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, hoa và lá bồ công anh chứa nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, vitamin A, C... nên được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.

Cây bồ công anh còn được gọi là diếp hoang, rau bồ cóc, mũi mác hay rau lưỡi cày, có tên khoa học là Lactuca indica - thuộc họ cúc Asteraceae. Loại cây này có những đặc điểm như sau:

  • Thân cây nhỏ, cao khoảng 1 – 3m mọc thẳng, nhẵn và không có cành hoặc rất ít cành;
  • Lá cây có nhiều hình dạng khác nhau, thân và lá cây chứa nhựa màu trắng như sữa, vị đắng;
  • Hoa cây có màu vàng hoặc màu tím, trong đó hoa tím được gọi là tử hoa địa đinh còn hoa vàng được gọi là hoàng hoa địa đinh, cả hai loại hoa đều được sử dụng làm thuốc trong Y Học Cổ Truyền;
  • Đây là loại cây có thể trồng bằng hạt, thời điểm thích hợp để trồng là vào tháng 3 – 4 hoặc tháng 9 – 10, cây trồng sau 4 tháng là có thể thu hoạch. Thông thường lá cây sau khi thu hái có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô và cất dùng dần mà không cần qua chế biến đặc biệt nào.

Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học được thực hiện nhằm mục đích trả lời câu hỏi “Cây bồ công anh chữa bệnh gì?”. Kết quả cho thấy bồ công anh là dược liệu có vị đắng, tính mát, quy vào các kinh can, thận, tâm và có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và hóa thấp. Một số tác dụng trong điều trị bệnh của bồ công anh như sau:

  • Điều trị các bệnh về da: Các bệnh lý ngoài da do nhiễm nấm, nhiễm khuẩn có thể được điều trị bằng dược liệu bồ công anh. Thân và lá bồ công anh chứa nhựa màu trắng như sữa và có vị đắng, có tính kiềm cao và công dụng sát khuẩn, diệt côn trùng, nấm... nên rất hữu hiệu trong điều trị các bệnh ngoài da như ghẻ, eczema, ngứa do nấm...
  • Tốt cho người bệnh tiểu đường: Bồ công anh có công dụng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, giúp loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể, loại bỏ đường bị tích tụ trong thận mà hầu hết các người bệnh đái tháo đường đều mắc;
  • Phòng chống ung thư: Theo Y Học Cổ Truyền, một trong những tác dụng quan trọng của bồ công anh đối với sức khỏe là phòng chống nguy cơ hình thành và phát triển các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú... Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gốc và rễ bồ công anh có tác dụng kháng hóa trị liệu để không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh;

Cây bồ công anh chữa bệnh gì là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về vị thuốc này

  • Tốt cho xương: Bồ công anh chứa hàm lượng lớn canxi nên rất cần cho sự tăng trưởng, phát triển và vững chắc của xương. Dược liệu này cũng chứa nhiều các chất chống oxy hóa như luteolin, vitamin C có công dụng bảo vệ xương khỏi các gốc tự do gây hại đối với xương [làm giảm mật độ xương, đẩy nhanh quá trình lão hóa xương];
  • Cải thiện chức năng gan: Bồ công anh giúp kích thích gan một cách tự nhiên, từ đó giúp cải thiện chức năng gan và thúc đẩy tiêu hóa. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong bồ công anh giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, tái lập hydrat và cân bằng điện giải. Tuy nhiên, bồ công anh rất khó ăn, nên khi dùng tươi bạn có thể kết hợp với một loại rau xanh khác để chế biến món ăn [sinh tố, salat...]. Bằng cách này sẽ giúp bạn giảm được mùi hương nồng của dược liệu và thu được lợi ích sức khỏe của bồ công anh;
  • Cải thiện hệ tiêu hóa: Bồ công anh có công dụng kích thích sự thèm ăn nên giúp cải thiện tốt hệ tiêu hóa. Các hoạt chất inulin và chất nhầy trong bồ công anh có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa, chất oxy hóa giúp loại bỏ các chất độc từ thực phẩm và kích thích sự tăng trưởng các vi khuẩn ruột có lợi, ức chế và ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn ruột có hại;
  • Tăng cường sức khỏe của đường tiết niệu: Do có tác dụng lợi tiểu nên bồ công anh giúp tăng cường sức khỏe của đường tiết niệu, kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn có lợi trong hệ tiết niệu và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại nhờ đặc tính tẩy bỏ của loại dược liệu này.

Dược liệu bồ công anh thường được sử dụng trong điều trị dưới dạng thuốc sắc với liều dùng mỗi ngày từ 20 – 40g lá tươi hoặc từ 10 – 15g lá khô, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các dược liệu khác [chè dây, lá khôi, khổ sâm...]. Bên cạnh những lợi ích đối với sức khỏe, dược liệu này có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, sỏi mật, viêm túi mật, viêm da tiếp xúc...

Với những tác dụng dược lý đã trình bày ở trên thì cây bồ công anh trị bệnh gì và được sử dụng như thế nào? Theo đó, dược liệu bồ công anh được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh như sau:

  • Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư: Chế biến bài thuốc bằng cách sử dụng 20g rễ bồ công anh, 20g lá bồ công anh và 40g xạ đen. Hỗn hợp thu được đem sắc với 1 lít nước uống hàng ngày;
  • Bài thuốc trị tắc tia sữa, sưng vú: Cây bồ công anh chữa tắc tia sữa, sưng vú qua các bài thuốc sau: Sử dụng 20g lá bồ công anh đem đun với nước uống hàng ngày, hoặc có thể sử dụng 30 – 40g lá bồ công anh tươi rửa sạch và thêm ít muối, giã nát lấy nước uống, còn bã đem đắp lên vị trí vú bị sưng đau. Thông thường chỉ cần dùng bài thuốc 2 – 3 lần là đã đem lại hiệu quả tốt;
  • Bài thuốc trị ăn uống kém tiêu và hay bị mụn nhọt: Sử dụng 10 – 15g lá bồ công anh khô, 600ml nước [tương đương với 3 bát con]. Đem sắc dung dịch đến thể tích còn 200ml [1bát] rồi uống. Sử dụng bài thuốc liên tục trong 3 – 5 ngày hoặc có thể kéo dài hơn;
  • Bài thuốc điều trị đau dạ dày: Bài thuốc được chế biến bằng cách sử dụng 20g lá bồ công anh khô, 15g khôi tía khô và 10g khổ sâm khô. Hỗn hợp thu được đem đun với khoảng 1 lít nước đến khi dung dịch cạn còn khoảng 400ml nước thì ngưng và đem chắt nước uống trong ngày. Sử dụng bài thuốc liên tục trong 10 ngày, sau đó nghỉ 3 ngày và lặp lại chu kỳ như trên cho đến khi khỏi bệnh;
  • Bài thuốc trị mụn nhọt, rắn độc cắn: Vị trí mụn nhọt hoặc rắn độc cắn sau khi hút hết độc tố tiến hành lấy lá bồ công anh tươi giã nát, thêm một ít muối đắp lên vùng da bị mụn hoặc bị rắn cắn, dùng gạc băng vết thương lại. Sử dụng bài thuốc mỗi ngày một lần, liên tục trong 1 tuần;
  • Bài thuốc trị viêm túi mật, polyp túi mật: Sử dụng 30g lá bồ công anh phơi khô pha với nước nóng dùng uống như trà mỗi ngày;
  • Hỗ trợ ở người bệnh đái tháo đường: Sử dụng 35g lá bồ công anh phơi khô hãm nước uống hàng ngày.

Trong đông y cây bồ công anh được dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc

Khi sử dụng bồ công anh trong điều trị bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Dược liệu bồ công anh ở dạng khô cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh độ ẩm, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp;
  • Trong thời gian sử dụng dược liệu trong điều trị bệnh, bạn cần theo dõi các phản ứng của cơ thể như viêm da tiếp xúc, mẫn cảm... Trường hợp các triệu chứng này xuất hiện, bạn cần ngưng sử dụng và đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác;
  • Không sử dụng bồ công anh điều trị bệnh ở các đối tượng như sau: Trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người mẫn cảm với các thành phần của dược liệu, người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích, tắng nghẽn ống mật hoặc tắc ruột.

Như vậy bồ công anh là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe và được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên cũng tương tự như những loại thuốc khác, bồ công anh có thể gây ra những tác dụng phụ đối với sức khỏe. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông được thành lập dựa trên những tinh hoa và sự kế thừa của hai nền Y Học Cổ Truyền và hiện đại trong khám và điều trị, với mục đích đem đến những lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Y Học Cổ Truyền giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao trong thăm khám và điều trị sẽ mang đến cho khách hàng các phương pháp trị liệu hiệu quả, an toàn và hợp lý nhất.

Đây là cầu nối giữa Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại. Với các biện pháp dùng thuốc có nguồn gốc tự nhiên, cổ truyền, cùng với các trị liệu không dùng thuốc như dưỡng sinh, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt. Trung tâm cũng là địa chỉ thích hợp cho những khách hàng nâng cao sức khỏe, dự phòng và điều trị các bệnh lý mạn tính thời đại.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Skip to content

Thân hình trụ tròn [đôi khi có thiết diện hơi vuông], màu nâu nhạt, có lông [dài và thưa hơn so với nhân trần]. Lá mọc đối, nhăn nheo, hình trứng thuôn, đầu lá nhọn, gốc lá tròn. Mặt trên lá màu nâu thẫm, có nhiều lông, mặt dưới lá màu lục ít lông hơn. Mép lá khía răng cưa nhọn. Gân lá hình lông chim. Lá dài khoảng 3,5 cm, rộng 1,5 – 2 cm. Cụm hoa tận cùng dày đặc hình cầu hay hình trụ tròn. Hoa hình môi, môi trên nguyên, môi dưới chia làm 3 thùy tròn. Cánh hoa thường rụng, chỉ còn lá bắc và đài. Quả mọng, nhiều hạt [ít gặp]. Dược liệu mùi thơm hắc, vị đắng, hơi cay.

Vi phẫu

Lá: Biểu bì trên và dưới gồm một hàng tế bào xếp đều đặn, mang lông che chở đa bào một dãy và lỗ khí, riêng biểu bì dưới mang lông tiết. Mô dày góc nằm sát biểu bì trên và dưới ở phần gân giữa. Mô mềm gồm tế bào gần tròn, màng mỏng. Bó libe-gỗ hình cung nằm giữa gân lá, gồm: Cung libe ở phía dưới, cung gỗ ở phía trên. Đôi khi có tế bào mô cứng hình thoi. Cấu tạo của phiến lá không đối xứng.

Thân: Biểu bì gồm một hàng tế bào xếp đều đặn, mang lông che chở đa bào, lông tiết. Mô mềm vỏ tế bào có màng mỏng. Nội bì rõ. Libe mỏng, trong đó rải rác có đám sợi mô cứng. Tầng phát sinh libe-gỗ rõ. Mạch gỗ xếp thành dãy xuyên tâm. Mô mềm ruột gồm tế bào to, màng mỏng.

Bột

Mảnh biểu bì lá gồm các tế bào màng mỏng, ngoằn ngoèo mang lông che chở và lỗ khí, riêng biểu bì dưới có mang lông tiết. Lông che chở có 3 – 8 tế bào nguyên vẹn hoặc bị gãy, đầu lông nhọn, gốc phình to, tế bào giữa đôi khi thắt lại. Lông tiết hình cầu, đầu có 8 tế bào, chân ngắn có 1 tế bào. Mảnh biểu bì thân gồm các tế bào hình chữ nhật màng mỏng, mang lông che chở, lông tiết. Mảnh đài hoa, tế bào màng mỏng, mang lông che chở và lông tiết. Bó sợi dài, màng hơi dày. Mảnh mạch xoắn. Tế bào mô cứng hình thoi [ít thấy].

Định tính

A. Xác định thành phần tinh dầu bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng [Phụ lục 5.4].

Bản mỏng: Silica gel G

Dung môi khai triển: Hỗn hợp dung môi gồm Ether dầu hoả – toluen – ethyl acetat [100 : 15 : 5]

Dung dịch thử: Cất kéo hơi nước 5 g dược liệu đã được cắt nhỏ với 50 ml nước trong bộ cất tinh dầu khoảng 2 giờ, rồi hứng lấy 10 ml dịch chiết. Để nguội, lắc với 2 ml toluen [TT], gạn lấy phần dịch chiết toluen.

Dung dịch đối chiếu: Dung dịch cineol 0,2% [tt/tt] trong cloroform.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 ml mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, phun dung dịch vanilin 1% trong ethanol, cứ 1 ml thuốc thử thêm 1 giọt acid sulfuric [TT] [pha trước khi dùng], sấy bản mỏng ở 105 oC trong 5 phút. Trên sắc ký đồ, dung dịch thử phải có 6 vết có màu xanh tím, xanh, hồng, vàng, tím, hồng nhạt, trong đó có một vết có màu sắc và có giá trị R­r tương ứng với vết của cineol trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

B. Xác định flavonoid bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng [Phụ lục 5.4]

Bản mỏng: Silicagel G

Dung môi khai triển: Toluen – ethyl acetat – acid formic [80 : 20 : 10]

Dung dịch thử: Đun trong cách thùy 1 g dược liệu đã cắt nhỏ với 5 ml ethyl acetat [TT] trong 2 phút, gạn lấy dịch chiết, cô cách thủy còn 1 ml.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g Bồ bồ [mẫu chuẩn], chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 ml mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký đến khoảng 10 cm, phun hỗn hợp dung dịch acid boric 10% và dung dịch acid oxalic 10% [2 : 1]. Sấy bản mỏng ở 105 oC, trên sắc ký đồ các vết của dung dịch thử có cùng màu sắc và giá trị R­r với các vết của dung dịch đối chiếu. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại, trên sắc ký đồ của dung dịch thử cho ba vết phát quang màu lục sáng như các vết của dung dịch đối chiếu.

Bài thuốc nam của cây bồ bồ

  1. Chữa viêm gan mạn tính: Bồ đồ 20g, Chi tử 12g, Uất kim 8g, Nghệ 8g, Ngưu tất 8g, Đinh lăng 12g, Hoài sơn 12g, Ý dĩ 16g, Bạch biển đậu 12g, Rễ cỏ tranh 12g, Xa tiền tử 12g, Ngũ gia bì 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
  2. Chữa xơ gan cổ chướng hay kèm theo chứng chảy máu: Bồ bồ 20g, Chi tử 8g, Rễ cỏ tranh 12g, Hậu phác 6g, Trần bì 6g, Bán hạ chế 6g, Sa sâm 12g, Sinh địa 12g, Thạch hộc 12g, Xa tiền thảo 12g, Trạch tả 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
  3. Chữa chứng phụ nữ có kinh không đều lúc trồi lúc sụt, người hay mệt mỏi, dễ cáu gắt, lượng kinh lúc đen bầm có hòn cục, lúc thì loãng và nhạt: Bồ bồ 16g, Ích mẫu 20g, Ngải cứu 16g, Hương phụ 16g. Tất cả sao vàng hạ thổ. Sắc uống mỗi ngày một thang.
  4. Chữa chứng phụ nữ có kinh không đều, người hay mệt mỏi, dễ cáu gắt, lượng kinh lúc ít lúc nhiều, khi có kinh hay đau bụng dưới và đau tức lưng: bồ bồ 16g, Hoàng liên 12g, Ích mẫu 20g, Hương phụ 16g, Ngải cứu 20g, Rau sam 16g. Tất cả sao vàng hạ thổ. Sắc uống mỗi ngày một thang.

ihph.org.vn là Blog sưu tầm kiến về y học và sức khỏe với mục đích để chia sẻ và học hỏi.

Video liên quan

Chủ Đề