Làm sao để vừa đi học vừa đi làm

Cuộc sống của một sinh viên vừa học vừa đi làm thật sự không dễ dàng. Họ cần có khả năng cân bằng giữa việc hoàn thành trách nhiệm công việc ở nơi làm việc và lượng kiến thức tiếp thu với vai trò một sinh viên. Hơn nữa, những người này thường có xu hướng là những ngữa trẻ không có nguồn tài chính đủ để tập trung vào việc học tập, dẫn đến họ phải tìm kiếm những công việc bán thời gian hoặc công việc thời vụ phù hợp với lịch học mà vẫn có thể mang lại đủ nguồn tài chính để giúp họ chi trả cho những chi phí thường ngày.

Bên cạnh đó, vẫn có những điểm tích cực khi vừa học vừa làm. Nhiều người – những người có thể vừa hoàn thành việc học vừa làm việc part-time hoặc thậm chí full-time, cho biết rằng họ đã học được cách có trách nhiệm và kế hoạch tài chính hơn, cũng như trân trọng sự cố gắng hơn.

Để giúp họ có thể quản lý thời gian hiệu quả hơn, dưới đây là 5 mẹo cho những người vừa học vừa làm:

Làm sao để vừa đi học vừa đi làm

1.Phân biệt giữa trách nhiệm công việc và việc học hành

Một trong những lỗi lớn nhất mà những người này gặp phải là cố gắng kết hợp những trách nhiệm này và cố thực hiện cả hai cùng một lúc. Không khó để bắt gặp hình ảnh một sinh viện cố gắng làm bài tập ở trường ngay khi ở công ty hay cố gắng hoàn thành báo cáo công việc khi đang ở trường. Họ nghĩ rằng thực hiện nhiều công việc như vậy họ sẽ có thẻ hoàn thành nhiệm vụ của mình nhanh chóng hơn và họ có thể tiến đến những việc khác mà họ phải làm. Tuy nhiên, làm nhiều việc cùng lúc là giải pháp tốt nhất không phải là vấn đề ở đây.

Đúng vậy, rất khó để thử và quản lý thời gian như thế, nhưng môi trường rất quan trọng. Cố gắng hoàn thành việc học ở công ty hay ngược lại có nghĩa là sự chú ý của bạn bị phân tán, có thể dẫn đến hiệu quả công việc thấp trong cả 2 khía cạnh. Cách tốt nhất để thực sự hoàn thành yêu cầu cho cả việc học và công việc là hoàn toàn chú tâm vào một công việc thôi; làm nhiều việc cùng lúc sẽ chỉ mang lại hiệu quả thấp.

2. Chia nhỏ các dự án lớn

Khi có những dự án lớn hoặc những việc đòi hỏi sự ưu tiên, nhiều sinh viên cảm thấy “bất lực” vì không biết bắt đầu từ đâu. Cách tốt nhất để giải quyết những dự án này là chia nhỏ chúng thành những bước nhỏ hơn và dễ dàng quản lý hơn. Khi cách tiếp cận này được áp dụng, những dự án lớn sẽ không trông quá sức nữa vì những công việc này có thể được giải quyết từng cái một và những công việc nhỏ hơn có vẻ sẽ dễ dàng thực hiện hơn.

Hơn nữa, chia nhỏ những dự án lớn thành những bước nhỏ hơn cho phép ta có thời gian lùi lại và sắp xếp lại sau khi hoàn thành mỗi bước nhỏ. Khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn này là thời gian để thư giãn và nạp lại năng lượng để dễ dàng bước tiếp và hoàn thành những bước tiếp theo.

3. Giữ cho mọi thứ có trật tự tổ chức

Nghe thì có vẻ rõ ràng nhưng nhiều người thực sự đang đấu tranh với công việc và cả lượng kiến thức vì họ không thể tạo ra một cơ cấu có tổ chức để giải quyết tất cả những trách nhiệm của mình. Thậm chí cả những người có kỷ luật nhất cũng cần sự giúp đỡ để theo sát mọi thứ đang diễn ra. Có rất nhiều công cụ và ứng dụng miễn phí giúp cho việc tổ chức công việc, từ những thứ đơn giản như Google Calendar để nhắc nhở công việc cho đến Trello hay Asana để quản lý nhiều dự án khác nhau.

4. Giao tiếp với cấp trên càng nhiều càng tốt

Nhiều người thường cảm thấy e dè và ngần ngại khi chia sẻ với cấp trên hay giáo viên rằng họ đang thật sự vật lộn với công việc của mình vì họ cảm giác như họ nên làm mọi việc mà không than thở gì. Tuy nhiên, cả giáo viên và ban quản lý thường muốn được cập nhận về tình trạng hay những vấn đề mà nhân viên của mình đang đối mặt, đặc biệt nếu những vấn đề đó có thể cản trở chất lượng đầu ra của công việc.

5. Tìm kiếm sự trợ giúp trên mạng

Có những dịp mà việc học tập ở trường rất khó khăn và phức và nhận được một chút sự giúp đỡ có thể cần thiết. May mắn thay, có rất nhiều trang web trực tuyến giúp đỡ trong việc giải quyết bài tập. Mục đích của những trang web này là cung cấp sự giúp đỡ và chỉ dẫn cho sinh việc thong quan các nguồn bài tập về nhà hoặc tài liệu tham khảo. Sử dụng những công cụ này giúp giảm thời gian cần thiết để khảo sát để hoàn thành bài tập cũng như thời gian để tìm kiếm tư liệu, khảo sát và xác nhận các thông tin trên mạng. Những trang web này giúp tiếp cận dễ dàng hơn tới mạng lưới những người có chuyên môn cao, với một khoản chi phí nhỏ, có thể giúp hoàn thành bài tập và công việc nhanh chóng, dễ dàng và cụ thể.

Nguồn: CareerGuide

Dịch và biên soạn: Findjobs.vn

Làm sao để vừa đi học vừa đi làm

Các bạn muốn thành công trong công việc cả trong và ngoài trường, hãy tham khảo và làm theo những kinh nghiệm đơn giản  mà hiệu quả của Trường Ta nhé

1. Khởi nghiệp nên làm việc ở một nơi bạn có thể làm mọi thứ, mọi việc (đa-zi-năng)

Bạn làm việc tại một nhà hàng bán đồ ăn nhanh bận rộn hoặc cửa hàng bán quần áo, bạn sẽ không có một giây ngừng nghỉ để làm những việc khác. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn công việc thu ngân trong một cửa hàng nhỏ, trong thời gian vắng khách, bạn có thể đọc sách hoặc xem qua bài vở. Điều này tạo một nét tích cực trong công việc học tập và rèn luyện của bạn. Hãy chắc chắn rằng người quản lý của bạn đồng ý để bạn làm việc khác trong thời gian vắng khách. 

2. Hãy lập kế hoạch và thực hiện từng việc một  cách khoa học

Bạn vừa đi học vừa đi làm, bạn sẽ phải hoàn thành đồng thời rất nhiều nhiệm vụ. Vì vậy, không có thời gian để bạn lần lữa và trì hoãn. Hãy tự lập kế hoạch để hoàn thành các nhiệm vụ trong công việc lẫn học tập và tự đặt deadline cho mình. Ghi nhớ, đừng làm song song hai việc cùng một lúc vì bạn sẽ không thể hoàn thành tốt. Hãy cố gắng hoàn thành đúng deadline và làm từng việc một nếu không bạn sẽ buộc phải từ bỏ một trong hai công việc vì không chịu được áp lực. 

3. Hãy làm việc chăm chỉ, thậm chí cả cuối tuần; Làm việc nhiều hơn những thứ được giao.

Bạn là một sinh viên bình thường, những ngày cuối tuần sẽ là thời gian để xả hơi, thư giãn, đi chơi với bạn bè. Nhưng nếu bạn đồng thời là một nhân viên cho một công việc làm thêm, hãy cố gắng làm việc chăm chỉ vào cuối tuần để làm giảm áp lực trong những ngày bạn phải đi học trong tuần. Thời gian làm việc vào cuối tuần sẽ không xung đột với việc học của bạn, vì vậy bạn có thể tập trung để làm tốt hơn. 

 4. Luôn luôn coi việc "Học tập là ưu tiên số 1" - làm thêm là thứ yếu " nhưng không thể thiếu"

Chuẩn bị làm làm một công việc gì?  bạn phải vạch ra chiến lược để cân bằng công việc và lịch học, bạn cần phải nhận thức và khẳng định những ưu tiên của bạn. Đó là việc học, điều đó luôn luôn đúng. Quãng thời gian học tập ở trường đại học là quãng thời gian quý giá để bạn bổ sung, trau dồi và tích lũy kiến thức. Nếu bạn phải lựa chọn công việc làm thêm và việc học, hãy chọn việc học tập ở nhà trường là ưu tiên số 1. Việc học tập ở nhà trường của bạn sẽ xác định tương lai lâu dài cho bạn, trong khi tiền kiếm được từ những công việc chỉ mang cho bạn những đồng lương ít ỏi.

 5. Khi khó khăn hãy trao đổi với người quản lý của bạn

Bạn trao đổi thế nào với  người quản lý của bạn sẽ hiểu rằng việc học ở trường luôn luôn là ưu tiên với một sinh viên? Trừ khi bạn nói với họ. Khi bạn được nhận vào làm, ông chủ của bạn sẽ nói rằng bạn luôn phải đặt công việc lên hàng đầu. Nhưng khi bạn trò chuyện và thiết lập sự hiểu biết giữa hai bên, bạn có thể xây dựng một lịch trình học tập – làm việc có lợi cho cả đôi bên để có thể trở thành một sinh viên thành công.

Làm sao để vừa đi học vừa đi làm
 

6. Chia sẻ với giáo viên của bạn để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn kịp thời

Thầy cô thường có sự nhạy cảm và khoan dung hơn những người làm công việc khác. Ngay cả những giáo viên nghiêm khắc nhất cũng không muốn làm bạn tổn thương. Nếu bạn vì việc làm thêm mà thường xuyên cúp tiết, chắc chắn chẳng giáo viên nào có thể tha thứ. Giáo viên hiểu rằng bạn có cuộc sống bên ngoài trường học. Vì vậy, hãy nói chuyện với thầy cô để nhận thêm một vài lời khuyên và kinh nghiệm trong quá trình đi làm những công việc đó. 

 7. Dành thời gian thư giãn và giữ gìn sức khỏe

Ở vào  tình huống căng thẳng, cách duy nhất để giải quyết là hãy thư giãn, làm từng công việc một, tránh ôm đồm và giữ gìn sức khỏe. Hãy dành ít nhất 1-2 tiếng trong tuần để làm những việc không liên quan đến việc học tập cũng như việc làm thêm của bạn. Làm điều gì đó bạn yêu thích hoặc không làm gì cả. Hãy nhớ rằng, bạn còn trẻ và bạn cần thư giãn nhiều hơn bạn cần căng thẳng. 

Những kinh nghiệm  Trường Ta  chia sẻ trên đây; hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn về hình thức vừa học vừa làm. Vừa học vừa làm không có gì là không tốt cả; chỉ là cách sắp xếp quỹ thời gian để vừa học vừa làm của bạn sao cho  phù hợp mà thôi. Chúc các bạn thành công với con đường mình đã chọn!

 -----------------------------------                                     

TƯ VẤN NGÀNH HỌC – VIỆC LÀM – ĐĂNG KÝ HỌC