Làm căn cước cd bao lâu thì lấy được

Thẻ Căn cước công dân gắn chip có thời hạn sử dụng bao lâu đang là câu hỏi băn khoăn và đang được quan tâm của rất nhiều người dân. Cũng như Căn cước công dân mã vạch đã cấp trước đây, Căn cước công dân gắn chip cũng có thời hạn nhất định theo độ tuổi. Bài viết này, hãy cùng mình tìm hiểu thời hạn của Căn cước công dân gắn chip nhé!

Xem thêm: Cách tra cứu mã định danh cá nhân bằng điện thoại hay máy tính cực đơn giản

Thời hạn của Căn cước công dân gắn chip

Theo thông tin mới nhất từ trang báoLao Động,quy định của Luật căn cước công dân 2014, bộ Công an đã cho ban hành mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip có thời han sử dụng theo nguyên tắc của Điều 21 Luật căn cước công dân 2014 như sau:

- Thẻ căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

- Trường hợp thẻ căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Quy định nêu trên cho thấy, căn cước công dân dù là mã vạch hay gắn chip đều có thời hạn sử dụng đến khi người được cấp đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Nhưng nếu đã được cấp trong 02 năm trước các mốc tuổi này, thì vẫn được sử dụng đến mốc tuổi tiếp theo.

Ví dụ: Anh A sinh ngày 10/05/2000, đi làm căn cước công dân gắn chip năm 2021 [khi anh đang 21 tuổi]; thì thẻ căn cước của anh này có giá trị sử dụng đến ngày 10/05/2025 [khi anh đủ 25 tuổi].

Tuy nhiên, nếu anh A này đi làm năm 2024 [khi anh đang 24 tuổi]; thì thẻ căn cước của anh ấy có giá trị sử dụng đến 10/05/2040 [khi anh đủ 40 tuổi].

Ảnh minh họa [ảnh: Lao Động]

Nếu trong trường hợp công dân đó đã đủ 60 tuổi, tính đến thời điểm cấp thẻ, thì thời hạn sử dụng thẻ của họ là đến suốt đời, tức được sử dụng cho đến khi người đó mất mà không cần làm thủ tục đổi thẻ bất cứ lần nào nữa, trừ trường hợp thẻ bị mất, hoặc bị hư hỏng…

Những người đi làm Căn cước công dân gắn chip khi đủ 58 tuổi cũng được sử dụng thẻ cho đến khi qua đời, mà không cần phải đi đổi thẻ ở mốc đủ 60 tuổi.

Những người trên 60 tuổi đang sử dụng căn cước công dân mã vạch thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi qua đời, mà không bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip.

Ảnh minh họa [ảnh: Lao Động]

Thời hạn sử dụng của thẻ căn cước công dân mã vạch đã cấp trước đây theo quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA và Luật Căn cước công dân 2014 quy định là:

- CMND, căn cước công dân mã vạch đã cấp trước khi địa phương triển khai cấp thẻ căn cước công dân gắn chip thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn.

Vì vậy, người dân có CMND, căn cước công dân đã cấp theo mẫu cũ nếu chưa hết hạn thì không bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip.

Bạn đã nắm rõ thời hạn của Căn cước công dân gắn chip chưa?

Xem thêm:

  • Làm gì khi thẻ căn cước công dân gắp chip sai thông tin?
  • Ba giấy tờ quan trọng cần hoàn thiện trước 31/12, định không thể thiếu
  • Căn cước công dân [CCCD] gắn chip: Thông tin, hướng dẫn, cách kiểm tra
  • Cách thay đổi địa chỉ nhận CCCD gắn chip qua bưu điện miễn phí
  • Hướng dẫn cách quét thông tin trên Căn cước công dân cực kỳ dễ dàng

Làm thẻ CCCD mất bao nhiêu lâu? [nguồn: Báo mới]

Việc cấp căn cước công dân gắn chip [CCCD] hiện đang được triển khai khá sôi nổi và được quan tâm trên toàn quốc. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người thắc mắc về thời gian làm loại thẻ này phải mất bao lâu. Hôm nay mình xin chia sẻ đến các bạn về vấn đề này.

Thời hạn cấp, đổi cấp lại CCCD được quy định cụ thể tạiĐiều 25Luật Căn cước công dân 2014. Cụ thể, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý CCCD phải cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân trong thời hạn sau đây:

Trường hợp cấp mới, cấp đổi

- Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc.

- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc.

- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

Thời hạn trả thẻ CCCD sẽ phụ thuộc vào từng yêu cầu như: Cấp mới, cấp đổi, cấp lại [nguồn: Văn bản luật]

Trường hợp cấp lại

- Tại thành phố, thi xã không quá 15 ngày làm việc.

- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc.

- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

Tuy nhiên, hiện nay việc cấp thẻ CCCD đang được thực hiện với số lượng rất lớn, dẫn đến quá tải. Vì vậy thời hạn cấp thẻ trên thực tế có thể lâu hơn so với quy định. Đồng thời, người dân có thể lựa chọn nhận thẻ qua đường bưu điện, nên phải tính thêm quãng thời gian của dịch chuyển phát.

Bạn có thắc mắc gì về thời hạn cấp thẻ CCCD gắn chip không?

Xem thêm:

  • Những điểm khác biệt cơ bản giữa thẻ Căn cước công dân gắn chip [CCCD gắn chip] và Chứng minh nhân dân
  • Căn cước công dân gắn chip là gì?
  • Làm Căn cước công dân gắn chip cần những gì?
  • Căn cước công dân gắn chip có tác dụng gì?
  • Làm Căn cước công dân gắn chip bao nhiêu tiền?
  • Đổi Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước gắn chip có đổi số không?
  • Làm Căn cước công dân gắn chip ở đâu?
  • Đổi Căn cước công dân online được không?
  • Căn cước công dân gắn chip thay thế những giấy tờ gì?
  • Không đổi Căn cước công dân có được không?
  • Những ai cần đổi Căn cước công dân gắn chip?
  • Mất hộ khẩu có làm CCCD được không?
  • Làm mất Căn cước công dân gắn chip có nguy hiểm không?
  • Căn cước công dân có giá trị mấy năm?

Thời gian làm thẻ CCCD gắn chip

Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định thời gian cơ quan quản lý Căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Theo đó, với trường hợp cấp mới, cấp đổi, thẻ CCCD gắn chip sẽ được trả trong khoảng thời gian dưới đây:

+ Tại thành phố, thị xã không quá 7 ngày làm việc.

+ Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc.

+ Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

Với trường hợp cấp lại, thẻ CCCD gắn chip được trả trong khoảng thời gian:

+ Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc.

+ Tại thành phố, thị xã và các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

Tuy nhiên, theo khoản 4 Điều 25 Luật Căn cước công dân, theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Như vậy, trong thời gian tới, thời hạn cấp thẻ Căn cước công dân có thể được rút ngắn hơn.

Có thể nhận thẻ CCCD gắn chip qua bưu điện

Trước đây, khi tiến hành làm Chứng minh nhân dân, người dân nhận giấy hẹn trả kết quả, sau đó phải quay lại nơi thực hiện thủ tục một lần nữa để nhận kết quả trực tiếp theo thời gian ghi trên giấy hẹn.

Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 08/2012, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam [Vietnam Post] đã phối hợp với các cơ quan Công an thuộc địa bàn các tỉnh, thành, quận, huyện triển khai Dịch vụ chuyển phát Chứng minh thư nhân dân [CMND] và sau này là thẻ CCCD gắn chip đến tận tay cho người dân.

Cũng theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA [sửa đổi bởi Thông tư 40/2019 ], cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ Căn cước công dân và Số hộ khẩu [nếu có] theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn.

Nơi trả thẻ CCCD gắn chip là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai căn cước công dân.

Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ CCCD tại địa điểm theo yêu cầu của công dân bảo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát theo quy định.

Như vậy, theo quy định hiện hành, muốn nhận thẻ CCCD qua bưu điện, người dân cần ghi rõ tại Tờ khai Căn cước công dân và khi nhận phải tự thanh toán phí chuyển phát. Trường hợp nhận thẻ qua bưu điện thì Công an vẫn phải đảm bảo đúng thời gian theo quy định.

Lý do một số thẻ CCCD gắn chip được trả trễ hẹn so với quy định

Hiện nay, cả nước đã tiến hành cấp CCCD gắn chip. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, không ít địa phương không trả CCCD cho người dân theo đúng thời hạn nêu trên. Trả lời về vấn đề này, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an có trả lời nguyên nhân đến từ khách quan cũng như chủ quan.

Theo đó, đại dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, làm phong tỏa, giãn cách xã hội diện rộng, kéo dài, làm nguồn cung chíp điện tử dùng để sản xuất thẻ căn cước công dân nhập khẩu từ nước ngoài chưa kịp thời; ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng thu thập thông tin dân cư và việc in trả thẻ; nhiều trường hợp công dân bị sai lệch thông tin trong cơ sở dữ liệu...

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Công an đã và tiếp tục tiến hành một số biện pháp nhằm giải quyết nhanh nhất các nhu cầu của người dân, nhất là chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương khẩn trương hoàn thiện sản xuất và trực tiếp hoặc đôn đốc, phối hợp với Bưu điện các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương trả thẻ CCCD gắn chip đến tay người dân.

Cùng với đó, Bộ Công an đã khai trương Tổng đài 1900.0368 hướng dẫn, hỗ trợ công dân; công khai các địa chỉ số như email và facebook fanpage Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư [facebook.com/ttdldc] để tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh của công dân liên quan đến căn cước công dân.

Trường hợp công dân gặp khó khăn, vướng mắc liên quan đến căn cước công dân, đề nghị liên hệ tới những địa chỉ nêu trên để cơ quan chức năng kịp thời nắm bắt, giải quyết.

Có cần mang Giấy phép lái xe nữa không nếu giấy phép đã được tích hợp vào thẻ CCCD gắn chip?

//cafef.vn/mat-bao-lau-thi-nhan-duoc-the-cccd-gan-chip-2022050910125265.chn

Video liên quan

Chủ Đề