Kỹ năng của nhân viên phục vụ nhà hàng

Công việc của nhân viên Phục vụ tại nhà hàng, khách sạn gồm những nhiệm vụ nào? Để hoàn thành tốt vai trò của mình, nhân viên Phục vụ cần đảm bảo các tiêu chuẩn gì? Là người tiếp xúc nhiều nhất với thực khách, nhân viên Phục vụ cần trang bị kỹ năng chuyên môn, giao tiếp, xử lý tình huống… đầy đủ.

Nhu cầu nhân viên Phục vụ tại nhà hàng, khách sạn ngày càng tăng – Ảnh: Internet

Kết quả Chefjob.vn ghi nhận được theo khảo sát, từ 2012 đến năm 2022, nhân sự trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn sẽ tăng thêm 6%. Và nhân viên Phục vụ là một trong những vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Nhân viên Phục vụ có thể làm theo hai hình thức là toàn thời gian và bán thời gian. Dù làm việc với hình thức nào thì họ vẫn phải đảm bảo các hạng mục công việc như nhau trong suốt ca làm việc của mình. Dưới đây là mô tả công việc nhân viên Phục vụ nhà hàng, khách sạn để bạn tham khảo.

Mô tả công việc nhân viên phục vụ nhà hàng, khách sạn

Chuẩn bị trước khi khách đến

– Nhân viên Phục vụ có trách nhiệm chuẩn bị khu vực làm việc cho hoạt động của nhà hàng.

– Set up bàn ăn theo tiêu chuẩn của nhà hàng.

Thực hiện quy trình phục vụ

– Đón tiếp khách từ Lễ tân.

– Tiến hành ghi order, giới thiệu, tư vấn đồ ăn thức uống, phục vụ đồ ăn thức uống đã được khách order.

– Đảm bảo có mặt và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách trong suốt bữa ăn.

– Thực hiện quá trình thanh toán.

– Chào khách, dọn bàn.

– Vệ sinh khu vực phụ trách.

Nhân viên Phục vụ giúp khách hàng trải nghiệm các dịch vụ một cách hoàn hảo nhất – Ảnh: Internet

Kiểm soát và bảo quản các dụng cụ làm việc

– Trong ca làm việc của mình, nhân viên Phục vụ phải chắc chắn rằng khu vực mình phụ trách luôn đầy đủ các dụng cụ ăn uống để sẵn sàng phục vụ thực khách: Chén, đĩa, muỗng, đũa, ly…

– Đảm bảo các dụng cụ của nhà hàng: Bàn, ghế, dụng cụ liên quan khác luôn trong tình trạng ổn định. Khi có bất kỳ sự cố hoặc dấu hiệu bất thường như sứt mẻ, hỏng hóc cần báo ngay cho cấp trên để giải quyết.

Phối hợp bộ phận khác và làm theo yêu cầu khác của cấp trên

– Hỗ trợ các nhân viên Phục vụ ở khu vực khác để hoàn thành công việc tốt đẹp khi nhà hàng có lượng khách đông.

– Phối hợp linh hoạt với những bộ phận khác như: Thu ngân, Kế toán, Lễ tân, khu vực Bếp,… nhằm cung ứng các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

– Thực hiện các công việc khác theo chỉ thị của cấp trên.

Mức lương và cơ hội phát triển nhân viên Phục vụ

Mức lương cơ bản nhân viên Phục vụ dao động từ 3,5 triệu đồng đến 4,5 triệu đồng/tháng. Ngoài lương cơ bản thì tổng thu nhập của nhân viên Phục vụ còn có trợ cấp, phụ cấp, tiền tip, thưởng doanh số…

Từ nhân viên Phục vụ, nếu cố gắng trau dồi và nâng cao kiến thức, kỹ năng lẫn trình độ ngoại ngữ, bạn có thể tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp với các vị trí cao hơn như: Trưởng ca, Giám sát, Quản lý nhà hàng, Trợ lý Quản lý nhà hàng, Quản lý nhà hàng, Quản lý bộ phận ẩm thực, Giám đốc khối dịch vụ ẩm thực.

Nhân viên Phục vụ cần đảm bảo hoàn thành tốt vai trò trong ca làm việc của mình – Ảnh: Internet

Tiêu chuẩn của nhân viên Phục vụ nhà hàng, khách sạn

– Nghiệp vụ Phục vụ, kỹ năng giao tiếp.

– Tác phong làm việc chuyên nghiệp, thái độ nhiệt tình.

– Chịu được áp lực công việc, luôn mỉm cười trước khách hàng.

– Biết sắp xếp và hoạch định công việc tốt.

– Chăm chỉ, có trách nhiệm và phối hợp tốt với các bộ phận khác.

Ngoài ra, trong quá trình làm việc, nhân viên Phục vụ còn cần đảm bảo một số nguyên tắc trong nghề:

1. Chủ động xếp chỗ ngồi cho khách, giới thiệu thực đơn và ghi chú rõ ràng.

2. Phục vụ thức uống trước cho khách trong khi chờ món ăn, ưu tiên phục vụ trẻ em.

3. Phục vụ đúng thời điểm, không làm phiền khách. Không chủ động dọn bàn khi khách chưa rời khỏi bàn hoặc chưa có yêu cầu từ khách.

4. Không bình luận về thực khách với bất kỳ ai.

5. Giải đáp các thắc mắc cho khách. Nếu vấn đề nằm ngoài khả năng, hãy nhờ đến hỗ trợ của cấp trên.

6. Nhanh nhẹn nhưng vẫn giữ được tác phong chuyên nghiệp.

Tương lai của ngành Nhà hàng – Khách sạn còn phát triển hơn nữa, và nghề cánh cửa việc làm Phục vụ chắc chắn sẽ luôn mở rộng dành cho những ai có mong muốn theo đuổi. Chefjob.vn hy vọng với bài viết trên đây, bạn sẽ hiểu thêm công việc của nhân viên Phục vụ. Từ đó trau dồi và nâng cao kỹ năng cần thiết, trở thành một nhân viên Phục vụ giỏi, tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp.

Làm việc trong nhà hàng thì kỹ năng phục vụ bàn là không thể thiếu. Bất cứ ai mới bắt đầu làm bồi bàn hoặc đang phấn đấu trở thành một quản lý nhà hàng cũng phải có cách phục vụ bàn thật chuyên nghiệp và thành thạo. Sau đây là tổng quan về công việc của phục bàn và quy trình phục vụ bàn mà bạn cần biết nếu đang làm trong lĩnh vực này.

1. Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng

Nắm bắt tâm lý khách hàng là việc khó. Nếu bạn may mắn sở hữu kỹ năng này nếu bạn làm một người nhanh nhạy, thấu hiểu tâm lý khách hàng sau một thời gian làm việc đủ dài. Nếu nắm bắt được tâm lý khách hàng tốt bạn sẽ giúp nâng cao được chất lượng dịch vụ, uy tín của nhà hàng.


2. Kỹ năng quan sát

Đây là một kỹ năng vô cùng cần thiết cho công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng. Bạn cần quan sát để nhận biết nên tiếp món ăn thời điểm nào là hợp lý, châm rượu kịp thời khi khách đã uống cạn, khách cần hỗ trợ gì trong bữa ăn hay không, khách đã thanh toán chi phí bữa ăn hay chưa, khách có lấy nhầm áo khoác của người khác treo ở giá treo đồ hay không… để từ đó có những bước ứng xử phù hợp.

3. Kỹ năng chăm sóc khách hàng

Làm sao để chăm sóc khách hàng thật “ân cần, chu đáo” là điều mà nhân viên phục nào cũng cần phải lưu tâm. Kỹ năng này thể hiện ở việc giúp khách kéo ghế ngồi vào bàn; giúp khách treo áo khoác lên vị trí thích hợp; hỏi han khách có cần hài lòng về bữa ăn và có yêu cầu thêm gì không… Và khi bạn đã “làm vui lòng khách đến, đẹp lòng khách đi” sẽ tạo cho khách cảm giác được chào đón, khách sẽ muốn trở lại nhiều lần.


4. Kỹ năng xử lý sự cố phát sinh

Bất cứ một môi trường làm việc nào cũng khó tránh khỏi những sự cố phát sinh. Môi trường làm việc trong nhà hàng cũng vậy. Đó có thể là do chính bạn hoặc khách hàng gây ra. Những điều quan trọng là bạn phải xử lý sao cho thật khôn khéo để không làm ảnh hưởng đến khách, đến uy tín của nhà hàng.

Không phải ai cũng có thể trở thành người phục vụ bàn chuyên nghiệp được. Để làm được điều đó họ phải rèn luyện rất cực khổ. Với những người chưa có kinh nghiệm làm phục vụ ở nhà hàng thì cần phải cố gắng hơn nữa vì vị trí này sẽ giúp bạn nắm bắt và hiểu rõ khách hàng. Đây là kỹ năng bạn cần phải rèn luyện ở vị trí phục vụ bàn.

Phục vụ nhà hàng là việc làm thêm mà ai trong chúng ta cũng nên làm một lần.

Nhà hàng là nơi giúp chúng ta thấm nhuần giá trị của sự tôn trọng, làm việc nhóm, kĩ năng quản lí tốt như quân đội. Phục vụ nhà hàng cũng chính là lựa chọn tốt nhất mà các bạn sinh viên muốn trải nghiệm bản thân.

Hoàng  Anh Tuấn là một du học sinh trường Florida International [FIU]. Cậu là người Việt Nam được cấp học bổng sang Mỹ du học. Vì hoàn cảnh khó khăn nên cậu tận dụng thời gian rảnh đi làm thêm tại nhà hàng Jack Restaurant, vừa làm để kiếm tiền cậu vừa để học hỏi thêm kinh nghiệm. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của các nhân viên cùng làm với cậu và sự quan tâm của ông chủ Jack, sau 1 năm làm việc, cậu đã có được rất nhiều các kĩ năng và lợi ích khi làm việc tại nhà hàng. 

Cậu chia sẻ: ”Với là một người trong nghề tôi có thể khẳng định rằng nghề phục vụ không phải là nghề đơn giản như mọi người vẫn thường nghĩ và không phải ai cũng làm được công việc này. Với phương diện là thực khách tôi nghĩ rằng phục vụ cũng là nghệ thuật – “nghệ thuật phục vụ chuyên nghiệp”

Con người hầu như chỉ nghĩ đi làm chỉ để kiếm tiền, ít ai ngồi lại để nghĩ xem làm việc còn có lợi ích khác. Riêng Hoàng Anh Tuấn, cậu cho rằng: làm việc tại nhà hàng có rất nhiều lợi ích mà ít ai biết được. Nếu khuôn mặt bạn luôn tươi cười, cử chỉ nhẹ nhàng đối với khách hàng, nó sẽ tạo thành một thói quen khi bạn ra ngoài xã hội và tiếp xúc với người khác. Tôi hỏi bạn: bạn thích chơi với một người hay cười, ân cần với bạn hơn hay là một người lầm lì, chẳng lúc nào cười, buồn bã hơn? Tôi cá là bạn sẽ chọn chơi với người thứ nhất. Chơi với họ bạn sẽ thấy thật thoải mái, vui vẻ, không bị gò bó. Tình bạn sẽ càng gắn bó thân thiết.

  • Nếu bạn là một nhân viên nhà hàng tốt bạn sẽ được rất nhiều người yêu mến, cuộc sống của bạn sẽ muôn màu muôn vẻ, tràn ngập tiếng cười.
  • Nếu bạn là một nhân viên phục vụ nhà hàng, cách ăn nói với khách hàng sẽ là vũ khí rất tốt cho bạn trong cuộc sống. Bạn rất dễ lấy lòng người khác khiến mọi việc sẽ rất dễ thành công, thuận lợi. Và hơn hết bạn sẽ trở thành một ” bác sĩ tâm lí nghiệp dư ” sau bao năm tiếp xúc với hàng nghìn hàng triệu tính cách; đối mặt với những khó khăn khi làm việc. Thật sự làm việc tại nhà hàng thật tuyệt vời.
  • Nếu bạn là một nhân viên nhà hàng, đức nhẫn nhịn sẽ ăn sâu vào máu bạn. Như trên, ” một sự nhịn chín sự lành” ; nhẫn nhịn là đức tính mà một người thông minh cần có. Trong quá trình làm việc, bạn đã tự hình thành cho mình một đức nhẫn nhịn thật sự rất vững chắc. Bạn là một con người thông minh, một con người vĩ đại.

Ngoài ra, phục vụ nhà hàng là một công việc part – time, rất phù hợp cho việc vừa làm vừa học cho các bạn sinh viên. Vừa không làm ảnh hưởng đến việc học, mà đem lại cho các bạn một nguồn thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống.

Đồng thời làm việc ở nhà hàng, bạn có cơ hội nói chuyện với người nước ngoài, tăng khả năng tiếng anh của bản thân mình. Như H.A.T bạn ấy được học bắt đầu những câu tiếng anh cơ bản như khi khách hàng ngồi xuống bàn và xem menu, H.A.T phải lễ phép hỏi: Goodafternoon. This menu, gentleman/ lazy/ brother/ sister .. what order? [ Menu đây ạ ! Qúy ông/ Qúy bà/ Qúy cô/ Anh/ Chị/ … gọi món gì ạ?] Rồi từ từ ghi lại những món mà họ gọi. Xong, H.A.T phải hơi cúi người và nói : Please wait a few minute, food will be available immediately [Xin Qúy ông/ Qúy bà/ Qúy cô/ Anh/ Chị,.. chờ một chút ạ, đồ ăn sẽ có ngay]. Khi bê thức ăn ra, H.A.T phải nói: Wishing you a deleciuos [ Chúc quý khách ngon miệng ]. Khi họ đã ăn xong: Thank you very much. See you again [ Cảm ơn quý khách rất nhiều. Hẹn gặp lại]. Bắt đầu bằng những câu tiếng anh cơ bản,lâu dần bạn ấy có thể tự giao tiếp, nói chuyện, với người nước ngoài một cách suôn sẻ bằng tiếng anh.

Đó là tất cả quá trình H.A.T từ một nhân viên nghiệp dư thành chuyên nghiệp. Nhưng để trở thành một nhân viên phục vụ bàn chuyên nghiệp như H.A.T bạn phải nắm được các kĩ năng làm việc cơ bản như sau:

Khi khách bước vào nhà hàng, bạn phải niềm nở ,mỉm cười đón khách. Bạn phải biết giới thiệu tư vấn khách chọn món,đồ ăn thức uống với giọng hết sức nhẹ nhàng và lịch sự. Kể cả khi bạn bận tối mắt tối mũi, mệt nhoài với hàng chịu khách khác nhau thì bạn vẫn phải giữ được nụ cười thân thiện với khách. Nụ cười của bạn sẽ khiến khách hàng họ cảm thấy họ được phục vụ từ tâm và bữa ăn diễn ra một cách thoai mái, vui vẻ hơn. Bạn H.A.T đã được ngài Jack dạy: Đi nhẹ nhàng, một tay bê đĩa thức ăn, một tay để ra sau lưng, đặt đĩa thức ăn nhẹ nhàng xuống bàn rồi cúi chào. Không quên để vẻ mặt tươi cười rạng rỡ, như vậy mới lấy được lòng khách. Cho dù thức ăn không thể ngon nhưng những vị “thượng đế” này sẽ có cảm tình đối với bạn, đối với nhà hàng.

Bên cạnh đó là đức tính nhẫn nhịn. Trong cuộc sống, người biết nhẫn nhịn sẽ có cuộc sống bình yên. Người xưa nói: ” Một sự nhịn chín sự lành ” . Trong giao tiếp với khách hàng cũng vậy, lúc gặp những khách hàng khó tính, thích chê bai làm khó người khác, trách mắng bạn vô lí bạn cũng phải nhịn, không được đáp trả. Những trường hợp đó bạn phải thật bình tĩnh, suy nghĩ đến những gì mình đang làm, sẽ làm để ứng xử một cách khéo léo giúp người đối diện cảm thấy họ thực sự được tôn trọng,được lắng nghe. Đó chính là sự kiên nhẫn mà nhân viên phục vụ nào cung phải có.

Có thể miệng bạn luôn luôn cười để làm hài lòng khách nhưng đồng thời mắt bạn cũng phải quan sát để sẵn sàng xuất hiện những lúc khách cần. Bạn phải xem lúc nào mang món ăn lên tiếp là hợp li, rót rượu kịp thời khi khách đã uống hết, khách có cần thêm gì trong bữa ăn không, khách có quên thanh toán bữa ăn không….Bạn phải nhanh tay nhanh mắt để ứng xử phù hợp cho mỗi tình huống xảy ra.                                               

“Làm vui lòng khách đến, đẹp lòng khách đi” là phương châm của tất cả nhà hàng. Bạn có phải là một nhân viên phục vụ ân cần chu đáo hay không nó thể hiện ở việc bạn giúp khách kéo ghế ngồi vào bàn, giúp khách treo áo khoác lên vị trí thich hợp. Quan tâm khách hàng bằng cách hỏi họ co hài lòng về bữa ăn hôm nay không, có hài lòng với thái độ phục vụ của hàng không. Bạn phải biết chúc khách ăn ngon miệng khi bê thức ăn lên và cảm ơn hẹn gặp lại quý khách khi họ ra về. Như vậy, khách hàng sẽ rất hài lòng và chắc chắn họ sẽ muốn trở lại nhiều lần hơn.                                     

Ở môi trường làm việc nào cũng khó tránh khỏi những vấn đề phát sinh. Có thể là do bạn hoặc khách hàng gây ra nhưng chỉ cần bạn biết xử lý cho thật khôn khéo để không làm anh hưởng đén khách, đến uy tín nhà hàng. Nếu vấn đề xảy ra vượt quá khả năng của bạn, hãy nhờ đến sự trợ giúp của quản lí nhà hàng.

Nếu bạn là một người nhanh nhạy, tiếp thu tốt bạn sẽ sở hữu kĩ năng này một cách nhanh chóng. Bạn sẽ thấu hiểu được tâm lí khách hàng sau một thời gian làm việc vừa đủ. Khách đến nhà hàng gồm rất nhiều độ tuổi, sở thích, yêu cầu khác nhau nhưng nếu bạn nắm bắt tâm lí tốt bạn sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, uy tín của nhà hàng.

Qua câu chuyện của Hoàng Anh Tuấn, chúng ta có thể hiểu rõ được những kĩ năng mà nhân viên phục vụ nhà hàng cần có và những lợi ích to lớn mà nhà hàng mang lại cho nhân viên. Hãy tự hào khi mình là một nhân viên nhà hàng và trang bị cho mình những kĩ năng để tiếp tục bước trên con đường mình đã chọn – kinh doanh nhà hàng.

Video liên quan

Chủ Đề