Nhà Lý ban hành bộ luật có ý nghĩa gì

Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là Hình thư do nhà Lý biên soạn và cho ban hành năm 1042, Bộ Hình thư ra đời thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó.

Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là?

A. Hoàng Việt luật lệ

B. Luật Hồng Đức

C. Hình luật

D. Hình thư

Đáp án đúng D.

Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là Hình thư do nhà Lý biên soạn và cho ban hành năm 1042, Bộ Hình thư ra đời thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó.

Giải thích lý do chọn đáp án D:

Năm 1042, nhà Lý biên soạn và cho ban hành bộ luật Hình thư, đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nhà nước quân chủ Việt Nam. Bộ Hình thư ra đời thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó. Nhu cầu và tác dụng của Hình thư được phản ánh trong nhận xét của nhà sử học Ngô Sĩ Liên như sau: “Trước kia, trong nước, việc kiện tụng phiền nhiễu, quan giữ việc hình câu nệ luật văn, cốt làm khắc nghiệt, thậm chí bị oan uổng. Vua lấy làm thương xót, sai sửa định luật lệnh, châm chướt cho, thích dụng với thời bấy giờ, chia ra môn loại, biên ra điều khoảng làm sách hình luật của mọi triều đại để cho người xem dễ biết. Sách làm xong, chiếu ban ra cho thi hành. Dân đều lấy làm tiện”.

Theo Lê Quý Đôn trong Đại Việt thông sử thì Hình thư đời Lý Thái Tông gồm có ba quyển, bây giờ thất truyền. Tuy không được biết Hình thư thời Lý, nhưng qua những pháp lệnh được chép lại trong sử cũ, chúng ta cũng có thể thấy rõ tính chất của pháp luật thời Lý.

Trước kia, việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí nhiều người bị oan uổng quá đáng. Vì vậy, việc cho ra đời một bộ luật với những quy định rõ ràng làm căn cứ cho việc xét xử là thật sự cần thiết.

Bộ luật Hình thư ra đời thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó. Pháp luật đặt ra những nội dung, quy định bảo vệ nhà vua và giai cấp thống trị, có cách xử phạt riêng đối với những người phạm tội, bảo vệ và xét xử công bằng đối với nhân dân, cải thiện đời sống cho nhân dân, đất nước được yên bình, ổn định.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

1]Nhà Lý ban hành Bộ luật hình thư vào thời gian nào?

2]Vì sao nhân dân ta chống quân Tống thắng lợi?Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này.

CÁC BẠN VIẾT NGẮN GỌN NHẤT CÓ THỂ NHÉ!!!

3]Trình bày 1 vài nét về nền văn hóa,giáo dục nước ta thời nhà Lý.

MÌNH CẦN GẤP CÂU TRẢ LỜI CỦA CÁC BẠN, SẮP THI ÒIII!

CHÚC CÁC BẠN THI TỐT!

Các câu hỏi tương tự

1. Trải qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý nhân dân ta phải đương đầu với những cuộc chiến tranh xâm lược nào?

2. Trình bày chính sách pháp luật, quân đội các triều đại: Đinh, Tiền Lê, Lý

3. Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt. Vì sao cuộc kháng chiến đó thắng lợi, ý nghĩa lịch sử

4. Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt là gì?

5. Trình bày sự phát triển Kinh tế, văn hóa thời Lý

6. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý

* Đề kiểm tra 1 tiết, trình bày rõ ràng, chi tiết,ngắn gọn dễ hiểu,*

tóm tắt mục 2. Luật pháp và quân đội nhà Lý. Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta

Mục b, c

b] Quân đội:

- Gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.

- Thi hành chính sách "ngụ binh ư nông": cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.

- Quân đội kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo; vũ khí trang bị cho quân đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá...

c] Đối nội - đối ngoại:

- Xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Nhà Lý còn gả các công chúa và ban chức tước cho các tù trường dân tộc miền núi. Nếu người nào có ý định tách khỏi Đại Việt, nhà Lý kiên quyết trấn áp.

- Với nhà Tống, Lý Công uẩn giữ quan hệ bình thường, tạo điều kiện cho nhân dân ở hai bên biên giới có thể qua lại buôn bán.

- Để ổn định biên giới phía nam, nhà Lý đã dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục. Sau đó, quan hệ Đại Việt - Cham-pa trở lại bình thường.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Nhà Lý được xác định là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam chính thức có hệ thống pháp luật từ khi giành độc lập sau thời Bắc thuộc mà thời nhà Ngô, nhà Đinh và nhà Tiền Lê trước đó chưa có[1].

Mục lục

  • 1 Cơ quan pháp luật
  • 2 Hình thư
  • 3 Trong lĩnh vực kinh tế
  • 4 Với đẳng cấp xã hội
  • 5 Xem thêm
  • 6 Tham khảo
  • 7 Chú thích

Cơ quan pháp luậtSửa đổi

Cơ quan chuyên trách pháp luật của nhà Lý là Bộ Hình và Thẩm hình viện. Đảm nhận chức vụ này thường là á tướng kiêm nhiệm. Trong một số trường hợp, vua đích thân xử án như vụ kiện năm 1065 được vua Lý Thánh Tông thân hành xét xử[2].

Khi có dịp lễ hội, cầu đảo hay thay đổi thời tiết hoặc vua mới lên ngôi… thường có lệnh chẩn tế hoặc tha tù.

Năm 1077, Lý Nhân Tông tổ chức thi lại viên để tuyển chọn quan lại với 3 môn: thư [viết chữ], toán và hình luật[2].

Thời Lý Anh Tông, triều đình đặt ra hòm bằng đồng để tiếp nhận thư kêu oan của dân.

Hình thưSửa đổi

Năm 1042, Lý Thái Tông sai trung thư san định luật lệ, chấn chỉnh cho thích ứng với thời thế, chia ra môn loại, biên thành điều khoản thành sách Hình thư của một triều đại.

Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận việc này: từ khi sách làm xong, Lý Thái Tông xuống chiếu ban hành, nhân dân lấy làm tiện.

Theo Lê Quý Đôn trong Nghệ văn chí của sách Đại Việt thông sử, Hình thư gồm có 3 quyển, đã bị thất truyền[1].

Ngay sau khi ban hành luật, nhà Lý cho ban hành thể lệ chuộc tội: những người già trên 70 tuổi, trẻ con dưới 15 tuổi, người có nhược tật, những người họ nhà vua và người có công nếu phạm tội có thể chuộc tội bằng tiền, trừ khi người đó phạm phải những tội trong thập ác[1]:

  1. Mưu phản: làm nguy xã tắc
  2. Mưu đại nghịch: làm nguy tông miếu, cung khuyết
  3. Mưu bạn nghịch: nổi loạn theo giặc
  4. Ác nghịch: đánh giết ông bà cha mẹ
  5. Bất đạo: giết người vô tội
  6. Đại bất kính: dùng những đồ dành riêng cho vua, trộm và giả mạo ấn vua
  7. Bất hiếu: mắng chửi hay không để tang ông bà cha mẹ
  8. Bất mục: đánh giết những người thân thuộc gần
  9. Bất nghĩa: dân giết quân, trò giết thầy, lính giết tướng, con giết cha
  10. Nội loạn: thông dâm với họ hàng thân thiết, thiếp của ông hay cha

Năm 1071, triều đình bổ sung thêm quy định về chuộc tội: tùy theo tội nặng nhẹ thì nộp tiền với mức độ nhiều ít khác nhau[1].

Người phạm tội ăn trộm sẽ bị chặt hết ngón chân, ngón tay. Năm 1043, Lý Thái Tông đặt thêm quy định: ai trộm lúa của dân sẽ bị đánh 100 trượng; nếu không lấy được mà làm bị thương người khác sẽ bị tội lưu. Quân lính lấy của cải của dân sẽ bị đánh 100 trượng và thích 30 chữ.

Việc ra đời của Hình thư cũng như các cơ quan Bộ Hình và Thẩm hình được xem là bước tiến trong việc tổ chức quản lý của nhà nước thời Lý, tuy hiệu lực vẫn còn hạn chế[2].

Trong lĩnh vực kinh tếSửa đổi

Pháp luật nhà Lý phản ánh và chấp nhận sự xuất hiện của chế độ tư hữu ruộng đất. Lý Anh Tông quy định ra phép chuộc ruộng và nhận ruộng, theo đó ruộng cầm đợi trong 20 năm được chuộc; tranh nhau ruộng đất trong vòng 5 năm hay 10 năm thì được quyền kiện. Ruộng đã bán có khế ước thì không được chuộc, ai trái lệnh sẽ bị đánh 80 trượng. Nếu khi tranh chấp ruộng ao mà dùng binh khí đánh người gây tử thương thì cũng bị xử đánh 80 trượng, bị tội đồ và phải trả ruộng cho người bị tử thương[3].

Pháp luật nhà Lý bảo vệ nguồn thu nhập của triều đình, đảm bảo dân đinh là sức lao động chủ yếu mà triều đình sử dụng. Năm 1146, Lý Anh Tông ra lệnh cho bách quan, quản giáp, chủ đô khi tuyển lính để bổ sung cho cấm quân thì phải chọn những hộ lớn là những hộ nhiều người, không được lấy người cô độc. Ai làm trái sẽ bị trị tội.

Thể lệ thu thuế cũng được định rõ: các quan lại thu thuế của dân, ngoài khoản phải nộp cho triều đình, được thu riêng một phần gọi là "hoành đầu" làm tiền giấy bút. Những người thu quá số sẽ bị ghép vào tội ăn trộm. Nhân dân có ai tố cáo việc đó được miễn dịch 3 năm. Nếu quản giáp, chủ đô và người trưng thu thuế thông đồng với nhau thu quá quy định, tuy lâu ngày nhưng có người phát giác thì tất cả cùng bị tội như nhau[3].

Khố ti thu thuế lụa, nếu ăn lụa của nhân dân thì cứ mỗi thước lụa phạt 100 trượng, mỗi tấm lụa đến trên 10 tấm phạt thêm phối dịch 10 năm.

Để đảm bảo sản xuất nông nghiệp, việc giết trâu bò được quy định chặt chẽ. Người giết trâu bò bừa bãi không theo quy định bị xử tội nặng.

Với đẳng cấp xã hộiSửa đổi

Pháp luật nhà Lý phản ánh rõ sự phân biệt đẳng cấp xã hội. Đẳng cấp của quý tộc quan liêu được hưởng đặc quyền, từ trang phục, nhà cửa cũng có sự phân biệt giữa vua quan và dân[3].

Thợ thuyền làm công cho triều đình không được chế các đồ dùng kiểu nhà quan mang ra bán cho nhà dân. Con cái nhà dân không được bắt chước theo cách trang sức trong cung.

Pháp luật nhà Lý coi nô tỳ là những người thấp kém nhất. Nô tỳ không được lấy con gái nhà dân. Tư nô không được xem mình như cấm quân xăm mình rồng, người nào phạm tội sẽ bị sung công.

Nô tỳ nhà vương hầu và các quan lại không được cậy thế đánh đập quân dân, nếu phạm tội thì chủ nô phải tội đồ, còn nô bộc bị sung công[3].

Xem thêmSửa đổi

  • Nhà Lý
  • Luật Hồng Đức

Tham khảoSửa đổi

  • Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn chủ biên [2008], Đại cương lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ a b c d Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 127
  2. ^ a b c Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 129
  3. ^ a b c d Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 128

Video liên quan

Chủ Đề