Kỹ năng cần có của phiên dịch viên

Ngoài kiến thức, kỹ năng phiên dịch viên cần có là yếu tố cần có nếu bạn muốn trở thành phiên dịch viên giỏi. Dưới đây là 5 kỹ năng cần có của phiên dịch viên

1. Kỹ năng lắng nghe và ghi chú

Đối với 1 phiên dịch viên, kỹ năng lắng nghe và ghi chú là rất quan trọng và là kỹ năng phiên dịch viên cần có bởi việc nghe và hiểu được thông điệp của một ngoại ngữ khác là điều rất khó. Do đó bạn phải có khả năng lắng nghe và ghi chú những thông tin quan trọng.

Bạn chỉ có thể làm được điều này bằng cách thực hành thật nhiều thông qua việc nghe và dịch các video hoặc podcast trên mạng. Sau đó, hãy đối chiếu lại phần ghi chú của mình với vietsub được làm sẵn để xem bản dịch của mình đã đáp ứng được tới mức độ nào.

Với mỗi lần luyện tập, bạn có thể rèn luyện được khả năng phản xạ và tăng vốn từ vựng của bản thân.

2. Kỹ năng sử dụng ngôn từ linh hoạt

Kỹ năng sử dụng vốn từ vựng phong phú và kiến thức nền là kỹ năng phiên dịch viên cần có- bắt buộc phải có nếu muốn trở thành phiên dịch giỏi.

Khi đi dịch có rất nhiều tình huống khó diễn đạt từ tiếng nước ngoài sang tiếng mẹ đẻ và ngược lại, và não bạn phải “nhảy số” cực nhanh để phiên dịch được những tình huống đấy. Bạn sẽ không có thời gian dùng từ điển hay tra mạng những từ đó đâu!

Chính vì vậy, sở hữu vốn từ vựng rộng lớn và khả năng sử dụng từ ngữ linh hoạt sẽ trở thành lợi thế rất lớn khi theo đuổi nghề phiên dịch. Điều này sẽ giúp bạn nhanh nhạy trong phản xạ dùng từ, dịch chuẩn và theo sát ý nghĩa nhất.

Xem thêm: 5 Bí quyết luyện giọng nói hay và truyền cảm

3. Kỹ năng diễn đạt

Sau khi đã lắng nghe- ghi chú, việc tiếp theo bạn cần làm đó là chuyển ngữ và diễn đạt ý sang 1 ngôn ngữ cần chuyển. Điều này đòi hỏi kỹ năng diễn đạt của bạn phải trau chuốt, bạn phải có giọng nói to, rõ ràng, và tránh việc bị hụt hơi do nói lâu.

Để làm được điều này không hề dễ dàng, bạn cần phải biết mình đang gặp lỗi diễn đạt nào, có gặp vấn đề với giọng nói không và làm thế nào khắc phục nó.

Giả sử bạn đi phiên dịch Anh- Việt cho 1 hội thảo, và diễn giả nói rất truyền cảm hứng, nhưng nếu giọng nói của bạn không đủ điều kiện và bạn không có đủ kỹ năng diễn đạt để truyền tải hết nội dung, bạn chắc chắn sẽ thất bại.

Giọng nói là yếu tố quan trọng để bạn diễn đạt được nội dung của sự kiện. Vì vậy hãy trau dồi những kỹ năng liên quan đến giọng nói nếu bạn muốn theo đuổi ngành phiên dịch.

4. Kỹ năng quản lý cảm xúc

Kỹ năng quản lý cảm xúc là 1 kỹ năng phiên dịch viên cần có.

Với nhiều tình huống phiên dịch, chúng ta sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực và tích tới cảm xúc của mình, giả sử khi bạn đi phiên dịch cho idol, bạn chắc chắn sẽ hứng khởi và phấn khích, nhưng bạn cần có tinh thần thép để giữ vững cảm xúc và lý trí để hoàn thành buổi phiên dịch.

Đừng để những cảm xúc cá nhân làm ảnh hưởng tới ý định nói của người đang cần bạn phiên dịch.

Hoặc đối khi bạn sẽ gặp trường hợp bị chỉ trích, phê bình. Bạn cần học cách chấp nhận phê bình và thay đổi, như vậy mới có thể tiến xa với nghề.

5. Kỹ năng kết nối

Một dịch giả thực thụ, ngoài khả năng ngôn ngữ xuất sắc, nên có năng lực kết nối với nhiều người.

Điều này vừa đưa bạn đến với nhiều nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau, vừa giúp bạn mở rộng mối quan hệ và tạo điều kiện thuận lợi cho công việc sau này.

Phiên dịch viên cần được trang bị đầy đủ về ngôn ngữ học, kiến thức chung, văn hóa nền, kỹ thuật dịch, sức khỏe và nhất là đạo đức người phiên dịch.

Phiên dịch hiểu một cách đơn giản là việc chuyển một chữ, một câu, một văn bản [nói hoặc viết] từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà không làm thay đổi nghĩa của chúng.

Dựa vào hai loại hình giao tiếp cơ bản của con người [nói và viết], có thể chia công việc của người phiên dịch thành hai dạng: phiên dịch nói [thông dịch] và phiên dịch viết [biên dịch].

  • Thông dịch: là việc chuyển đổi văn bản nói từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Người dịch nói phải chịu sức ép rất lớn về thời gian, phản ứng rất nhanh và gần như không có thời gian để suy nghĩ cân nhắc về từ ngữ. Thông dịch thường dùng trong các hội nghị, hội thảo quốc tế. Người dịch thường ngồi trong phòng cách âm, dịch qua micro, nghe qua tai nghe và dịch đồng thời luôn cùng với diễn giả [còn gọi là dịch ca-bin]. Dịch đuổi  là dịch ngay sau khi người nói kết thúc một câu hay một đoạn ngắn. Bên cạnh đó, thông dịch cũng được dùng khi những người khác ngôn ngữ gặp nhau để trao đổi công việc.
  • Biên dịch: là công việc chuyển từ một văn bản viết từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Người dịch không phải chịu sức ép thời gian căng thẳng hay yêu cầu  phản ứng tức thì như dịch nói. Tuy nhiên, lúc này yêu cầu độ chính xác cao về từ ngữ, ngữ pháp và trôi chảy hơn.

Người phiên dịch trước khi bước vào nghề cần được trang bị một cách đầy đủ về ngôn ngữ học, kiến thức chung, văn hóa nền, kỹ thuật dịch, sức khỏe và nhất là đạo đức người phiên dịch.

Những yêu cầu của người làm phiên dịch viên:

1. Biết ít nhất 2 loại ngôn ngữ trở lên:

Bước vào nghề phiên dịch, người dịch phải thông thạo ít nhất hai ngôn ngữ, gọi là ngôn ngữ làm việc [working languages]. Trong mọi hoàn cảnh, người phiên dịch cũng phải thể hiện câu cú rõ ràng, mạch lạc. Do vậy trong sinh hoạt hàng ngày, người phiên dịch phải có ý thức sử dụng ngôn ngữ một cách nghiêm chỉnh, câu cú mạch lạc.

2. Sự am hiểu về văn hóa.

Không chỉ có giỏi ngoại ngữ với vốn từ vựng phong phú, người phiên dịch còn phải có sự hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán cũng như những phương ngữ được người dân địa phương sử dụng để có thể áp dụng vào tình huống dịch thực tế và diễn đạt chúng theo cách tự nhiên hơn.

3. Thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ

Chính bản thân người phiên dịch phải thành thạo tiếng mẹ đẻ như dùng đúng thành ngữ, biết cách dùng cấu trúc và từ ngữ,… để có thể diễn đạt văn phong cũng như ngôn ngữ khác một cách tốt nhất. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để người phiên dịch có thể dùng từ chuẩn, mạnh lạc và logic khi phiên dịch.

4. Khả năng phản xạ tốt

Để trở thành một người phiên dịch giỏi, bạn phải có phản ứng nhanh nhạy cùng khả năng phán đoán linh hoạt, trí nhớ tốt để có thể xử lý những tình huống ngoài mong đợi. Điều này cần phải được rèn luyện thường xuyên bởi nghe một đoạn nói rồi phiên dịch theo ngay lập tức là điều vô cùng khó.

5. Khả năng tra cứu

Đối với người phiên dịch, kỹ năng tra cứu là điều vô cùng cần thiết để có thể giúp họ hoàn thiện bản dịch một cách tốt hơn. Lĩnh vực mà người phiên dịch hoạt động rất đa dạng như giải trí, nghiên cứu khoa học, thương mại,… có nhiều từ ngữ chuyên ngành người phiên dịch không thể hiểu cũng như nắm rõ nghĩa. Chính vì vậy mà phiên dịch viên cần phải tìm đến sự trợ giúp từ các công cụ dịch, từ điển để tra cứu nghĩa của từ, câu.

6. Kiên nhẫn, không nóng nảy

Vì khi phiên dịch, thì bản thân không còn là mình nữa mà phải đặt bản thân vào địa vị của người truyền đạt. Tình cảm cá nhân lúc này không nên có. Tuy nhiên, tuỳ vào trường hợp, hoàn cảnh, nếu người truyền đạt nóng tính, nói những câu quá nặng nề [đối với cấp dưới chẳng hạn] thì phải lựa lời dịch sao cho rõ ý là họ đang thật sự tức giận, nhưng nói sao cho người nghe cảm thấy hiểu rõ được sự tức giận đó nhưng không thể phản ứng được. Nói tóm lại là phải có bản lĩnh trong việc ứng xử, truyền tải, phải chịu trách nhiệm nội dung truyền tải.

7. Đạo đức nghề nghiệp - một yếu tố cực kì quan trọng.

Giống như bất cứ nghề nào, nghề phiên dịch cũng cần có những chuẩn đạo đức hay quy tắc ứng xử riêng. Chuẩn đạo đức này chú trọng tới sự trung thành của người  phiên dịch đối với ngôn bản và ý tưởng; thái độ của người dịch không thiên vị đối với các bên đối thoại và nhất là không được thêm thắt, bình luận, nhận xét hay thể hiện thái độ của cá nhân người phiên dịch vào lời dịch. Tránh trường hợp người phiên dịch quên mất vai trò, vị trí và trách nhiệm phiên dịch của mình và đứng ra tranh luận như một đại biểu tham dự cuộc họp.

  • Trí nhớ tốt
  • Sức khỏe tốt
  • Kiên trì và chăm chỉ, ham học hỏi
  • Biết tổ chức công việc
  • Nhanh nhẹn, nhạy cảm và tự tin
  • Có kiến thức rộng về văn hóa, xã hội, con người. Muốn được vậy phải trau dồi thường xuyên, liên tục cập nhật những thông tin mới, những lãnh vực mới.
  • Cần có sự chu đáo, cẩn trọng trong công việc. Luôn chuẩn bị trước về lĩnh vực mà mình sẽ phiên dịch.

8. Biết công nghệ, tin học văn phòng

Để có một sản phẩm dịch thuật chất lượng, sau khi phiên dịch xong phiên dịch viên cũng cần phải trình bày lại nội dung phiên dịch nếu đối tác yêu cầu. Để làm được điều đó, phiên dịch viên cần phải có sự hiểu biết về công nghệ cũng như tin học văn phòng để có thể căn chỉnh hình thức văn bản, trau chuốt lại nội dung cũng như ngôn từ. Điều này sẽ được khách hàng đối tác đánh giá được sự chuyên nghiệp của bạn.

Mong rằng những điều này sẽ giúp bạn chọn được công việc phù hợp và xác định được con đường tương lai mà mình muốn theo đuổi.

-----------------

Madaocv.com - Dịch vụ đăng tin việc làm bằng tiếng Việt/Trung/Anh, quảng bá doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm, thanh lý hàng hóa, và các dịch vụ khác,..

Hotline: 0909173508 Zalo, 0911533003 Wechat

Email: 

Video liên quan

Chủ Đề