Khu dự trữ sinh quyển mũi cà mau có diện tích bao nhiêu

Mũi Cà Mau đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, đồng thời nơi này cũng được công nhận là Khu du lịch Quốc gia, thuộc các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân, U Minh, Trần Văn Thời.

Chuẩn bị cho mùa khai thác thủy sản tại ven biển Tây Mũi Cà Mau

Thu hoạch lúa ở vùng đệm

Làng nghề chuối khô

Thu hoạch cá đồng

Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau có diện tích 371.506 ha với 3 vùng: vùng lõi 17.329 ha, vùng đệm 43.309 ha và vùng chuyển tiếp 310.868 ha. Tại vùng lõi được chia làm 3 vùng nhỏ là các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn quốc gia U Minh Hạ và dãy phòng hộ ven Biển Tây. Nơi đây có nhiều hệ sinh thái đặc trưng điển hình như: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng tràm trên đất ngập nước than bùn, hệ sinh thái biển... mỗi hệ sinh thái đều lưu giữ các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên địa chất phong phú có giá trị bảo tồn cao.Vùng Mũi Cà Mau có 4 đặc trưng sinh thái chính: Hệ thống diễn thế nguyên sinh trên đất bãi bồi; hệ thống chuyển tiếp các hệ sinh thái đặc trưng từ rừng ngập mặn sang rừng tràm ngập nước ngọt theo mùa; là vùng bãi đẻ và nuôi dưỡng con non các loài thuỷ hải sản cho cả vùng biển rộng lớn.

Mở đường xuyên rừng Đất Mũi – Khai Long để phát triển du lịch vùng Đất Mũi Cà Mau

Ngoài giá trị du lịch, Khu dự trữ sinh quyển còn đem lại giá trị kinh tế cao thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh tài nguyên rừng và các sản phẩm dưới tán rừng, hoạt động nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản, các hoạt động kinh tế và dịch vụ sinh thái.

Nguyễn Thanh Dũng

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số: 04 - 20

Nét đặc trưng của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau

18:13, 09/12/2019

NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA KHU DTSQ MŨI CÀ MAU

Là các vùng rừng ngập mặn diễn thế nguyên sinh trên đất mới bồi tạo nên bãi sinh đẻ và nuôi dưỡng con non các loài thủy, hải sản cho cả một vùng rộng lớn – vịnh Thái Lan; các hệ thống chuyển tiếp hệ sinh thái đặc trưng từ rừng ngập mặn sang rừng tràm ngập nước theo mùa và những dấu tích cư dân đầu tiên trên vùng đất cực Nam của Tổ Quốc. Khu sinh quyển này là mô hình phát triển bền vững của địa phương thông qua việc bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế và gìn giữ các giá trị văn hóa được thể hiện ở ba vùng lõi là Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ và Dải rừng phòng hộ ven biển Tây Cà Mau. Các vùng đệm và vùng chuyển tiếp bao quanh các vùng lõi làm nên một hành lang rộng lớn, đa dạng cảnh quan và hệ sinh thái, bao gồm các hệ sinh thái rừng ngập mặn, bãi bùn, đầm lầy ngập nước than bùn, hệ sinh thái biển… lưu giữ nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên địa chất phong phú, có giá trị bảo tồn cao, đã và đang được các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế quan tâm bảo vệ.
* VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU: Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau nằm trong Khu dự trữ sinh quyển Thế giới Mũi Cà Mau với tổng diện tích 41.862 ha nằm trên địa bàn huyện Năm Căn và Ngọc Hiển; cách thành phố Cà Mau 100 km là vùng đất ngập mặn với quần thể thực vật chiếm ưu thế là cây Đước. Đây là hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên có giá trị rất cao về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, môi trường, văn hóa và lịch sử. Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là một trong những địa điểm quan trọng thuộc Chương trình Quốc gia vể bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam, nơi nghiên cứu về các loài chim nước ven biển của Việt nam và vùng Châu Á-Thái Bình Dương, có những đặc điểm độc đáo về địa lý tự nhiên và địa mạo tạo nên một vùng sinh thái cửa sông ven biển có một không hai ở Việt Nam. Nơi đây là cột mốc cuối cùng của Tổ Quốc, là nơi ghi đậm những chiến công anh hùng của các cuộc kháng chiến cứu nước, có các di tích lịch sử và thắng cảnh, nơi du lịch, tham quan, giải trí lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.

NHỮNG GIÁ TRỊ NỖI BẬT CỦA VQG MŨI CÀ MAU
1. Giá trị bảo tồn:

a. Hệ thực vật: Có 22 loài ngập mặn đã được phát hiện. Quần xã thực vật ngập mặn điển hình gồm rừng tái sinh tự nhiên hỗn giao giữa Đước, Vẹt và rừng mấm thuần loài và sự hiện diện của các loài với số lượng ít như: Xu, Tra, Chà là, Ô rô, Ráng. Loài cây ưu thế là Mấm trắng, Mấm đen, Vẹt tách, Vẹt dù, Đước đôi. Mấm là loài tiên phong lấn biển với hệ thống rể đặc biệt và có sức chịu mặn cao.
b. Hệ động vật: - Lớp thú: Có 13 loài thuộc 9 họ. Trong đó có hai loài trong sách đỏ của thế giới IUCN: Khỉ đuôi dài [Panthea tigris] và Cà khu [Trach1ypithecus cristatus] . Một số loài phổ biến thường gặp: Rái cá, Sóc, Chồn, Khỉ. - Lớp chim: Có 74 loài thuộc 23 họ. Trong đó có 5 loài có trong sách đỏ của IUCN: Cò Trung quốc [Egretta eulophotes], Bồ nông chân xám [Pelecanus philippinensis], Giang sen [Ibis leucocephalus], Rẽ mỏ cong hông nâu [Numenius madagascariensis], Quắn trắng [Threskiornis melanocephalus]. Bảy loài có trong sách đỏ Việt Nam.

c. Bò sát: Gồm 17 loài thuộc 9 họ. Trong đó có 2 loài nằm trong sách đỏ IUCN, 06 loài trong sách đỏ Việt Nam.


d. Lưỡng cư: có 5 loài thuộc 3 họ.
e. Các loài cá: Phát hiện được 175 loài thuộc 116 giống và 77 họ.
f. Tôm: 14 loài .
g. Động, thực vật phiêu sinh: 133 loài.
2. Bảo vệ môi trường Các dải rừng ngập mặn dọc theo bờ biển và bờ sông đã có những tác dụng quan trọng trong việc phòng hộ, chống gió, chống xói lở, có tác dụng cải thiện các nhân tố môi trường, giảm biến động nhiệt độ và điều hòa mưa, giảm tốc độ tuần hoàn của nước, tăng thêm các hoạt động ngưng tụ trong khí quyển. Đặc biệt rừng ngập mặn có vai trò hết sức quan trọng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng

3. Giá trị kinh tế -xã hội - du lịch sinh thái.

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm, nguồn thủy sản cho hàng ngàn hộ dân sinh sống quanh khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và nuôi trồng thủy sản trong tỉnh Cà Mau. Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau cũng là nơi cung cấp những điều kiện để giải trí, học tập về thiên nhiên và từ đó nó đem lại lợi ích cho dân chúng địa phương. - Du lịch sinh thái: Đất Mũi được nhắc đến như một vùng đất thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam và trong đời, ai cũng ước một lần được đến. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú. Đến với điểm du lịch Mũi Cà Mau, du khách được thăm cột mốc toạ độ quốc gia, ngắm rừng, ngắm biển, tham quan khu mô phỏng làng rừng kháng chiến; chụp hình đứng dưới chân biểu tượng Mũi Cà Mau. Du khách được chiêm ngưỡng nhiều điều kỳ thú khi hoàng hôn buông xuống, những ráng chiều ẩn hiện trên vùng trời biển bao la. Bên trái là biển Đông, bên phải là biển Tây, bạn như đang đứng trên mũi tàu khổng lồ của Tổ quốc rẽ sóng ra khơi. Khu du lịch Mũi Cà Mau đang tiếp tục được đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ du khách. Nơi đây là điểm du lịch địa lý, du lịch sinh thái hấp dẫn đối với du khách của cả nước và bạn bè quốc tế. Du khách chỉ mất khoảng 2 giờ đi bằng canô từ thành phố Cà Mau là tới Mũi Cà Mau. 

* VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ: Vườn Quốc gia U Minh Hạ nằm trong Khu dự trữ sinh quyển Thế giới Mũi Cà Mau, với tổng diện tích tự nhiên là 8.528 ha, nằm trên địa bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An thuộc huyện U Minh và các xã Trần hợi, Khánh Bình Tây Bắc thuộc huyện Trần Văn Thời. Vườn Quốc gia U Minh Hạ có 3 phân khu chính gồm: Phân khu bảo tồn hệ sinh thái rừng trên đất than bùn với diện tích 2.593 ha, phân khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập nước với diện tích 5.134 ha và phân khu dịch vụ hành chính diện tích 801 ha.

Mục tiêu và nhiệm vụ của Vườn QG U Minh Hạ là bảo tồn, tái tạo giá trị về cảnh quan, thiên nhiên, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù, rừng tràm trên đất than bùn, bảo tồn gien các loài động thực vật quí, các giá trị văn hóa, tinh thần, di tích lịch sử…phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan, phát triển du lịch.


NHỮNG GIÁ TRỊ NỖI BẬT CỦA VQG MŨI CÀ MAU
- Thực vật: Vườn Quốc gia U Minh Hạ có 79 loài thực vật thuộc 65 chi, 36 họ, trong đó có 11 loài cây gỗ mà phổ biến và có giá trị kinh tế nhất là cây tràm. Ngoài ra còn có nhiều loại dây leo và thảo mộc có vị thuốc quí.
- Động vật: Vườn Quốc gia U Minh hạ rất phong phú và đa dạng về các loài động vật, trong đó lớp thú có 32 loài, lớp chim có 74 loài, bò sát 36 loài, lưỡng cư 11 loài, đặc biệt có nhiều loài quí hiếm có tên trong sách đỏ Việt nam và thế giới như: Rái cá lông mũi, tê tê, rắn hổ mang chúa, trăn gấm,rùa răng, diệc lửa…
- Mật ong rừng: Ong mật là một loài côn trùng cánh màn, rất có ích cho cuộc sống con người. Mật ong nói chung đã quí, nhưng mật ong được tạo ra bằng hoa tràm của rừng U Minh Hạ thì càng quí hơn. Đây là đặc sản nổi tiếng và được ưa chuộng khắp cả nước.

- Cá đồng: Cá đồng Vườn Quốc gia U Minh Hạ rất phong phú và đa dạng về chủng loài như: Cá lóc, cá trê, cá rô, cá bổi, cá thác lác, lươn… Đây là những loài thủy sản nước lợ nổi tiếng ở Cà Mau cần được bảo tồn để cung cấp con giống cho cả khu vực
- Du lịch sinh thái: Vườn Quốc gia U Minh Hạ là điểm du lịch sinh thái lý tưởng. Bạn có thể đến đây ngắm cảnh rừng bạt ngàn và hít thở bầu không khí trong lành với hương thơm dịu ngọt của hoa tràm đung đưa trong gió.
 

Video liên quan

Chủ Đề