Kết quả đổi mới công tác quản trị trường học nâng cao năng lực chuyên môn nghề nghiệp cho đội ngũ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
--------------------------------------------------------------------------------------
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Đoạt- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: 
Số 867, đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 02153 824 980 - 02153 831 439
Email: 

Xác định chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là một trong những yếu tố quyết định thành công của đổi mới giáo dục, những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành, chỉ đạo thực hiện các quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thực hiện đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp. Công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu theo chuẩn và yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới bảo đảm tiến độ, chất lượng. 

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có hơn một triệu cán bộ quản lý, giáo viên đều có lòng yêu nghề, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có ý chí vươn lên, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Các nhà trường bước đầu được đổi mới theo tinh thần phát huy tính năng động, chủ động và tích cực của người học. Để thực hiện đổi mới, các thầy giáo, cô giáo đã tích cực, chủ động trong việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy và quản lý. Bên cạnh đó, đội ngũ nhà giáo cũng chủ động tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy học và giáo dục; thích ứng với dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19 kéo dài.  

Không chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ, cơ chế chính sách cho đội ngũ nhà giáo cũng được chú trọng đổi mới. Hiện nay tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo [theo Luật Giáo dục năm 2019] cấp mầm non là 77,8%, tiểu học là 69,4%, trung học cơ sở là 83,3%, trung học phổ thông là 99,9%. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn địa phương rà soát việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng giáo viên hợp lý, hiệu quả; đồng thời có giải pháp lâu dài để quy hoạch, tuyển dụng và bố trí đủ giáo viên dạy đúng và đủ các môn học. Các địa phương đã chủ động rà soát đội ngũ hiện có để xác định số lượng biên chế giáo viên cần bổ sung cho từng cấp học; xây dựng lộ trình, các giải pháp khắc phục tình trạng thừa-thiếu giáo viên gắn với nâng cao hiệu quả việc tinh giản biên chế. Phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên để đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng và điều tiết giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu, bảo đảm “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”. 

Tuy nhiên, thực tế, phát triển đội ngũ nhà giáo hiện nay vẫn còn những bất cập. Giáo viên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông chưa bảo đảm cơ cấu môn học, nhất là khi triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới có một số môn học mới. Tình trạng thừa - thiếu cục bộ giáo viên mầm non, phổ thông ở một số địa phương vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện cả nước thừa 10.178 giáo viên nhưng lại thiếu 94.714 giáo viên. Chất lượng đội ngũ không đồng đều, còn khoảng cách lớn giữa các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn và các vùng thuận lợi. Công tác xây dựng quy hoạch, dự báo nhu cầu về đội ngũ của nhiều địa phương chưa kịp thời hoặc không hiệu quả dẫn đến bị động trong bố trí số lượng giáo viên. Việc đánh giá giáo viên còn một số bất cập; chính sách tiền lương đối với đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên mầm non chưa tương xứng cho nên chưa tạo được động lực phấn đấu cho đội ngũ. 

Các chuyên gia giáo dục cho rằng, để đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, ngành giáo dục cần chú trọng công tác xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; nhất là có khả năng thích ứng với dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa. Năm 2021, các địa phương sẽ cử 37.389 giáo viên tham gia đào tạo nâng chuẩn trình độ, gồm: 9.859 giáo viên mầm non [chiếm tỷ lệ 10,96% giáo viên chưa đạt chuẩn]; 17.822 giáo viên tiểu học [chiếm tỷ lệ 6,36% giáo viên chưa đạt chuẩn]; 9.708 giáo viên trung học cơ sở [chiếm tỷ lệ 3,86% giáo viên chưa đạt chuẩn]. Thực hiện đào tạo giáo viên gắn với nhu cầu thực tiễn bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng. Phương thức đào tạo giáo viên, từ khâu tuyển sinh đến nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo cần theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp; gắn liền việc đào tạo trong các trường sư phạm với hoạt động tại các trường phổ thông. 

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, chuẩn bị đội ngũ cho đổi mới giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 116/2020/NĐ-CP với nhiều quy định mới. Các địa phương trên cơ sở tính toán nhu cầu có thể đặt hàng đào tạo giáo viên theo lộ trình để thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ cũng đã làm việc với các trường sư phạm về việc mở ngành đào tạo giáo viên phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có một “bức tranh” tổng thể về thừa - thiếu giáo viên và các giải pháp đưa ra để các địa phương thực hiện theo nguyên tắc “ở đâu có học sinh thì phải có giáo viên” nhưng trên cơ sở điều tiết, cơ cấu hợp lý, hiệu quả, phù hợp thực tiễn, bảo đảm đội ngũ nhà giáo đáp ứng tốt nhất yêu cầu đổi mới giáo dục.

[Dân sinh] – Cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp bao gồm cán bộ của cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý về giáo dục nghề nghiệp [cán bộ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cán bộ phụ trách công tác giáo dục nghề nghiệp của các Bộ, ngành; lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phụ trách công tác giáo dục nghề nghiệp và cán bộ của phòng giáo dục nghề nghiệp thuộc Sở, cấp huyện] và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Trưởng/Phó Khoa, Phòng, Ban, Tổ chuyên môn….tại các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp. 

Ông Trần Quốc Huy – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ phát biểu tại lớp Bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9/2020

Cán bộ GDNN có nhiệm vụ chính là xây dựng các cơ chế, chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, triển khai các hoạt động thi hành pháp luật để quản lý giáo dục nghề nghiệp, hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch phát triển và huy động các nguồn lực, nhằm đảm bảo các quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp được thực thi; ra quyết định để quản lý, tổ chức và điều hành các hoạt động GDNN nhằm đảm bảo phát triển nhà trường theo sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu đào tạo.

Thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 3/9/2016 của Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về GDNN ở trung ương; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GDNN ở địa phương. Đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động GDNN, đội ngũ cán bộ quản lý GDNN đã tăng nhanh về quy mô và chất lượng đội ngũ ngày càng được cải thiện hướng tới các tiêu chuẩn, năng lực cho từng vị trí công tác. Theo thống kê, tổng số cán bộ quản lý GDNN hiện nay khoảng 20.600 người, trong đó Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp: 188 người [có 63% cán bộ quản lý có trình độ thạc sỹ, tiến sĩ], các Bộ, ngành gần 180 người; Phòng Giáo dục nghề nghiệp thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trên 450 người; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện: 800 người; cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp gần 19.200 người [trong đó, trường cao đẳng: 10.300 người, trường trung cấp: 5.150 người và trung tâm giáo dục nghề nghiệp: 3.700 người]; 42% cán bộ quản lý cơ sở GDNN có trình độ sau đại học.

Tầm quan trọng và yêu cầu chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý GDNN luôn được quan tâm, phát triển và được cụ thể hóa trong Luật Giáo dục nghề nghiệp và dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp [trong các tiêu chuẩn, điều kiện đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo trường cao đẳng, trường trung cấp và Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp có tiêu chuẩn phải có kinh nghiệm và qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp]. Việc phát triển, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý GDNN đã được xác định là một trong những giải pháp đột phá để thực hiện chiến lược phát triển [Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020]. Triển khai thực hiện Luật giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp đã xây dựng, ban hành chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng về quản lý GDNN cho đối tượng cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Chương trình luôn được cập nhật, bổ sung phù hợp với yêu cầu đổi mới; tập trung đào tạo, bồi dưỡng những nội dung mới, như: định hướng đổi mới và nâng cao chất lượng; quản trị cơ sở GDNN theo hướng tiếp cận hiện đại; quản lý và phát triển chương trình theo tiếp cận chuẩn đầu ra trong GDNN; tổ chức, quản lý đào tạo theo tích lũy môđun, tín chỉ; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và phát triển đội ngũ nhà giáo; công tác truyền thông về GDNN; chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả quản lý cơ sở GDNN; GDNN kết nối doanh nghiệp, thị trường lao động và giải quyết việc làm; cơ chế, chính sách, công tác quản lý, sử dụng tài sản công và phát triển hoạt động dịch vụ. Đến nay, 8.500 lượt cán bộ quản lý đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cơ sở GDNN đáp ứng yêu cầu, điều kiện về vị trí lãnh đạo, quản lý trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hàng năm có nhiều lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo các Vụ, đơn vị, các chuyên viên của Tổng cục và các Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường cao đẳng, trung cấp cũng tham gia đào tạo, bồi dưỡng về nội dung, yêu cầu mới do các nước có nền GDNN tiên tiến và các tổ chức quốc tế có uy tín tổ chức đào tạo.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, đội ngũ cán bộ quản lý GDNN vẫn còn nhiều điểm hạn chế, chưa thích ứng tốt nhất với yêu cầu mới về quản lý GDNN cả quy mô và chất lượng. Có nhiều nguyên nhân trong đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý về GDNN đã có cải thiện nhưng chưa làm thay đổi căn bản về chất của cán bộ quản lý; thiếu một cơ quan chuyên sâu đào tạo, trong khi các nước trên thế giới đều có một cơ quan rõ ràng để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này; đa số cán bộ quản lý GDNN chưa được đào tạo một cách có hệ thống, bài bản về công tác quản lý; trình độ và năng lực điều hành quản lý còn bất cập, chưa chuyên nghiệp; làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân; tư duy quản trị theo kiểu quản lý hành chính; chỉ huy, mệnh lệnh, trên bảo, dưới chấp hành; mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ sở GDNN còn lỏng lẻo, chưa tạo được sức mạnh chung trong hoạt động đào tạo của nhà trường; cán bộ quản lý nhà nước về GDNN ở các địa phương còn thiếu và yếu, kiêm nhiệm, thường xuyên luân chuyển, thay đổi vị trí việc làm, năng lực chuyên sâu về quản lý GDNN còn hạn chế nên việc thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về GDNN còn lúng túng, hiệu quả thực hiện chưa cao.

Dự thảo Chiến lược phát triển Kinh tế – Xã hội Việt Nam giai đoạn 2021-2030 đã khẳng định, “Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược”; tại Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ những nội dung, yêu cầu cần thực hiện để phấn đấu đến năm 2030, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, đến năm 2045 tiếp cận trình độ các nước G20. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm biến chuyển không ngừng mọi mặt đời sống kinh tế xã hội và thị trường lao động, đòi hỏi sự đáp ứng linh hoạt của hệ thống GDNN. Trước những kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và xã hội về đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN, trong đó đội ngũ cán bộ quản lý GDNN là lực lượng tiên phong đi đầu trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng. Với những thách thức, yêu cầu đổi mới hiện nay, đòi hỏi cán bộ quản lý GDNN cần phải được đào tạo bồi dưỡng để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý. Việc tăng cường, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý GDNN có chuyên môn tốt; sáng tạo; chuyên nghiệp; hội nhập; chủ động thích ứng trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư phải xác định đây là một trong các giải pháp đột phá trong Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Vì vậy, cần tập trung triển khai một số giải pháp sau:

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ quản lý

– Xây dựng khung năng lực của cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

– Nghiên cứu hoàn thiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp để không chỉ tạo hành lang pháp lý cho hoạt động lãnh đạo mà còn là động lực thúc đẩy sáng tạo, nhiệt tình, có trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp.

– Thành lập Viện hoặc Học viện hiện đại với chức năng đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; nghiên cứu khoa học nhằm hình thành đội ngũ cán bộ có tính chuyên nghiệp, hiệu quả đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

– Thu hút tuyển chọn, bố trí, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý GDNN theo đúng quy định của pháp luật và có năng lực, kỹ năng quản lý, chuyên môn, tâm huyết với GDNN.

– Phải khảo sát, đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý GDNN để xây dựng kế hoạch, thiết kế chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp từng đối tượng; đảm bảo mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng.

– Xây dựng, phát triển các bộ tài liệu về nội dung, kiến thức quản lý nhà nước về GDNN; tài liệu bồi dưỡng kỹ năng quản lý, quản trị cơ sở GDNN và các tài liệu có liên quan phục vụ cho đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa cho các đối tượng cán bộ quản lý.

Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng theo hướng chuẩn hóa cho từng đối tượng cán bộ quản lý, với nội dung cụ thể:

– Đối với cán bộ quản lý nhà nước của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp: nắm vững Luật GDNN và các luật có liên quan, các văn bản QPPL để tham mưu triển khai thực thi trên thực tế; kỹ năng, kỹ thuật xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, văn bản QPPL về giáo dục nghề nghiệp; cách nghiên cứu đề xuất những vấn đề mới của GDNN; những vấn đề quản trị hệ thống, đào tạo theo hướng mở, linh hoạt, gắn chặt với thị trường lao động và doanh nghiệp, kiến thức quản trị, bảo đảm chất lượng, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý; nâng cao trình độ ngoại ngữ để sẵn sàng tham gia các chương trình, học tập, hội thảo quốc tế trực tuyến.

– Đối với cán bộ làm công tác GDNN của các Bộ, ngành và địa phương: hướng dẫn thực hiện nội dung chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động GDNN của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong phạm vi ngành, lãnh thổ nhằm đảm bảo các hoạt động triển khai đúng các quy định của pháp luật về GDNN; xây dựng kế hoạch phát triển GDNN của ngành, địa phương; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về GDNN trên địa bàn theo thẩm quyền.

– Đối với cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp: nâng cao năng lực quản trị nhà trường theo hướng hiệu quả bao gồm công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo, kế hoạch đào tạo, đánh giá kết quả, bảo đảm chất lượng; năng lực quản lý sự thay đổi, nhạy bén với xu thế thị trường, năng lực giải quyết những khó khăn nảy sinh trong thực tiễn; triển khai đúng các văn bản quy phạm pháp luật về GDNN; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dạy, học và công tác truyền thông; vận hành, tổ chức và quản lý các hoạt động về GDNN nhằm đảm bảo phát triển nhà trường theo sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu đào tạo.

Trong năm 2021 bên cạnh tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở GDNN để đảm bảo đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, còn phải tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ quản lý và quản trị nhà trường cho khoảng 1.800 cán bộ quản lý của Tổng cục, của 63 Sở và các cơ sở GDNN để thích ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục nghề nghiệp./.

Nguồn: //baodansinh.vn/tang-cuong-dao-tao-boi-duong-nang-cao-nang-luc-cho-doi-ngu-can-bo-quan-ly-dap-ung-yeu-cau-doi-moi-giao-duc-nghe-nghiep-20210202203256389.htm

Video liên quan

Chủ Đề