Kế toán sữa chữa tài sản cố định là gì

Về mặt nguyên tắc kế toán chung, cả VAS và IFRS đều chia subsequent expenditures ra làm 2 loại: Chi phí sửa chữa/bảo trì TSCĐ và chi phí nâng cấp/cải tạo TSCĐ. Đối với chi phí nâng cấp, cải tạo TSCĐ thì treatment giữa VAS và IFRS là như nhau: vốn hóa vào giá trị TSCĐ. Trong nội dung bài viết này sẽ đề cập tới các khác biệt cơ bản trong kế toán chi phí sửa chữa/bảo trì TSCĐ.

1. Chi phí bảo dưỡng thường xuyên TSCĐ

Đối với khoản chi phí này thì VAS và IFRS đều yêu cầu ghi nhận vào chi phí trong kỳ. Ví dụ: Một chiếc xe máy định kỳ hàng tháng [hoặc mỗi 1.500 km] đều phải thực hiện thay dầu thì chi phí thay dầu định kỳ được hạch toán vào chi phí hàng kỳ.

2. Chi phí sửa chữa bất thường/Chi phí sửa chữa lớn

Khi phát sinh các chi phí mà không phải chi phí bảo dưỡng/bảo trì định kỳ, VAS yêu cầu phải tách biệt chi phí sửa chữa để duy trì tình trạng hoạt động của TSCĐ và chi phí giúp kéo dài tuổi thọ hoặc tăng công năng sử dụng của tài sản. Tuy nhiên, trong thực tế rất khó để có thể phân biệt được một khoản chi phí chi ra là để duy trì tình trạng hoạt động hoặc để tăng công năng hoặc có cả 2 tính chất này, vì vậy chuẩn mực quốc tế đưa ra một cách tiếp cận mang tính chất mở và dễ dàng áp dụng trong thực tế hơn.

Ví dụ: Một chiếc ô tô đang sử dụng thì bị hỏng, có thể do va chạm khi tham gia giao thông hoặc các lỗi kỹ thuật khác, chi phí sửa chữa hết 500 triệu đồng. – Đối với VAS: Ghi nhận toàn bộ vào chi phí trong kỳ [nếu giá trị nhỏ] hoặc ghi nhận vào chi phí trả trước và phân bổ trong khoảng thời gian tối đa 36 tháng nếu giá trị sửa chữa lớn. – Đối với IFRS: Sẽ xác định xem việc sửa chữa này có bao gồm việc thay thế các bộ phận trọng yếu của tài sản hay không. + Chi phí sửa chữa chủ yếu bao gồm việc thay thế các bộ phận quan trọng của tài sản: trong trường hợp này, chuẩn mực quốc tế yêu cầu vốn hóa giá trị của các bộ phận thay thế vào giá trị TSCĐ, đồng thời ghi giảm giá trị còn lại của các bộ phận được thay thế [kể cả trường hợp các bộ phận được thay thế trước đó không được ghi nhận và khấu hao một cách riêng biệt]. IAS 16 về PPE có nêu một số phương pháp để xác định giá trị các bộ phận được ghi giảm trong trường hợp này, trong đó phương pháp replacement cost được sử dụng phổ biến. + Chi phí sửa chữa nếu chủ yếu bao gồm chi phí nhân công, chi phí thay thế các bộ phận không trọng yếu, các chi phí khác sẽ được ghi nhận toàn bộ vào chi phí trong kỳ.

Trong cả hai trường hợp, một giá trị lớn chi phí sẽ được ghi nhận vào chi phí trong kỳ để phản ánh thực tế tổn thất đã diễn ra thay vì hoãn lại là một khoản mục tài sản [chi phí trả trước] theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam.

3. Chi phí bảo trì TSCĐ định kỳ theo yêu cầu kỹ thuật

  1. Đối với chi phí TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải bảo trì định kỳ [VD 5 năm một lần], VAS cho phép hai hướng xử lý: – Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hàng năm, đồng thời ghi nhận một khoản dự phòng phải trả [trước đây theo QĐ15 là chi phí phải trả – 335] – Trong trường hợp không trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, VAS yêu cầu treo lại chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trên tài khoản chi phí trả trước [nếu giá trị lớn], sau đó thực hiện phân bổ vào chi phí trong kỳ trong thời gian không quá 36 tháng. Trong trường hợp số 1, việc ghi nhận một khoản dự phòng phải trả là không phù hợp với định nghĩa ghi nhận nợ phải trả [theo đó doanh nghiệp phải có legal hoặc constructive obligation]. Trong trường hợp số 2, việc quy định phân bổ chi phí sửa chữa trong thời gian 3 năm cũng không thực sự phù hợp.
  1. Hướng dẫn của IFRS về trường hợp Major inspections/Overhaul

– Đối với chi phí major inspections thì chuẩn mực quốc tế yêu cầu không được trích trước chi phí, vì tại thời điểm trích trước doanh nghiệp chưa có “nghĩa vụ hiện tại phát sinh từ các giao dịch trong quá khứ” và do đó chưa đủ điều kiện để ghi nhận một khoản dự phòng nói riêng và một khoản nợ phải trả nói chung. Ví dụ: doanh nghiệp có thể ngừng không tiếp tục sử dụng tài sản nữa và khi đó sẽ không phải thanh toán bất kỳ một chi phí nào liên quan tới việc sửa chữa/bảo trì tài sản. Lưu ý là việc trích trước chi phí bảo trì tài sản định kỳ theo yêu cầu kỹ thuật này khác với trường hợp ghi nhận khoản dự phòng về chi phí hoàn nguyên [Decommissioning costs] vì đối với trường hợp Decommissioning costs, doanh nghiệp đã có nghĩa vụ hiện tại [legal obligation].

– Cách xử lý đối với major inspections tương tự như đối với trường hợp replacement parts, doanh nghiệp thực hiện ghi giảm toàn bộ carrying amount của chi phí lần trước đó nếu chưa phân bổ hết [không phân biệt chi phí major inspection trước đó có được ghi nhận và khấu hao tách biệt hay không], đồng thời vốn hóa chi phí lần này vào giá trị tài sản [ghi nhận tách biệt với các bộ phận hữu hình khác và khấu hao trong thời gian bảo trì định kỳ theo thông số kỹ thuật, ví dụ trong trường hợp này là 5 năm].

Kế toán sửa chữa tài sản cố định theo TT200. Trên thực tế, khi TSCĐ của DN bị hỏng hóc, cần sửa chữa thì kế toán khi đó sẽ hạch toán ra sao? Sau đây, KẾ TOÁN HÀ NỘI sẽ hướng dẫn các bạn Kế toán sửa chữa tài sản cố định theo TT200 và ví dụ Kế toán sửa chữa tài sản cố định theo TT200.

Kế toán sửa chữa tài sản cố định theo TT200

Quy định của Nhà nước về Kế toán sửa chữa tài sản cố định như sau:

“1. Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

2. Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.

Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.”

3. Các chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được đánh giá một cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của TSCĐ vô hình so với mức hoạt động ban đầu, thì được phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ. Các chi phí khác liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh”.

[Điều 7 Thông tư Số 45/2013/TT-­BTC]

Kế toán sửa chữa tài sản cố định theo TT200.

Tài sản cố định là công cụ để Doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Để TSCĐ luôn duy trì trạng thái hoạt động tốt, Doanh nghiệp thường xuyên phải bảo dưỡng, sửa chữa khi TSCĐ bị hỏng hóc. Khi hạch toán Kế toán sửa chữa tài sản cố định, căn cứ quy mô thực hiện sửa chữa TSCĐ thì công việc sửa chữa tài sản cố định được chia làm 2 loại như sau:

  • Kế toán sửa chữa tài sản cố định thường xuyên.
  • Kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định.

Sau đây, chúng ta sẽ đi vào từng trường hợp cụ thể:

1. Cách hạch toán Kế toán sửa chữa tài sản cố định thường xuyên theo thông tư 200.

\>>>Khi phát sinh chi phí sửa chữa TSCĐ thường xuyên thường được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ của bộ phận có tài sản sửa chữa.

Khi phát sinh vấn đề tài sản bị hỏng hóc hoặc cần bảo dưỡng, có thể xảy ra các trường hợp như: Bộ phận có tài sản tự tiến hành sửa chữa TSCĐ; Bộ phận sản xuất phụ tiến hành sửa chữa; Thuê bên ngoài sửa chữa TSCĐ. Vậy cách hạch toán từng trường hợp cụ thể như sau:

1.1. Trường hợp bộ phận có tài sản tự tiến hành sửa chữa TSCĐ.

– Khi phát sinh chi phí sửa chữa, kế toán hạch toán:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642: Chi phí sửa chữa TSCĐ [nếu chi phí sửa chữa nhỏ]

Nợ TK 242: Chi phí sửa chữa TSCĐ [nếu chi phí sửa chữa cần phân bổ dần]

Nợ TK 1332: Tiền thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]

Có các TK 111, 152, 334….: Trị giá sửa chữa TSCĐ.

– Hàng kỳ xác định mức phân bổ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ, kế toán hạch toán:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642: Chi phí sửa chữa được phân bổ

Có TK 242: Chi phí sửa chữa được phân bổ

1.2. Trường hợp bộ phận sản xuất phụ tiến hành sửa chữa.

Khi bộ phận sản xuất phụ tiến hành sửa chữa, có 2 khả năng xảy ra, đó là: Chi phí không tập hợp riêng cho bộ phận sản xuất phụ sửa chữa và có tập hợp chi phí riêng cho từng bộ phận sản xuất phụ sửa chữa. Cụ thể:

\>>>Khi chi phí không tập hợp riêng cho bộ phận sản xuất phụ sửa chữa thì kế toán thực hiện hạch toán như trường hợp bộ phận có tài sản tự tiến hành sửa chữa TSCĐ [mục 1.1 ở trên]. \>>>Khi có tập hợp chi phí riêng cho từng bộ phận sản xuất phụ sửa chữa thì kế toán thực hiện tập hợp chi phí để tính giá thành công trình sửa chữa. Sau đó phân bổ giá thành dịch vụ sửa chữa cho bộ phận sử dụng tài sản đó. Chi tiết hạch toán như sau:

– Khi phát sinh chi phí sửa chữa, kế toán ghi:

Nợ các TK 621, 622, 627: Chi phí sửa chữa nhỏ [chi tiết bộ phận sản xuất phụ]

Nợ TK 1332: Tiền thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]

Có các TK 111, 152, 153, 334, …

– Cuối kỳ, kết chuyển chi phí của bộ phận sản xuất phụ, kế toán ghi:

Nợ 154: Chi phí sửa chữa [chi tiết bộ phận sản xuất phụ]

Có các TK 621, 622, 627: Chi phí sửa chữa.

– Khi bộ phận sản xuất phụ bàn giao TSCĐ sửa chữa hoàn thành cho bộ phận sử dụng TSCĐ, căn cứ trị giá TSCĐ sửa chữa hoàn thành do bộ phận sản xuất phụ cung cấp, kế toán ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642: Chi phí sửa chữa nhỏ [chi tiết bộ phận sử dụng TSCĐ]

Nợ TK 242: Chi phí sửa chữa cần phân bổ dần [chi tiết bộ phận sử dụng TSCĐ]

Có TK 154: Chi phí sửa chữa [chi tiết bộ phận sản xuất phụ].

– Hàng kỳ kế toán xác định mức phân bổ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ, kế toán ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642: Chi phí sửa chữa

Có TK 242: Chi phí sửa chữa.

1.3. Trường hợp Doanh nghiệp thuê bên ngoài sửa chữa TSCĐ.

Trường hợp doanh nghiệp thuê ngoài để sửa chữa TSCĐ thì phản ánh chi phí sửa chữa và số tiền phải trả cho đơn vị sửa chữa như sau:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642: Chi phí sửa chữa

Nợ 1332: Tiền ­thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]

Có các TK 111, 331…: Tổng số tiền phải trả.

2. Cách hạch toán Kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định theo thông tư 200.

Kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định được chia làm 2 trường hợp, đó là: Kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định không nâng cấp; Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ mang tính chất nâng cấp, cải tạo.

2.1. Cách hạch toán Kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định đối với trường hợp không nâng cấp.

Đối với trường hợp này, thường xảy ra 2 trường hợp như sau:

2.1.1. Trường hợp Doanh nghiệp CÓ kế hoạch tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ từ đầu năm.

Khi doanh nghiệp có kế hoạch sửa chữa lớn từ đầu năm thì doanh nghiệp có thể trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch cụ thể:

– Hàng kỳ, theo kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Có TK 335: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.

– Chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, kế toán ghi:

Nợ TK 2143: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Nợ 1332: Tiền thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]

Có các TK 111, 152, 153, 334, 338…

– Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh khi hoàn thành, kế toán ghi:

Nợ TK 335: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Có TK 2413: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.

– Khi xử lý số chênh lệch số chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh so với số được trích trước theo kế hoạch [nếu có]:

Nếu số phát sinh thực tế lớn hơn số trích trước theo kế hoạch thì sẽ trích bổ sung, kế toán ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642: Chi phí sửa chữa lớn bổ sung

Có TK 335: Chi phí sửa chữa lớn bổ sung.

Nếu số thực tế phát sinh nhỏ hơn số trích trước thì ghi giảm chi phí, kế toán ghi:

Nợ TK 335: Chi phí sửa chữa lớn được giảm

Có các TK 623, 627, 641, 642: Chi phí sửa chữa lớn được giảm.

2.1.2. Trường hợp Doanh nghiệp KHÔNG CÓ kế hoạch tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ từ đầu năm.

Khi doanh nghiệp không trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thì doanh nghiệp sẽ phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn vào đối tượng có liên quan:

– Chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, kế toán ghi:

Nợ TK 2413: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Nợ TK 1332: Tiền thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]

Có các TK 111, 112, 331…: Tổng trị giá thanh toán.

– Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn để phân bổ dần khi đã hoàn thành, kế toán ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642: Chi phí sửa chữa nếu giá trị nhỏ

Nợ TK 242: Chi phí sửa chữa phải phân bổ dần nếu giá trị lớn

Có TK 2413: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.

– Hàng kỳ kế toán xác định mức phân bổ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ, kế toán ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642: Chi phí sửa chữa TSCĐ phân bổ

Có TK 242: Chi phí sửa chữa TSCĐ phân bổ.

2.2. Cách hạch toán Kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định đối với trường hợp mang tính chất nâng cấp, cải tạo.

Chi phí phát sinh tiến hành sửa chữa lớn mang tính nâng cấp, cải tạo được tập hợp riêng theo từng công trình qua tài khoản 2413. Khi công trình sửa chữa nâng cấp hoàn thành, bàn giao, giá trị nâng cấp sẽ được ghi tăng nguyên giá TSCĐ.

– Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn mang tính chất nâng cấp, cải tạo TSCĐ, kế toán ghi:

Nợ TK 2413: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Nợ TK 1332: Tiền thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]

Có các TK 111, 152, 331, 334…: Tổng trị giá thanh toán.

– Khi công việc sửa chữa nâng cấp, cải tạo hoàn thành đưa TSCĐ vào sử dụng, kế toán ghi:

Nợ TK 211: TSCĐ đã được sửa chữa nâng cấp, cải tạo

Có TK 2413: Sửa chữa lớn TSCĐ.

Để hiểu rõ hơn về Kế toán sửa chữa tài sản cố định theo TT200, mời các bạn theo dõi Ví dụ Kế toán sửa chữa tài sản cố định theo TT200.

Ví dụ Kế toán sửa chữa tài sản cố định theo TT200.

Ví dụ 1: Kế toán sửa chữa tài sản cố định theo TT200 trường hợp sửa chữa thường xuyên.

Công ty Kế toán Hà Nội mua 1 máy điều hòa trị giá 30.000.000 VNĐ dùng cho bộ phận quản lý. Sau 5 năm sử dụng, máy điều hòa này bị hỏng, cần sửa chữa, bảo dưỡng. Chi phí sửa chữa phát sinh là 2.000.000 VNĐ, thuế GTGT 10%. Tài sản này được bộ phận sản xuất phụ thực hiện tiến hành sửa chữa nhưng chi phí không tập hợp riêng cho bộ phận sản xuất phụ.

\>>>Kế toán công ty Kế toán Hà Nội hạch toán như sau:

Nợ TK 642: 2.000.000 VNĐ

Nợ TK 1332: 200.000 VNĐ

Có TK 111: 2.200.000 VNĐ.

Ví dụ 2: Kế toán sửa chữa tài sản cố định theo TT200 trường hợp sửa chữa lớn tài sản cố định.

Số liệu của công ty Hà Lan như sau:

Ngày 20/04/2019, Công ty Hà Lan tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ X, chi phí sửa chữa bao gồm:

_ Xuất phụ tùng thay thế: 2.000.000 VNĐ.

_ Chi phí sửa chữa bằng tiền mặt: 3.000.000 VNĐ.

_ Chi phí trả thợ sửa thuê ngoài: 1.500.000 VNĐ, thuế GTGT 10%. Thanh toán bằng tiền mặt.

Ngày 01/05/2019, TSCĐ X đã sửa xong và đưa vào sử dụng.

\>>>Từ số liệu trên kế toán công ty Hà Lan hạch toán như sau:

– Chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, kế toán ghi:

Xuất phụ tùng thay thế:

Nợ TK 2143: 2.000.000 VNĐ

Có TK 152 [phụ tùng thay thế]: 2.000.000 VNĐ.

Chi phí sửa chữa bằng tiền mặt:

Nợ TK 2143: 3.000.000 VNĐ

Có TK 111: 3.000.000 VNĐ.

Chi phí trả thợ sửa thuê ngoài:

Nợ TK 2143: 1.500.000 VNĐ

Nợ 1332: 150.000 VNĐ

Có TK 111: 1.650.000 VNĐ.

– Ngày 01/05/2019, khi sửa chữa lớn TSCĐ X hoàn thành, kết chuyển chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, kế toán ghi:

Nợ TK 335: 6.500.000 VNĐ

Có TK 2413: 2.000.000 VNĐ + 3.000.000 VNĐ + 1.500.000 VNĐ = 6.500.000 VNĐ.

Trên đây là Kế toán sửa chữa tài sản cố định theo TT200 và ví dụ Kế toán sửa chữa tài sản cố định theo TT200.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Nếu bạn đang là kế toán viên, muốn nâng cao trình độ hoặc muốn có CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ>>> Hãy tham khảo LỚP ÔN THI CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI.Lớp ôn thi của Chúng tôi sẽ giúp bạn CÓ ĐƯỢC CHỨNG CHỈ ĐẠI LÝ THUẾ.

Nếu bạn mới vào nghề kế toán, chưa có nhiều kinh nghiệm >>> hãy tham khảo CÁC KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ CỦA KẾ TOÁN HÀ NỘI. Khóa học của Chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao cả kiến thức và kinh nghiệm làm kế toán.

Kế toán kho tài sản cố định là gì?

Kế toán Tài sản cố định trong doanh nghiệp là công việc đòi hỏi nhân viên kế toán phải tham gia kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của Nhà nước, lập báo cáo tài sản cố định, tiến hành phân tích tình trạng trang bị, huy động, bảo quản, và sử dụng tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của tài ...

Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định là gì?

Sửa chữa thường xuyên TSCĐ: - Là công việc sửa chữa nhỏ có tính chất bảo dưỡng hoặc thay thế những bộ phận, chi tiết nhỏ của TSCĐ. Việc sửa chữa này nhằm giữ cho TSCĐ có trạng thái tốt, bình thường đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Sửa chữa nâng cấp tài sản cố định là gì?

Sửa chữa tài sản cố định : là việc duy tu bảo dưỡng tài sản cố định, thay thế sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu tài sản cố định.

Thế nào là sửa chữa lớn tài sản?

Sửa chữa lớn tài sản cố định là hoạt động mang tính chất khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ bị hư hỏng nặng hoặc theo yêu cầu kỹ thuật đảm bảo nâng cao năng lực sản xuất và hoạt động của TSCĐ.

Chủ Đề