Kế tên các hoạt động của người dân làm giảm đa dạng sinh học ở Sơn La

[TN&MT] - Từ ngày 19-21/11, Sở TN&MT Sơn La đã tổ chức Hội nghị tập huấn, tuyên truyền quy định của pháp luật về đa dạng sinh học năm 2021.

Các báo cáo viên của Sở TN&MT triển khai phổ biến các nội dung tập huấn quy định về đa dạng sinh học.

Tham dự Hội nghị có lãnh đạo, chuyên viên Sở NN&PTNT; KH&CN; Chi cục Kiểm lâm tỉnh; Hạt kiểm lâm 12 huyện, thành phố; Ban quản lý 5 rừng đặc dụng phòng hộ; Phòng TN&MT các huyện, thành phố; cán bộ phụ trách quản lý nhà nước lĩnh vực bảo vệ môi trường cấp xã.

Để bảo vệ các hệ sinh thái, trong 2 thập niên gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều Bộ luật quan trọng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên như Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật Thủy sản. Đặc biệt, Luật Đa dạng sinh học năm 2008 đã mở ra một bước ngoặt với công tác bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó, xác định các nguyên tắc và ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học của các cấp từ Trung ương đến địa phương. Tạo cơ sở pháp lý để các cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua các cơ chế mới về đồng quản lý và chia sẻ lợi ích.

Quang cảnh Hội nghị.

Theo Sở TN&MT Sơn La, để triển khai thực hiện Luật và Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học, tỉnh Sơn La đã ban hành Nghị quyết số 79/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của HĐND tỉnh thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn 2030; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, thực hiện, củng cố bộ máy của các cơ quan thực hiện nhiệm vụ về đa dạng sinh học; kiện toàn 12 Ban chỉ đạo huyện, thành phố; 202 ban chỉ đạo cấp xã, phường, thị trấn; củng cố, kiện toàn, thành lập 2.789 tổ, đội quần chúng bảo vệ phòng cháy, chữa cháy rừng. Tuy nhiên, do tỷ lệ tăng dân số vẫn ở mức độ cao, tập quán canh tác còn lạc hậu, trình độ dân trí thấp và khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức… nên sự suy giảm đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh vẫn diễn ra ở mức độ cao.

Để góp phần nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong thực hiện bảo vệ môi trường sinh thái theo chủ trương của Đảng, chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch số 101 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường năm 2021. Trên cơ sở đó, Sở TN&MT đã ban hành kế hoạch để tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững, hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2021.

 

Tại hội nghị, các báo cáo viên của Sở TN&MT đã quán triệt các nội dung: Trách nhiệm của UBND các cấp và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Luật Đa dạng sinh học và các văn bản hướng dẫn thi hành [quản lý sinh vật biến đổi gen; tiêu chí xác định và chế độ quản lý loài thuộc danh mục nguy cấp, quý, hiếm; sinh vật ngoại lai xâm hại; bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước];

Quy định của pháp luật về tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen: Công ước quốc tế về đa dạng sinh học [CBD], Nghị định thư Nagoya. Hướng dẫn các nội dung liên quan đến việc quản lý, tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.

Những cam kết về môi trường và đa dạng sinh học Việt Nam phải tuân thủ trong thực hiện Hiệp định EVFTA và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [CT PPP].

Các học viên đã tập trung thảo luận các vấn đề về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Tại hội nghị, các đại biểu đã cùng trao đổi, thảo luận, làm rõ một số vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ các hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh….

Việc tổ chức Hội nghị là hoạt động thiết thực của Sở TN&MT, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, vai trò trách nhiệm của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên thiên nhiên, tạo sự chuyển biến tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

[TN&MT] - Ngày 11/7, Đoàn công tác của Bộ TN&MT do ông Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường là Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Sơn La về việc rà soát tình hình thực hiện Luật Đa dạng sinh học và kiểm tra, hướng dẫn triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học [ĐDSH] đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Ông Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, ông Phan Tiến Diện, Phó Giám đốc Sở TN&MT Sơn La đã báo cáo tóm tắt tình hình triển khai Luật và Chiến lược quốc gia về ĐDSH tại Sơn La. Về cơ bản, tỉnh Sơn La có các dạng thảm thực vật rất phong phú với 1.796 loài thuộc 204 họ nằm trong 5 ngành thực vật bậc cao có mạch; với 61 loài quý hiếm có giá trị khoa học và thực tiễn được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 24 loài ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP.

Về động vật, có 1.117 loài côn trùng, thuộc 139 họ, 11 bộ; 329 loài chim thuộc 52 họ của 16 bộ. 141 loài thú thuộc 31 họ, 12 bộ; 72 loài bò sát lưỡng cư trong 16 họ.  Về tài nguyên thủy sinh vật có khoảng 89 loài thực vật thủy sinh; 147 loài thực vật nước; 79 loài động vật nước… Trong thành phần cá nước ngọt có 9 loài cá quý hiếm ghi trong sách đỏ Việt Nam 2007 và danh lục đỏ của IUCN năm 2009.

Toàn tỉnh hiện có 5 khu bảo tồn thiên nhiên: Copia, Sốp Cộp,  Tà Xùa, Xuân Nha, Mường La; tỉnh đã Quy hoạch khu bảo vệ cảnh quan văn hóa – lịch sử - môi trương khu rừng mang tên Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, huyện Phù Yên; quy hoạch vườn thực vật Chiềng Sinh, TP Sơn La; quy hoạch vườn thú, các nhà bảo tàng thiên nhiên, ngân hàng gen…

Để triển khai thực hiện Luật và Chiến lược quốc gia về ĐDSH, những năm qua, tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, thực hiện; xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về môi trường; củng cố bộ máy các cơ quan quản lý môi trường; thanh, kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường….  Kiện toàn 12 Ban chỉ đạo huyện, thành phố; 202 ban chỉ đạo cấp xã, phường, thị trấn; củng cố, kiện toàn, thành lập 2.789 tổ, đội quần chúng bảo vệ, PCCCR.

Ông Bùi Đức Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật ĐDSH, do người dân có mức thu nhập thấp, sống ở những vùng có ảnh hưởng tới bảo tồn ĐDSH, tỷ lệ tăng dân số ở mức cao, tập quán canh tác lạc hậu, trình độ dân trí thấp… là những tác nhân gián tiếp thúc đẩy sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm suy giảm ĐDSH.

Công tác quản lý, bảo tồn, điều tra đa dạng sinh học còn chồng chéo, chưa có cơ quan chuyên môn đầu mối quản lý thống nhất. Các chủ trương, chính sách được ban hành nhưng thiếu công tác kiểm tra của các cấp quản lý nên hiệu quả chưa cao.

Sự suy giảm và mất đi nơi sinh cư của các loài thực vật do chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, chuyển mục đích sử dụng đất, khai thác, hủy diệt thủy sản vẫn còn ở mức cao. Một số hệ sinh thái thủy vực, đất ngập nước bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp, chất thải đô thị…

Trong thời gian tới, tỉnh Sơn La đã kiến nghị Bộ TN&MT tăng cường năng lực cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về ĐDSH và an toàn sinh học. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ĐDSH. Tăng cường điều tra, nghiên cứu cơ bản về tài nguyên sinh vật, tập trung nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm và các hệ sinh thái đặc thù, nhạy cảm. Tăng cường truyền thông trong cộng đồng, hướng dẫn cộng đồng thay đổi hành vi xâm hại đến ĐDSH. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nhằm phát hiện, xác định chính xác các sinh vật biến đổi gen, phân tích, đanh giá rủi ro, quản lý an toàn sinh học với sinh vật biến đổi gen…

Tiếp đó, thông tin cơ bản về tình hình quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh, ông Trần Dũng Tiến, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Sau kỳ kiểm kê rừng 2016, tỉnh Sơn La còn khoảng 600.000ha rừng, độ che phủ đạt 42,8%, chủ yếu là rừng tự nhiên, chỉ có khoảng 25.000ha rừng trồng. Nhìn chung, trước đây, tỉnh Sơn La có nền ĐDSH rất phong phú, với nhiều cây gỗ và hệ thống động thực vật quý hiếm. Nhưng hiện nay đã suy giảm nghiêm trọng, chỉ còn một cá thể voi ở huyện Sông Mã, nhưng đến nay tỉnh đang phải xin phương án di dời vào Tây Nguyên, không đủ điều kiện để bảo tồn. Bên cạnh đó, từ những năm 1980 trở lại đây, do nhiều nguyên nhân, diện tích rừng, chất lượng rừng giảm mạnh. Diện tích trồng ngô lai trên địa bàn tỉnh rất lớn, góp phần quan trọng xóa đói giảm nghèo cho người dân, nhưng đi kèm đó là thực trạng mất rừng.

Quang cảnh buổi làm việc

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung thảo luận về thực trạng công tác hoạt động hợp tác quốc tế về đa dạng sinh học và thu thập nguồn gen? Công tác quản lý, phát triển nguồn gen quý hiếm như thế nào? Phương thức bảo tồn hiện nay với cây trồng, vật nuôi? Định hướng khai thác, phát triển cây dược liệu? Thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý ĐDSH giữa Sở TN&MT và Sở NN&PTNT có gì vướng mắc chồng chéo? Nguồn kinh phí dành cho công tác bảo tồn ĐDSH?

Đặc biệt, liên quan tới công tác quy hoạch thủy điện, các đại biểu đặt câu hỏi về nguy cơ phát triển thủy điện nhỏ, quan điểm của tỉnh Sơn La khi cho phát triển các thủy điện nhỏ liệu có ảnh hưởng đến diện tích rừng?

Phát biểu kết luận buổi làm việc, ông Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường nhấn mạnh: Qua báo cáo về công tác ĐDSH và các ý kiến trao đổi, Đoàn công tác ghi nhận, trong thời gian qua, công tác bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh Sơn La đã nhận được sự quan tâm từ tỉnh đến các sở, ngành có liên quan. Tuy nhiên, so với yêu cầu, vẫn chưa đáp ứng được. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng tôi đề nghị tỉnh Sơn La cần chủ động huy động các nguồn lực, cố gắng khắc phục khó khăn.  Đồng thời, các sở, ban, ngành, đặc biệt là Sở TN&MT cần nghiên cứu kỹ các quy định của Luật ĐDSH, Luật BV&PTR, tham mưu đầy đủ cho UBND tỉnh tất cả các vấn đề thuộc về trách nhiệm của UBND tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan. Bổ sung, hoàn thiện lại nội dung báo cáo triển khai thực hiện Luật và Chiến lược quốc gia về ĐDSH, chú trọng các khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị.

Trong buổi chiều, Đoàn công tác tiếp tục làm việc với Sở TN&MT; Sở NN&PTNT và một số cơ quan có liên quan. Trong 2 ngày 12-13/7, Đoàn sẽ làm việc với Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, huyện Bắc Yên và làm việc trên địa bàn huyện Mộc Châu.

Nguyễn Nga

Video liên quan

Chủ Đề