Hướng dẫn cách tạo usb boot

Cài lại Windows là hành động làm mới lại Windows hoàn toàn giống như lúc máy tính bạn mới mua về. Thông thường thì máy tính sử dụng một thời gian hay bị đơ, bộ nhớ đầy khiến máy hoạt động chậm, hoặc trong quá trình sử dụng bị lỗi driver.

Ảnh minh họa

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng máy tính của bạn chậm dần đều theo thời gian.

  • Do nhiều chương trình hoặc phần mềm chạy nền và nhiều phần mềm Startup khởi động cùng hệ thống khiến cho máy tính của các bạn khởi động chậm chạp. Các Plug-ins Explorer và các dịch vụ chạy nền khiến cho máy tính trở nên ì ạch khi sử dụng.
  • Cài thêm các phần mềm diệt virut cũng là một nguyên nhân khi cấu hính máy tính của bạn không quá cao mà lại cài các phần mềm diệt virut thì khiến cho máy tính bị chiếm đi một phần hiệu năng của máy mình ước chứng 10%- 20% hiệu năng của máy khi có phần mềm diệt virut, việc cài thêm cái phần mềm đó sẽ khiến máy tính bị xung đột gây nên lỗi.
  • Những công cụ dọn dẹp rác máy tính đừng tin các quảng cáo của những công cụ dọn dẹp máy tính chỉ làm máy thêm chậm hoặc các công cụ tối ưu Ram cài vào chỉ thêm nặng máy mà không đem lại thêm hiệu năng của máy.
  • Các add on cài thêm trên trình duyệt hoặc add on quảng cáo kèm, chính các add on này khiến cho trình duyệt trở nên nặng nề hơn.

Các trường hợp cần phải cài đặt lại Windows cho máy tính:

  • Máy tính khởi động bình thường nhưng không vào được Windows.
  • Máy tính của bạn bị đen màn hình desktop, không thay được hình nền.
  • Máy tính khi chạy đến màn hình windows nhưng không vào được Windows.
  • Khi vào Windows nhưng có yêu cầu update hoặc không tắt được máy tính.
  • Máy tính xuất hiện nhiều chương trình thừa – lỗi, các quảng cáo khi lướt web.
  • Máy tính khi bật lên hiện màn hình xanh – với những dòng chữ trắng chạy quanh.
  • Máy tính của bạn tự động reset lại khi vào tới màn hình Windows và điều này diễn ra thường xuyên.
  • Máy tính của bạn bị nhiễm virus, bị tràn ổ đĩa khiến máy treo, đơ, chạy chậm…

Cách tạo USB Boot

Chuẩn bị 01 USB 3.0 [16/32/64 GB] hoặc ổ cứng rời [HDD/SSD] có sẵn bộ cài Windows mới nhất của Microsoft. Có thể tham khảo các cách tạo USB Boot bằng Rufus,… file ISO Windows phải được tải trực tiếp từ trang chủ của Microsoft để đảm bảo an toàn.

Truy cập vào Website chính thức của Microsoft tìm và tải xuống công cụ MediaCreationTool. Lưu ý: Cắm USB đã format sẵn vào máy và thực hiện các bước như sau, sau đó đợi tiến trình cài đặt vào USB hoàn tất. [//www.microsoft.com/en-us/software-download/windows10]

Kiểm tra hiện trạng của máy trước khi cài đặt

Truy cập ổ đĩa C, copy toàn bộ thư mục User sang ổ D, E... hoặc ổ cứng rời [HDD/SSD], đảm bảo không còn dữ liệu cá nhân được lưu trên C. Trên các ổ đĩa còn lại khuyến nghị nên sao chép ra thêm 01 ổ cứng rời để tránh trường hợp khi boot sai chuẩn hoặc lỗi trong quá trình cài đặt sẽ mất dữ liệu người dùng.

Tiến hành cài đặt mới Windows

  • Bước 1: Kết nối USB Boot vừa chuẩn bị ở trên vào máy tính/ laptop cần cài Win 10.
  • Bước 2: Nhấn nút nguồn để khởi động máy, khi màn hình máy tính vừa bật bạn hãy nhấn liên tục phím tắt để truy cập vào BOOT Option. Mỗi dòng máy tính khác nhau sẽ có phím tắt truy cập BOOT khác nhau, bạn có thể tìm kiếm trên mạng bằng từ khóa "Phím tắt BOOT + tên hãng máy/ mainboard".
  • Bước 3: Chọn vào ngôn ngữ tại mục Language to install [khuyến nghị giữ nguyên English United States] → Chọn định dạng thời gian tại mục Time and curency format [khuyến nghị giữ nguyên English United States] → Chọn định dạng bạn phím tại mục Keyboard or input method [khuyến nghị giữ nguyên US] → Nhấn Next để tiếp tục.

  • Bước 4: Nhập vào đoạn key cài đặt Windows của bạn [hoặc có thể nhấn I don't have a product key] → Nhấn Next để tiếp tục. Chọn đúng phiên bản cần cài đặt

  • Bước 5: Đồng ý các điều khoản và nhấn Next để chuyển sang bước kế tiếp.

  • Bước 6: Nhấn chọn Custom [cài đặt Windows 10 mới].

  • Bước 7: Chọn vào ổ đĩa bạn cài Windows, lưu ý ổ này sẽ bị format [xóa toàn bộ dữ liệu] sau khi cài đặt Windows 10. Ngoài ra, một thông tin quan trọng nữa cần chú ý là phải chọn đúng ổ đĩa cần cài, nếu chọn nhầm ổ khác sẽ khiến máy tính của bạn mất dữ liệu. Sau khi chọn ổ đĩa hãy nhấn New để tạo phân vùng mới [lưu ý nhập vào dung lượng cần tạo [1024 MB = 1 GB]].

  • Bước 8: Quá trình cài đặt Windows 10 sẽ diễn ra hoàn toàn tự động.

  • Bước 9: Sau khi hoàn tất, máy tính sẽ khởi động lại một lần nữa và yêu cầu người dùng thiết lập một số cấu hình như sau: Chọn ngôn ngữ, khuyên chọn United States → Nhấn Yes để tiếp tục.

Chọn bàn phím, khuyên chọn US → Nhấn Yes để tiếp tục.

Nhấn Skip để bỏ qua, nếu muốn thiết lập bàn phím thứ 2 bạn hãy nhấn vào Add layout, ở đây mình sẽ nhấn Skip.

Chọn thiết lập mục đích sử dụng, ở đây mình chọn vào Set up for personal use [sử dụng cá nhân].

Nhập vào tên tài khoản Microsoft của bạn, nếu chưa có hãy nhấn vào Create account để tạo tài khoản mới. Ở đây mình sẽ chọn vào một mục khác là Offline Account để tạo tài khoản nội bộ [không phải tài khoản Microsoft] → Sau đó nhấn Next.

Nhấn chọn vào Limited experience để bỏ qua tính năng tải, đồng bộ các ứng dụng mặc định của Microsoft.

Nhập vào tên cho máy tính, ví dụ ở đây đặt tên là EVNCPC, có thể bỏ qua bước nhập mật khẩu [để đặt mật khẩu sau], hoặc đặt mật khẩu trực tiếp ở bước này.

Tiếp theo nhấn Accept

Như vậy là quá trình cài đặt Windows đã hoàn tất. Chúc bạn thực hiện thành công và sử dụng máy tính mượt mà sau khi cài đặt!

Chủ Đề