Tư vấn quản lý giá nghị định nào hướng dẫn

Ngày 02/8/2022, Bộ Xây dựng đã có công văn 2925/BXD-KTXD gửi Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Quốc tế Việt Nam hướng dẫn nội dung liên quan đến điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo quy định tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

1. Tổ chức tư vấn tham gia hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng [đối với các công việc nêu tại khoản 1 Điều 72 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP] phải đáp ứng các điều kiện về năng lực theo quy định tại Điều 98 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP. Phạm vi hoạt động của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng được quy định tại khoản 2 Điều 98 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.

Cá nhân chủ trì thực hiện các công việc tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ định giá xây dựng theo quy định. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng được chủ trì thực hiện các công việc về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 72 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP. Điều kiện năng lực của cá nhân hoạt động định giá xây dựng được quy định tại Điều 148, Điều 149 Luật Xây dựng và Điều 66, khoản 5 Điều 67 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.

2. Đối chiếu với các quy định tại mục 1 nêu trên, Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Quốc tế Việt Nam rà soát nội dung các công việc tư vấn nêu tại mục 2 văn bản số 2110/2022/CV-VIDC để xác định các công việc đó có là công việc tư vấn về quản lý chi phí đầu tư xây dựng hay không.

Theo ông Phạm Quang Nam tham khảo Điều 1 Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn: "Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước".

Ngày 8/12/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 108/2021/TT-BTC đã bãi bỏ hoàn toàn Thông tư số 72/2017/TT-BTC. Tuy nhiên, Thông tư này chỉ quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án đầu tư công của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án. Việc quản lý, sử dụng các khoản thu, chi của các dự án đầu tư không phải là đầu tư công của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

Ông Nam hỏi, sau khi bãi bỏ Thông tư số 72/2017/TT-BTC thì việc quản lý, sử dụng các khoản thu hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng nguồn vốn sự nghiệp được quy định tại thông tư, nghị định nào?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 108/2021/TT-BTC ngày 8/12/2021 quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công. Trong đó, Khoản 2 Điều 3 quy định: Sử dụng các khoản thu tại Điều 2 Thông tư này theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn.

Ngày 21/6/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, tại Điều 11-13 Nghị định quy định nguồn thu và nội dung chi của đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư [đơn vị nhóm 1], đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên [đơn vị nhóm 2]; Điều 15-17 Nghị định quy định nguồn thu và nội dung chi của đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên [nhóm 3]; Điều 19-21 Nghị định quy định nguồn thu và nội dung chi của đơn vị sự nghiệp công do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên [đơn vị nhóm 4].

Ngày 16/9/2022, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 56/2022/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Căn cứ nội dung nêu trên, trường hợp ban quản lý dự án là đơn vị sự nghiệp công lập, tùy thuộc vào mức độ tự chủ của đơn vị, việc quản lý và sử dụng các khoản thu, chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp của ban quản lý dự án thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ và Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ Tài chính.

Bà Loan cũng muốn biết, có phải đối với những công trình sử dụng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới thì mới áp dụng Thông tư 13/2019/TT-BXD chỉ áp dụng, còn những công trình sử dụng nguồn vốn khác như ngân sách, đầu tư công... thì sử dụng hệ số theo Thông tư số 12/2021/TT-BXD hay không?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Thông tư số 13/2019/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng các công trình xây dựng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới; dự án có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật hoặc hồ sơ xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 2/12/2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.

Đến nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia thay thế Nghị định số 161/2016/NĐ-CP.

Việc quản lý chi phí các dự án, công trình xây dựng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng nguyên tắc, phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, pháp luật có liên quan phù hợp với đặc thù về tính chất và điều kiện thực hiện công trình thuộc Chương trình.

Do đó, bà căn cứ vào thời điểm lập dự án để áp dụng các quy định pháp luật xây dựng về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cho phù hợp.

Chủ Đề