Hợp lý hóa lương người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định như thế nào? – Chí Tâm [Kon Tum]

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp [Hình từ internet]

1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là ai?

Theo khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

- Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật.

Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.

Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

- Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định trên mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:

+ Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;

+ Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

- Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020, đối với doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

- Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

Khoản 2 Điều 12 LDN 2020 quy định: “Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật”.

Theo quy định trên, mô hình nhiều NĐDTPL chỉ áp dụng với loại hình công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn [TNHH] [gọi chung là “công ty”]. Điều lệ công ty sẽ quy định về số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của từng NĐDTPL của công ty. Đây là quy định mới của LDN 2014 so với LDN 2005 và tiếp tục được kế thừa tại LDN 2020, nhằm tạo điều kiện để các công ty chủ động hơn trong hoạt động quản trị, điều hành sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các công ty đại chúng có quy mô lớn hoặc hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực.

Tương tự LDN 2014, LDN 2020 không quy định cứng về việc phân chia quyền, nghĩa vụ đại diện giữa những NĐDTPL mà những vấn đề này sẽ được quy định cụ thể trong Điều lệ, Quy chế hoạt động của công ty và/hoặc trong các Quyết định bổ nhiệm/giao nhiệm vụ cho những NĐDTPL. Tuy nhiên, LDN 2020 đã bổ sung thêm quy định mới hướng đến việc phòng ngừa rủi ro và bảo vệ quyền lợi cho bên thứ ba ngay tình, cụ thể: trường hợp Điều lệ công ty không quy định cụ thể về việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng NĐDTPL thì mỗi NĐDTPL đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba, và tất cả NĐDTPL phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp [Khoản 2 Điều 12 LDN 2020]. Theo đó, khi doanh nghiệp đã lựa chọn mô hình có nhiều hơn một NĐDTPL thì doanh nghiệp buộc phải xây dựng cơ chế phân chia quyền, nghĩa vụ giữa những NĐDTPL để tăng hiệu quả quản lý doanh nghiệp, hoặc, phải chấp nhận rằng mỗi NĐDTPL đều có vai trò ngang nhau và cũng phải chịu trách nhiệm ngang nhau trước các vấn đề của doanh nghiệp.

Phân chia quyền, nghĩa vụ giữa những NĐDTPL không làm thay đổi thẩm quyền Người quản lý doanh nghiệp

NĐDTPL là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật [khoản 1 Điều 12 LDN 2020]. Trên thực tế, doanh nghiệp thường bổ nhiệm NĐDTPL là người nắm giữ một số chức danh quản lý như Chủ tịch [Phó chủ tịch] HĐQT, Chủ tịch [Phó chủ tịch] HĐTV, Tổng giám đốc [Phó tổng giám đốc],.. Do vậy, bản chất phân chia quyền, nghĩa vụ của những NĐDTPL ở đây là phân chia chức năng đại diện của doanh nghiệp giữa những NĐDTPL với nhau. Việc phân chia quyền, nghĩa vụ đại diện này không làm thay đổi thẩm quyền của người quản lý doanh nghiệp. Chẳng hạn, công ty X có 02 NĐDTPL là ông A và ông B; trong đó ông A kiêm Chủ tịch HĐQT; ông B kiêm Tổng giám đốc. Theo đó, ngoài việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của một NDĐTPL, ông A còn thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch HĐQT quy định tại khoản 3 Điều 156 LDN 2020 [i]; ông B còn thực hiện quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc theo khoản 3 Điều 162 LDN 2020. Do đó, mặc dù với cùng chức năng là người đại diện, vẫn cần phân biệt thẩm quyền đại diện của ông A và ông B vì những lý do được phân tích dưới đây.

Tại sao phải xây dựng cơ chế phân chia quyền, nghĩa vụ giữa những NĐDTPL

Mô hình doanh nghiệp có nhiều NĐDTPL là một điểm mới, tiến bộ của pháp luật doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một đặc thù riêng theo mục tiêu, chiến lược, ngành nghề kinh doanh của mình và chỉ có các ông chủ doanh nghiệp mới là người hiểu rõ nhất. Vì vậy, để đạt hiệu quả tối ưu, việc xây dựng mô hình phân chia quyền, nghĩa vụ giữa những NĐDTPL luôn cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ông chủ doanh nghiệp và đội ngũ nhân sự có am hiểu, có kinh nghiệm thực hành pháp luật về quản trị doanh nghiệp.

Chủ Đề