Bắt cá bằng điện nguy hiểm như thế nào

TTO - Để bắt được cá tôm từ các ao hồ, ruộng lúa, kênh rạch, người dân nhiều nơi ở Hà Tĩnh đang bất chấp mạng sống của mình dùng dòng điện 220V để kích cá.

Phóng to

Dòng điện được nối trực tiếp với đường dây điện 220V [dấu đỏ] - Ảnh: Đình Vũ

Đây là một thực trạng rất dễ bắt gặp tại nhiều địa phương ở các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ… thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Họ đã kéo cả dòng điện 220V từ nhà hoặc móc trộm điện lưới nơi có đường dây điện 220V chạy gần các ao hồ, ruộng lúa để kích cá.

Phóng to

Người dân bất chấp tử thần dùng dòng điện 220V để kích cá - Ảnh: Đình Vũ

Trong hình, hai người đàn ông đang cầm một cây tre khô dài tầm 2,5m, một đầu là cái vợt nhỏ được đan vào nhau bằng những sợi dây đồng nối với dòng điện lưới 220V câu trộm từ đường dây điện chạy qua ngay bên quốc lộ 1A [đoạn thuộc xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên] để kích cá.

Ông Dương Văn Bảy, một người dân xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, cho biết: "Kích cá bằng điện thế này bắt được nhiều cá lắm".

Chúng tôi hỏi: "Các chú có biết kích cá bằng điện rất nguy hiểm không?". Ông Bảy vui vẻ trả lời: "Làm nhiều nên quen rồi chú ơi, có chi mô mà sợ".

Thực tế cho thấy đã có rất nhiều cái chết do bị điện giật khi đang kích cá tại một số địa phương, do khi đang kích cá vì thấy có con cá to bị dính điện nhưng không chết mà vùng vẫy lặn mất vào dòng nước. Nhiều người trên bờ vội nhảy vào nước bắt cá, quên chưa ngắt dòng điện, đã bị điện giật chết.

Phóng to

Dùng lưới để tận diệt cá - Ảnh - Đình Vũ

Đây là một thực trạng đang rất nóng ở nhiều địa phương. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần khẩn trương vào cuộc để ngăn chặn tình trạng này.

[LSO] – Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, không khó bắt gặp tình trạng người dân sử dụng xung điện đánh bắt cá. Hành vi trên đã vi phạm quy định của Nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường. Tình trạng sử dụng xung điện đánh bắt cá khiến nguồn lợi thủy sản nước ngọt đứng trước nguy cơ cạn kiệt và đe dọa trực tiếp tới tính mạng người đánh bắt.

Thời điểm giữa trưa, hoặc chiều tối, dọc theo khe suối Khuổi Tẳng chảy qua địa phận xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình không khó bắt gặp hình ảnh nhiều tốp khoảng 2 – 3 người mang theo bình kích điện đi đánh bắt cá. Bộ đồ nghề đánh bắt cá gồm bình ắc quy 12 V, bộ phận kích điện, nối dây dẫn điện xuống 2 cần tre dài khoảng 2 m có gắn thanh sắt nhọn và một vợt sắt để vớt “chiến lợi phẩm”. Giá của bộ đồ nghề này cũng “mềm”, người mua chỉ cần bỏ ra khoảng 1,5 triệu đồng là có ngay một bộ.

Người dân sử dụng xung điện đánh bắt cá tại thôn Đồng Lâm, xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng. Ảnh: ĐĂNG THUỲ

Khi sử dụng kích điện, trong bán kính từ 1–2 m, tất cả các sinh vật dưới nước từ cá, sinh vật phù du đều bị điện giật. Đây là cách đánh bắt tận diệt khiến nguồn lợi thủy sản không thể tái tạo, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đa dạng sinh học… Nguy hiểm hơn, đánh bắt thủy sản bằng xung điện còn có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người sử dụng.

Tại các xã khác của huyện Lộc Bình như: Yên Khoái, Đồng Bục, Xuân Lễ cũng có nhiều tốp người thường xuyên mang kích điện vào suối kích cá. Anh Đinh Văn Trọng ở xã Yên Khoái có sở thích câu cá cho biết: “Khu vực chúng tôi thường câu là suối Long Đầu. Ở đây, tôi thường chứng kiến cảnh đánh bắt cá bằng xung điện. Họ đi thành tốp, dùng hai cần dài từ 1 đến 2 m. Theo quan sát của tôi, thì đây là máy chích loại mạnh, cá ở độ sâu 1-2 m cũng “dính” luôn. Họ đi nửa buổi đã kích được từ 3 – 5 kg cá, với giá bán khoảng 100 nghìn đồng/kg”.

Không chỉ ở Lộc Bình, những ngày đầu tháng 10/2019, chúng tôi có mặt tại khu vực Đồng Lâm, xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng đã chứng kiến nhiều người dân trong khu vực này đánh bắt cá bằng kích điện. Tính riêng ngày 7/10/2019, theo quan sát của phóng viên, tại khu vực Đồng Lâm có 10 người đánh bắt cá bằng kích điện, hoạt động diễn ra công khai. Chưa đầy 20 phút sau khi nhóm người kích điện, hầu như tất cả cá, tôm, cua ở kênh mương tại khu vực Đồng Lâm… bất kể con to, nhỏ đều nổi lên.

Ông Hoàng Văn Hả, thôn Làng Que, xã Hữu Liên cho biết: Nếu dùng những phương pháp đánh bắt bình thường như lưới vây, câu thì không đánh bắt được nhiều. Đây là giai đoạn mực nước xuống thấp nên việc kích điện sẽ hiệu quả hơn, bởi vậy cách đánh bắt này được nhiều người sử dụng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, không chỉ tại khu vực Đồng Lâm, mà tại các xã: Yên Sơn, Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng việc người dân sử dụng kích điện đánh bắt cá tại các con suối, kênh mương cũng thường xuyên diễn ra.

Tại một số sông, suối trên địa bàn các huyện: Đình Lập, Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn… cũng diễn ra tình trạng này. Đơn cử như dọc bờ sông Kỳ Cùng, đoạn từ ngầm Thác Trà đến xã Song Giáp [Cao Lộc] vào ban đêm không khó bắt gặp người dân sử dụng xung điện đánh bắt cá.

Ông Dương Doãn Doanh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết: Việc dùng xung điện đánh bắt cá gây nguy hại đến môi trường sinh thái, làm chết các loài thủy sinh có lợi và tận diệt cá loài tôm, cua, cá mà còn đe dọa đến tính mạng con người sử dụng, bởi chỉ cần một chút bất cẩn là xảy ra hậu quả khôn lường. Hằng năm, Trung tâm Thủy sản [nay là Trung tâm Khuyến nông tỉnh] mở các lớp tập huấn cho cán bộ, đồng thời tuyên truyền đến người dân về ý thức đánh bắt thủy sản, tránh tình trạng sử dụng các hình thức đánh quy mô lớn, đánh bắt tận diệt như kích điện nhưng tình trạng sử dụng kích điện đánh bắt cá vẫn xảy ra.

Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, trong 9 tháng đầu năm 2019, các ngành chức năng đã tổ chức kiểm tra, kiểm soát để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp sử dụng chất nổ, kích điện, chất độc để khai thác thủy sản trên địa bàn. Qua đó, đã vận động người dân tự nộp 25 máy kích điện; phát hiện và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 5 vụ đánh bắt cá bằng xung điện.

Tuy nhiên, so với thực tế, số vụ xử lý của cơ quan chức năng còn quá ít. Việc sử dụng kích điện đánh bắt cá vẫn tiếp diễn, gây nguy cơ tận diệt nguồn thủy sinh có lợi và thủy sản như: tôm, cua, cá ngày càng cao. Vì vậy, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành chức năng trong tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của người dân về tác hại của việc đánh bắt cá bằng xung kích điện. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thủy sản. Theo đó, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện và từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng điện lưới để khai thác thủy sản. Còn theo Khoản 1 Điều 188 Bộ luật Hình sự quy định về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản, hành vi sử dụng dòng điện để đánh bắt thủy sản mà gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này thì có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Tại sao không nên sử dụng điện để đánh bắt cá?

Việc sử dụng xung điện để đánh bắt thủy sản gây ra nhiều hậu quả, tác hại như: Làm chết hàng loạt các loài thủy sản, thủy sinh trong vùng nước; những thủy sản bị nhiễm điện còn sống sót sẽ không phát triển được và mất luôn khả năng sinh sản, trứng và ấu trùng cũng bị hủy diệt hoàn toàn.

Có nên dùng điện để bắt cá trọng các ao hồ không tại sao?

Theo các ngành chức năng, việc dùng điện bắt cá gây ra nhiều nguy hại. Bởi nước và đất là những môi trường rất dễ dẫn điện. Nên khi nguồn điện hở, cơ thể con người dễ bị nguồn điện phóng gây đột quỵ, suy tim… Nếu không được phát hiện kịp thời, tử vong rất dễ xảy ra.

Tại sao cá chết hàng loạt khi bị đánh thuốc nổ?

Vụ nổ gây chấn động dưới nước, làm nội tạng cá bị vỡ nát và cá chết gần như ngay lập tức vì sóng xung kích, đặc biệt là những con cá nhỏ.

Kích cá băm xung là như thế nào?

Đánh cá bằng xung điện hay còn gọi là đánh cá bằng chích điện hay còn gọi là chích cá hay xiệt cá [theo phương ngữ Nam Bộ] là hoạt động đánh cá thông qua việc sử dụng xung điện gây giật và sốc hàng loạt ở cá dẫn đến cá tê liệt hay cá chết hàng loạt để có thể dễ dàng bắt lấy chúng.

Chủ Đề