Giải bài tập hóa học 1 sgk trang 20

Bài 1 - Trang 20 - SGK Hóa Học 8

Hãy ghép các câu sau đây với đầy đủ các từ hoặc cụm từ phù hợp :

  1. Đáng lẽ nói những …………….loại này, những……………..loại kia, thì trong khoa học nói…………hóa học này…………hóa học kia.
  1. Những nguyên tố có cùng số…………..trong hạt nhân đều là………….cùng loại, thuộc cùng một………….hóa học.

Hướng dẫn.

  1. Đáng lẽ nói những nguyên tử loại này, những nguyên tử loại kia, thì trong khoa học nói nguyên tố hóa học này nguyên tố hóa học kia.
  1. Những nguyên tố có cùng số proton trong hạt nhân đều là nguyên tử cùng loại, thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

Bài 2 - Trang 20 - SGK Hóa Học 8

  1. Nguyên tố hóa học là gì ?
  1. Cách biểu diễn nguyên tố. Cho ví dụ.

Hướng dẫn.

  1. Nguyên tố hóa học là những nguyên tố cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
  1. Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố. Ví dụ : C = 12đvC.

Bài 3 - Trang 20 - SGK Hóa Học 8

  1. Cách viết 2 C, 5 O, 3 Ca lần lượt chỉ ý gì ?
  1. Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học để diễn đạt ý các ý sau : ba nguyên tử nitơ, bảy nguyên tử canxi, bốn nguyên tử natri.

Hướng dẫn.

  1. Các cách viết 2 C, 5 O, 3 Ca lần lượt cho ta biết có hai nguyên tử cacbon, 5 nguyên tử oxi và 3 nguyên tử canxi.
  1. +Ba nguyên tử nitơ : 3 N

+Bảy nguyên tử canxi : 7 Ca

+Bốn nguyên tử natri : 4 Na.

Bài 4 - Trang 20 - SGK Hóa Học 8

Lấy bao nhiêu phần khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị cacbon ? Nguyên tử khối là gì ?

Hướng dẫn.

Đơn vị cacbon có khối lượng bằng 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon.

1đvC = 1/12 C.

Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.

Bài 5 - Trang 20 - SGK Hóa Học 8

Hãy so sánh xem nguyên tử magie nặng hơn hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với ?

  1. Nguyên tử cacbon
  1. Nguyên tử lưu huỳnh
  1. Nguyên tử nhôm.

Hướng dẫn.

[Xem bảng 1, trang 42/SGK]

- Giữa hai nguyên tử magie và cacbon, magie nặng hơn gấp hai lần nguyên tử cacbon.

- Giữa nguyên tử magie và lưu huỳnh, magie nhẹ hơn nguyên tử lưu huỳnh, và bằng ¾ lần nguyên tử lưu huỳnh.

- Giữa nguyên tử magie và nguyên tử nhôm, magie nhẹ hơn nguyên tử nhôm, và bằng 8/9 lần nguyên tử nhôm.

Bài 6 - Trang 20 - SGK Hóa Học 8

Nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối của X và cho biết X thuộc nguyên tố nào ? Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố đó ? [xem bảng 1 – trang 42 – SGK].

Hướng dẫn giải.

Do nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ nên nguyên tử khối của X là : X = 2.14 = 28 [đvC]

Nguyên tử X có nguyên tử khối bằng 28. Vậy nguyên tử X là Silic.

Kí hiệu hóa học là Si.

Bài 7 - Trang 20 - SGK Hóa Học 8

  1. Theo giá trị khối lượng tính bằng gam của nguyên tử cacbon cho trong bài học, hãy tính xem :

Một đơn vị cacbon tương ứng với bao nhiêu gam ?

  1. Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm là A, B, C hay D ?
  1. 5,342.10-23 g B. 6,023.10-23 g C. 4,482.1023 g D.3,990.10-23 g.

[Hãy chọn đáp án đúng, tính và ghi vào vở bài tập].

Hướng dẫn giải.

  1. Ta có : C = 12 đvC = 1,9926.10-23 [g]

\=> 1 đvC = \[\frac{1,9926.10^{-23}}{12}\] ≈ 1,66.10-24 [g].

  1. Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm là :

mAl = 27 đvC = 27. 1,66.10-24 = 4,482.10-23 [g]

Đáp án C.

Bài 8 - Trang 20 - SGK Hóa Học 8

Nhận xét sau đây gồm hai ý : “Nguyên tử đơtêri thuộc cùng nguyên tố hóa học với nguyên tử hiđro vì chúng đều có 1 proton trong hạt nhân”. Cho sơ đồ thành phần cấu tạo của hai nguyên tử như hình vẽ bên:

Hướng dẫn giải Bài 4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li sgk Hóa Học 11. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 20 sgk Hóa Học 11 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết và bài tập, đi kèm công thức, phương trình hóa học, chuyên đề… có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học 11, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

LÍ THUYẾT

1. Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.

2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là trong sản phẩm phản ứng phải có ít nhất một trong các điều kiện tạo thành: chất kết tủa, chất điện li yếu, chất khí.

Ví dụ: Trường hợp tạo kết tủa:

AgNO3 + HCl → AgCl ↓ + HNO3

Ví dụ: Trường hợp tạo chất khí :

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

Ví dụ: Trường hợp tạo chất điện li yếu:

HCl + CH3COONa → CH3COOH + NaCl

3. Các hình thức biểu diễn phản ứng trao đổi ion

– Phương trình phân tử:

Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl

– Phương trình ion:

[Các chất điện li mạnh viết dạng ion, các chất điện li yếu, kết tủa viết dạng phân tử] :

2Na+ + CO32- + Ba2+ + 2Cl– → BaCO3 ↓ + 2Na+ + 2Cl–

– Phương trình ion thu gọn [bỏ các ion giống nhau ớ hai vế]:

Ba2++ CO32- → BaCO3↓

BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 20 sgk Hóa Học 11 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải các bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 20 hóa 11

Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là gì ? Lấy các thí dụ minh hoạ.

Bài giải:

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi có ít nhất một trong các điều kiện sau:

– Tạo thành chất kết tủa:

Ví dụ: AgNO3 + NaCl → AgCl↓+ NaNO3

– Tạo thành chất điện li yếu:

Ví dụ: CH3COONa + HCl → CH3COOH + NaCl

– Tạo thành chất khí:

Ví dụ: Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O

2. Giải bài 2 trang 20 hóa 11

Tại sao các phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ và phản ứng giữa muối cacbonat và dung dịch axit rất dễ xảy ra ?

Bài giải:

Phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ rất dễ xảy ra vì có sự tạo thành chất điện li rất yếu là H2O

Ví dụ: Mg[OH]2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O

Phản ứng giữa muối cacbonat và dung dịch axit dễ xảy ra vì có sự tạo thành chất khí là CO2

Ví dụ: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑+ H2O

3. Giải bài 3 trang 20 hóa 11

Lấy một số thí dụ chứng minh: bản chất của phản ứng trong dung dich điện li là phản ứng giữa các ion?

Bài giải:

♦ Ví dụ 1:

AgNO3 + NaCl → AgCl ↓ + NaNO3

AgNO3, NaCl, NaNO3 là những chất điện li mạnh trong dung dịch, chúng phân li thành các ion. Ta có phương trình ion:

Ag+ + NO3– + Na+ + Cl– → AgCl ↓ + NO3– + Na+

Vậy thực chất trong dung dịch chỉ có phản ứng của:

Ag+ + Cl– → AgCl ↓

Còn các ion NO3– và Na+ vẫn tồn tại trong dung dịch trước và sau phản ứng.

♦ Ví dụ 2:

Na2SO3 + 2HCl → 2 NaCl + H2O + SO2 ↑

Na2SO3, HCl, và NaCl là những chất điện li mạnh trong dung dịch, chúng phân li thành các ion. Ta có phương trình ion:

2Na+ + SO32- + 2H+ + 2Cl– → 2Na+ + 2Cl– + H2O + SO2 ↑

2H+ + SO32- → H2O + SO2 ↑

Vậy thực chất trong dung dịch chỉ có phản ứng của 2H+ và SO32- còn các ion Na+ và Cl– vẫn tồn tại trong dung dịch trước và sau phản ứng. Thực chất các phản ứng trong dung dịch điện li là phản ứng giữa các ion vì các chất điện li đã phân li thành các ion.

4. Giải bài 4 trang 20 hóa 11

Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:

  1. Những ion nào tồn tại trong dung dịch.
  1. Nồng độ những ion nào trong dung dịch là lớn nhất.
  1. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
  1. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li.

Bài giải:

Vì chỉ rõ các ion nào đã tác dụng với nhau làm cho phản ứng xảy ra.

⇒ Đáp án C.

5. Giải bài 5 trang 20 hóa 11

Viết các phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng [nếu có] xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau :

  1. Fe2[SO4]3 + NaOH
  1. NH4Cl + AgNO3
  1. NaF + HCl
  1. MgCl2 + KNO3
  1. FeS [r] + HCl
  1. HClO + KOH

Bài giải:

Phương trình phân tử và ion xảy ra trong dung dịch :

  1. Fe2[SO4]3 + 6NaOH → 2Fe[OH]3↓ + 3Na2SO4

Fe3+ + 3OH– → Fe[OH]3↓

  1. NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl↓

Cl– + Ag+ → AgCl↓

  1. NaF + HCl → NaCl + HF↑

F– + H+ → HF↑

  1. MgCl2 + KNO3 → Không có phản ứng xảy ra
  1. FeS[r] + 2HCl → FeCl2 + H2S ↑

FeS[r] + 2H+ → Fe2+ + H2S↑

  1. HClO + KOH → KClO + H2O

HClO + OH– → CIO– + H2O

6. Giải bài 6 trang 20 hóa 11

Phản ứng nào dưới đây xảy ra trong dung dịch tạo được kết tủa Fe[OH]3 ?

  1. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4
  1. Fe2[SO4]3 + KI
  1. Fe[NO3]3 + Fe
  1. Fe[NO3]3 + KOH

Bài giải:

Phản ứng giữa Fe[NO3]3 và KOH tạo được kết tủa Fe[OH]3.

\[Fe[NO_3]_3 + 3KOH \to Fe[OH]_3 + 3KNO_3\]

⇒ Đáp án D.

7. Giải bài 7 trang 20 hóa 11

Lấy thí dụ và viết các phương trình hoá học dưới dạng phân tử và ion rút gọn cho phản ứng sau:

  1. Tạo thành chất kết tủa.
  1. Tạo thành chất điện li yếu.
  1. Tạo thành chất khí.

Bài giải:

  1. Tạo thành chất kết tủa:
  1. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

Ag+ + Cl– → AgCl

  1. K2SO4 + Ba[OH]2 → 2KOH + BaSO4

Ba2+ + SO42- → BaSO4

  1. Na2CO3 + MgCl2 → 2NaCl + MgCO3

Mg2+ + CO32- → MgCO3

  1. Tạo thành chất điện li yếu:
  1. 2CH3COONa + H2SO4 → 2CH3COOH + Na2SO4

CH3COO– + H+ → CH3COOH

  1. NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O

H+ + OH– → H2O

  1. NaF + HCl NaCl + HF

H+ + F– → HF

  1. Tạo thành chất khí:
  1. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

FeS + 2H+ → Fe2+ + H2S

  1. K2SO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + SO2

2H+ + SO32- → H2O + SO2

  1. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O

NH4+ + OH– → NH3 + H2O

Bài trước:

  • Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 14 sgk Hóa Học 11

Bài tiếp theo:

  • Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 22 23 sgk Hóa Học 11

Xem thêm:

  • Để học tốt môn Toán 11
  • Để học tốt môn Vật Lí 11
  • Để học tốt môn Hóa Học 11
  • Để học tốt môn Sinh Học 11
  • Để học tốt môn Ngữ Văn 11
  • Để học tốt môn Lịch Sử 11
  • Để học tốt môn Địa Lí 11
  • Để học tốt môn Tiếng Anh 12
  • Để học tốt môn Tiếng Anh 11 [Sách Học Sinh]
  • Để học tốt môn Tin Học 11
  • Để học tốt môn GDCD 11

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 20 sgk Hóa Học 11 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn hóa học 11 tốt nhất!

Chủ Đề