Học định hướng chuyên khoa Răng Hàm Mặt

CHUYÊN NGÀNH: Răng - Hàm - Mặt

ĐỊNH HƯỚNG:   Ứng dụng

[Ban hành theo Quyết định số  2712 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 21 tháng 9 năm 2020 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội]

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

- Tên chuyên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Răng - Hàm - Mặt

+ Tiếng Anh: Odonto - Stomatology

- Mã số chuyên ngành đào tạo: 8720501

- Tên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Răng - Hàm - Mặt

+ Tiếng Anh: Odonto - Stomatology

- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

- Tên văn bằng tốt nghiệp:

+ Tên tiếng Việt: Thạc sĩ Y học

                Chuyên ngành: Răng - Hàm - Mặt

+ Tên tiếng Anh: The Degree of Master of Science in Medicine

                [Major: Odonto – Stomatology]

- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Khoa Y Dược, ĐHQGHN.

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

Đào tạo thạc sĩ Răng - Hàm - Mặt có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của khoa học kĩ thuật y học, có khả năng độc lập nghiên cứu khoa học, có khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề về bệnh răng miệng.

3. Thông tin tuyển sinh

3.1. Hình thức tuyển sinh

- Thi tuyển các môn thi sau:

+ Môn thi cơ bản: Răng - Hàm - Mặt.

+ Môn thi cơ sở: Giải phẫu.

+ Ngoại ngữ: Tiếng Anh.

3.2. Đối tượng tuyển sinh

Bác sĩ có bằng Bác sĩ RHM chính quy, có chứng chỉ hành nghề Răng hàm mặt hoặc đã làm việc/học tập trong lĩnh vực Răng hàm mặt ít nhất 18 tháng [tính đến ngày nộp hồ sơ dự thi].

3.3. Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh: 10 – 15 học viên/năm

PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Về kiến thức

1.1. Kiến thức chung

- Vận dụng được phương pháp luận của triết học Mác – Lênin trong việc nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn của xã hội, của ngành khoa học về tôn giáo;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tối thiểu tương đương bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

1.2. Kiến thức nhóm chuyên ngành và chuyên ngành

- Sử dụng được kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức liên ngành để hỗ trợ, nâng cao kiến thức ngành Răng - Hàm - Mặt và khả năng nghiên cứu dựa trên nền tảng kiến thức đã có ở bậc Đại học;

- Vận dụng được kiến thức trong lĩnh vực được đào tạo chuyên sâu thuộc ngành Răng - Hàm - Mặt theo hướng nghiên cứu;

- Vận dụng được kiến thức lí thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ cao hơn;

- Vận dụng được kiến thức tổng hợp về pháp luật, tổ chức quản lí và bảo vệ môi trường trong hành nghề Răng - Hàm - Mặt.

1.3. Luận văn tốt nghiệp

Đề tài luận văn là một nghiên cứu hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu về nội dung, phù hợp về chuyên ngành, nghiên cứu vấn đề thực tiễn và cấp bách hiện tại trong lĩnh vực Răng - Hàm - Mặt, được hội đồng đánh giá khách quan.

2. Chuẩn đầu ra về kĩ năng

2.1. Kĩ năng nghề nghiệp

- Thực hiện thành thạo các kĩ năng khám, chẩn đoán trong các lĩnh vực chuyên sâu của Răng - Hàm - Mặt và chẩn đoán được các bệnh thường gặp trong Răng - Hàm - Mặt;

- Thực hiện được các kĩ năng điều trị các bệnh thường gặp trong Răng - Hàm - Mặt;

- Xử trí được các cấp cứu trong Răng - Hàm - Mặt;

- Điều trị được các bệnh lí phức tạp trong Răng - Hàm - Mặt;

- Dự phòng được các bệnh răng miệng thường gặp cho trẻ em và cộng đồng.

2.2. Kĩ năng bổ trợ

2.2.1. Các kỹ năng cá nhân

- Ứng dụng được những kiến thức lí thuyết cơ sở và chuyên môn sâu trong Y khoa và Răng - Hàm - Mặt vào trong nghiên cứu khoa học;

- Tổng hợp và phân tích các vấn đề liên ngành và trong Răng - Hàm - Mặt trong việc xây dựng đề cương nghiên cứu thuộc lĩnh vực Răng - Hàm - Mặt;

- Xây dựng được đề cương nghiên cứu khoa học về vấn đề thuộc ngành Răng - Hàm - Mặt với tiếp cận định hướng nghiên cứu cơ bản hoặc nghiên cứu ứng dụng;

- Hoàn thành và bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ ngành Răng - Hàm - Mặt;

- Viết báo cáo khoa học, bài báo khoa học, bài trình bày hội nghị khoa học trong nước và Quốc tế;

- Có thể đánh giá, giám sát và thẩm định nghiên cứu, dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực ngành Răng - Hàm - Mặt.

2.2.2. Làm việc theo nhóm

- Phối kết hợp được trong việc điều trị bệnh nhân, nghiên cứu và giảng dạy.

2.2.3. Quản lí và lãnh đạo

- Tổ chức và điều hành được công việc của nhóm, cũng như đơn vị.

2.2.4. Kĩ năng giao tiếp

- Giao tiếp thành thạo bằng văn bản, thư điện tử/các phương tiện truyền thông. Diễn đạt và xử lí được một số tình huống chuyên môn thông thường; viết và trình bày lưu loát được kết quả nghiên cứu.

- Tư vấn, giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân một cách thành thạo.

2.2.5. Kĩ năng ngoại ngữ

- Có năng lực ngoại ngữ bậc 4 theo khung trình độ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

2.2.6. Các kĩ năng bổ trợ khác

- Sử dụng thành thạo các phần mềm thống kê SPSS, STATA.

3. Năng lực

3.1. Vị trí việc làm mà học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

- Bác sĩ, Bác sĩ chính làm việc trong các cơ sở y tế công lập có chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt [theo quy định tại thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27/05/2015 của Bộ Y tế - Bộ Nội Vụ];

- Giảng viên, nghiên cứu viên, Giảng viên chính, Nghiên cứu viên chính tại các cơ sở giáo dục và đào tạo có ngành Răng - Hàm - Mặt;

- Chuyên viên, chuyên viên chính tại các cơ quản lí y tế.

3.2. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Tiến sĩ RHM;

- Bác sĩ Chuyên khoa cấp 2 RHM.

4. Về phẩm chất đạo đức

4.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

Có đức tính trung thực, thẳng thắn, khiêm tốn, đoàn kết, tôn trọng mọi người, không bè phái, cơ hội; Có tinh thần phê bình và tự phê bình; Có lối sống lành mạnh.

4.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

- Tôn trọng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kĩ thuật và các quy định khác của pháp luật, của các cơ quan quản lí và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo của ngành Răng - Hàm - Mặt;

- Cung cấp đầy đủ các thông tin cho bệnh nhân và tôn trọng quyền của bệnh nhân; giao tiếp ứng xử tốt với bệnh nhân và thân nhân người bệnh;

- Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp;

- Thừa nhận sự phát triển của ngành Răng - Hàm - Mặt không thể tách rời khoa học, công nghệ và kĩ thuật tiên tiến;

- Nhận biết tầm quan trọng và ảnh hưởng của việc tự học đến việc nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ;

- Nhận thức được sự tham gia vào các khóa học đào tạo liên tục thường xuyên nhằm nâng cao kiến thức và năng lực lâm sàng.

4.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

Tận tụy phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân.

5. Mức tự chủ và chịu trách nhiệm

Phát hiện, đề xuất, giải quyết được các vấn đề về RHM; định hướng phát triển năng lực cá nhân cũng như giúp đồng nghiệp phát triển về chuyên môn; đưa ra được kết luận mang tính chuyên gia thuộc chuyên ngành RHM; Xây dựng, vận hành, quản lí được hoạt động chuyên môn của đơn vị; nhận định, đánh giá và quyết định hướng phát triển chuyên môn của bản thân; dẫn dắt được đơn vị hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ răng miệng tại đơn vị và địa phương.

PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: 67 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức chung:                           07 tín chỉ

- Khối kiến thức nhóm chuyên ngành:      06 tín chỉ

+ Bắt buộc:                                           06 tín chỉ

+ Tự chọn:                                            00 tín chỉ

- Khối kiến thức chuyên ngành:               44 tín chỉ

+ Bắt buộc:                                           24 tín chỉ

+ Tự chọn:                                           20/40 tín chỉ

- Luận văn thạc sĩ:                                 10 tín chỉ

2. Khung chương trình đào tạo 

STT

 học phần

Học phần

[ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh]

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ

Mã số học phần tiên quyết

Lí thuyết

Thực hành

Tự học

I

Khối kiến thức chung

07

PHI5002

Triết học

Philosophy

3

45

0

0

2  

ENG5001

Tiếng Anh cơ bản [*]

English

4

40

20

0

II

Khối kiến thức nhóm chuyên ngành

07

II.1

Các học phần bắt buộc

07

MOS6001

Tai mũi họng

Otorhinolaryngology

2

15

15

0

MOS6002

Da liễu

Dermatology

2

15

15

0

MMP6001

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Research Methodology

3

30

15

0

II.2

Các học phần tự chọn

0

III

Khối kiến thức chuyên ngành

44

III.1

Các học phần bắt buộc

24

MOS6003

Răng trẻ em – nha cộng đồng

Pedodontics – Community dentistry

5

30

45

0

7

MOS6004

Khớp cắn – chỉnh hình răng mặt

Occlusion – Orthodontics

4

15

45

0

MOS6005

Bệnh lí miệng và phẫu thuật hàm mặt

Oral - maxillofacial pathology and surgery

5

30

45

0

MOS6006

Phẫu thuật trong miệng

Oral surgery

5

30

45

0

10

MOS6007

Chữa răng nội nha – nha chu – phục hình

Endodontics – Periodontics –Prosthodontics

5

30

45

0

III.2

Các học phần tự chọn

20/40

11

MOS6008

Bệnh lí miệng và phẫu thuật hàm mặt nâng cao

Advanced oral - maxillofacial pathology and surgery

5

30

45

0

MOS7003

12

MOS6009

Phẫu thuật trong miệng nâng cao

Advanced oral surgery

5

30

45

0

MOS7004

13

MOS6010

Chữa răng nội nha nâng cao

Advanced endodontics

5

30

45

0

MOS7005

14

MOS6011

Nha chu nâng cao

Advanced periodontics

5

30

45

0

MOS7005

15

MOS6012

Nha cộng đồng nâng cao

Advanced Community dentistry

5

30

45

0

MOS7001

16

MOS6013

Chỉnh hình răng mặt nâng cao

Advanced orthodontics

5

30

45

0

MOS7002

17

MOS6014

Răng trẻ em nâng cao

Advanced pedodontics

5

30

45

0

MOS7001

18

MOS6015

Phục hình nâng cao

Advanced prosthodontics

5

30

45

0

MOS7005

IV

MOS7200

Luận văn thạc sĩ

10

Tổng cộng

68

Ghi chú:  Học phần Ngoại ngữ thuộc Khối kiến thức chung được tính vào tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo, nhưng kết quả đánh giá các học phần này không tính vào điểm trung bình chung học kỳ, điểm trung bình chung các học phần và điểm trung bình chung tích lũy.

Văn bản bản chính thức xem tại đây

Video liên quan

Chủ Đề