Đánh giá bơm xi măng sinh học có được hưởng bhyt

Ngày 3/3/2022, Khoa X – quang can thiệp/ Bệnh viện Quân y 103 tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị Đ, 91 tuổi, địa chỉ Phúc La, Hà Đông, Hà Nội với bệnh lý xẹp thân đốt sống. Các thân đốt sống xẹp gây biến dạng cột sống và chèn ép thần kinh, dẫn tới những cơn đau vô cùng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống.

Sau khi nghiên cứu kĩ các hình ảnh chiếu chụp và thăm khám lâm sàng, các bác sĩ tại khoa đã quyết định sử dụng phương pháp can thiệp: “Bơm xi măng thân đốt sống”.

Phương pháp bơm xi măng thân đốt là phương pháp can thiệp tối thiểu [tức là không phải mổ, gây ít ảnh hưởng lên bệnh nhân và thời gian nằm viện ngắn]. Kĩ thuật sử dụng kim dài chọc qua da vào đốt sống và bơm vào đó một hợp chất đặc biệt, gọi là xi măng xương [về cơ chế hoạt động cũng giống như xi măng, là kết dính và đông cứng]. Hợp chất này sau khi vào thân đốt sẽ đẩy thân đốt sống phồng lên và cứng lại như xương, qua đó giúp khắc phục tình trạng xẹp. Khi đốt sống xẹp được tái cấu trúc, thần kinh cũng được giải phóng chèn ép và sẽ giảm triệu chứng đau.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Khái – Phó chủ nhiệm khoa cho biết: bệnh nhân có tuổi rất cao, bên cạnh đó lại có bệnh nền là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD]. Yêu cầu đặt ra trong trường hợp này là con đường chọc kim phải tính toán chuẩn xác nhất có thế, tránh việc điều chỉnh kim trong khi chọc, thêm vào đó cần phải tiến hành rất nhanh vì những nguy cơ liên quan đến hô hấp. Sau khi hội chẩn kĩ càng với ekip, bác sĩ Khái cùng các cộng sự đã tiến hành can thiệp cho bệnh nhân.

Hình ảnh xẹp thân đốt sống D12 – L2

Hai đốt sống được được bơm xi măng là D12, L2. Tổng thời gian can thiệp bao gồm cả chuẩn bị vào khoảng 60 phút. Trong thời gian kĩ thuật, bệnh nhân có khó thở nhẹ do phải nằm sấp, tuy nhiên liệu pháp thông khí của các bác sĩ đã giúp giải quyết được tình trạng trên. Bệnh nhân hoàn toàn ổn định trong toàn thời gian thủ thuật. Kết thúc kĩ thuật, theo đánh giá lâm sàng, triệu chứng đau của bệnh nhân đã lập tức cải thiện 90%.

Kĩ thuật bơm xi măng thân đốt sống là tương đối mới, có hiệu quả giúp điều trị các trường hợp xẹp thân đốt sống, cải thiện đáng kể triệu chứng đau cho bệnh nhân.

Bác sĩ Khái và e kíp can thiệp

Được biết trong thời gian qua, tại khoa X-quang can thiệp chưa ghi nhận trường hợp nào có tai biến biến chứng trong và sau can thiệp. Các bệnh nhân có sự cải thiện tới trên 80%. Ở thời điểm hiện tại, tại Khoa vẫn đang không ngừng nghiên cứu cải tiến kĩ thuật với mong muốn trong tương lai gần đem tới một kĩ thuật giảm đau hiệu quả hơn nữa, và có nhiều sự sáng tạo. Kĩ thuật này đã được các y bác sĩ thực hiện thường quy tại khoa X-quang can thiệp/ Bệnh viện Quân y 103.

                                                        Bs Nguyễn Xuân Khái – Khoa X quang can thiệp

                                                        Đào Kim Sơn – Phòng KHTH

24-09-2019

    Lún xẹp cột sống là một biến chứng nguy hiểm của bệnh loãng xương, thường gặp nhiều ở người cao tuổi, phụ nữ sau mãn kinh, những người bị chấn thương cột sống. Khi một người bị loãng xương hay chấn thương, xương khớp thường trở nên suy yếu và đẩy nguy cơ gãy xương tăng cao. Nếu người bệnh không phát hiện và điều trị sớm, lâu ngày cột sống có thể bị biến dạng, gây ra những cơn đau nhức ảnh hưởng đến chức năng của cột sống và khả năng vận động của người bệnh.
    Trước đây, để điều trị các trường hợp xẹp đốt sống do chấn thương, người ta thường áp dụng phương pháp mổ hở và dùng dụng cụ nẹp vít để phục hồi độ chắc của đốt sống. Tuy nhiên, phương pháp này thường tốn rất nhiều thời gian và dễ gây ra tai biến cho bệnh nhân. Với những trường hợp bị loãng xương, kỹ thuật nẹp vít không tối ưu do kết cấu xương không chắc chắn.
    Hai năm trước, vào tháng 9.2017, Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình – Phục hồi chức năng [CTCH – PHCN] đã chính thức triển trai kỹ thuật bơm xi măng sinh học điều trị lún xẹp cột sống, hay còn gọi là “Bơm Cement”. Trong hai năm triển khai kỹ thuật bơm xi măng sinh học điều trị lún xẹp đốt sống, Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai đã điều trị được hơn 50 ca, trong đó có những ca khó, ca hiếm gặp như bơm đốt ngực D5,  đốt S1; 02 bệnh nhân có đến 3 đốt cần phải bơm trong một lần. 
    Gần đây nhất, ngày 05/09 Bệnh viện đã tiến hành bơm xi măng 3 đốt sống cho bệnh nhân N. V. Đ sinh năm 1955, ngụ tại Trảng Bom. Trước đó bệnh nhân nhập viện với tình trạng đau vùng thắt lưng dữ dội, khó khăn khi xoay trở trên giường, không thể ngồi hay đi lại được. Sau 6 giờ được bơm xi măng, bệnh nhân đã có thể ngồi được và sau 24h bệnh nhân đã đi lại được.
    “Điều này chứng tỏ công nghệ điều trị tại Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai đã đạt hiệu quả tốt, được bệnh nhân hài lòng và tin tưởng. Bằng chứng là mặc dù có nhiều bệnh nhân ở tận miền Tây xa xôi, nhưng cũng lặn lội tìm đến Bệnh viện chữa trị và ra về với sự hài lòng. Có bệnh nhân thì sau một thời gian điều trị tại một bệnh viện lớn, do không đạt được kết quả mong đợi cũng đã tìm tới đây thăm khám và điều trị” - BS CKI Vũ Ngọc Bảo Quỳnh [khoa Ngoại CTCH – PHCN], người trực tiếp thực hiện kỹ thuật bơm xi măng tại Bệnh viện cho hay. 

    Cũng theo BS Vũ Ngọc Bảo Quỳnh, con số hơn 50 ca trên tính ra vẫn là con số khiêm tốn, vì có nhiều trường hợp do nhiều nguyên nhân mà bệnh nhân và bác sĩ không có duyên gặp được nhau. BS Quỳnh chia sẻ thêm: “Hai năm trôi qua, tôi cũng có chút tự hào khi “Bơm Cement” không còn là cái gì đó quá lạ lẫm. Hầu hết mọi người đã dần không còn e dè, nghi ngờ hay xem thường hiệu quả mà kỹ thuật này mang lại. Tôi chỉ mong rằng trong thời gian tới sẽ có duyên nhiều hơn với bệnh nhân, để có thể mang những kiến thức y khoa, những kinh nghiệm tích lũy được chữa trị cho họ”.
    So với các phương pháp trước đây, kỹ thuật bơm xi măng thích hợp cho cả những người bị xẹp đốt sống do loãng xương hoặc chấn thương. Với những tác dụng tích cực mang lại kết quả điều trị cao, phục hồi nhanh chóng, ít gây ra những biến chứng nguy hiểm, việc thực hiện bơm xi măng đang là phương án được ưu tiên lựa chọn giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi, cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày.
 

Chủ Đề