Hoàng đế trung hóa bái lạy tây bắc

Vua Khang Hy (1654 - 1722) là hoàng đế thứ 4 của nhà Thanh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông ngồi trên ngai vàng từ năm 1661 cho đến khi qua đời. Theo đó, ông trở thành vị vua có thời gian tại vị lâu nhất lịch sử (61 năm).

Không những vậy, hoàng đế Khang Hy còn là một trong những hoàng đế sống thọ nhất lịch sử Trung Quốc. Trong suốt cuộc đời, ông hoàng này được ca ngợi là bậc minh quân có tài trị nước, biết chiêu mộ hiền tài, giúp đất nước bước vào thời kỳ thái bình thịnh trị.

Cuộc đời vua Khang Hy trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều chuyên gia, học giả. Theo đó, khi tìm hiểu về vị hoàng đế lỗi lạc của nhà Thành này, các nhà nghiên cứu biết được một sự thật bất ngờ và thú vị.

Đó là vua Khang Hy từng 6 lần ghé thăm lăng mộ của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (1328 - 1398) - hoàng đế khai quốc nhà Minh. Sau khi băng hà, Chu Nguyên Chương được an táng tại Hiếu Lăng, Nam Kinh.

Mỗi lần đến viếng mộ Minh Thái Tổ, hoàng đế Khang Hy đều thực hiện đại lễ "3 quỳ, 9 lạy". Điều này khiến nhiều người không khỏi bất ngờ, thắc mắc vì sao ông hoàng này lại làm như vậy.

Là bậc cửu ngũ chí tôn nắm trong tay quyền lực tối thượng, hoàng đế chỉ quỳ lạy tổ tiên, cha mẹ và các vị thần. Ngoài nhóm đối tượng này, nhà vua không phải quỳ lạy trước bất cứ ai. Thay vào đó, bậc đế vương sẽ được mọi người quỳ lạy.

Do đó, việc vua Khang Hy quỳ và thực hiện đại lễ trước lăng mộ của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương gây nhiều tò mò. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, ông hoàng nhà Thanh làm như vậy là vì có mục đích sâu xa.

Theo các chuyên gia, sở dĩ hoàng đế Khang Hy thực hiện đại lễ "3 quỳ, 9 lạy" trước lăng mộ của Minh Thái Tổ là nhằm củng cố địa vị thống nhất của nhà Thanh cũng như làm dịu đi mối quan hệ gay gắt với người Hán. Bởi lẽ, vua Khang Hy cho rằng muốn thống nhất thiên hạ, thu phục lòng dân cả nước và củng cố sự nghiệp của nhà Thanh thì cần phải thuần phục được lòng dân, nhất là người Hán.

Do đó, trong suốt thời gian trị vì, vua Khang Hy đã cho thực hiện nhiều chính sách nhằm ổn định lòng dân, giúp mọi người có cuộc sống ấm no. Để thu phục lòng dân, bao gồm người Hán, ông đích thân đến cúng tế, bái lạy Chu Nguyên Chương ở Hiếu Lăng để có thể dần dần chiếm được cảm tình từ họ.

Thêm nữa, Khang Hy còn hạ lệnh cho người tới quản lý, trông nom, quét dọn cũng như tu sửa lăng mộ của Chu Nguyên Chương. Nhờ những việc làm này, hoàng đế Khang Hy có được sự tin tưởng, ủng hộ của dân chúng. Điều này giúp ích rất nhiều cho việc trị quốc của ông cũng như giúp nhà Thanh hưng thịnh trong suốt nhiều thập kỷ.

Thành phố Trường An ở tỉnh Thiểm Tây, ngày nay gọi là Tây An, được xem là thủ đô phồn vinh nhất, trung tâm giao lưu văn hóa phát triển nhất trong lịch sử Trung Quốc phong kiến. Học giả các nước đua nhau tới Trường An tham quan, du lịch.

Vào thời vua Đường Thái Tông (599-649), người nước Khang (một nước cổ ở Trung Á, nằm giữa sông Syr Darya và sông Amu Darya) cống nạp cây đào vàng bạc đem trồng trong hậu viên cung đình.

Hoàng đế trung hóa bái lạy tây bắc

Phụ nữ thời Đường cưỡi ngựa du xuân. (Ảnh: Sohu)

Vào thời Đường Huyền Tông (685 - 762), nước này cũng đem điệu múa Hồ Hoàn và vũ nữ dâng tặng vua. Các quốc gia khác và Nhà Abbas (triều đại Hồi giáo thứ ba của người Arab, kéo dài từ năm 632 - 1258) bấy giờ đều tặng ngựa làm lễ vật tiến vua.

Sứ giả mỗi nước theo phong tục riêng, dù không quỳ lạy, hoàng đế nhà Đường cũng vui vẻ tiếp nhận. Không giống như thời Thanh (1616-1912), năm 1793, sứ đoàn Macartney từ Anh tới Trung Quốc không quỳ lạy vua, gây tranh cãi một tháng trời.

Vào thời Đường, thành Trường An có nhiều quý tộc nước ngoài. Thậm chí, họ còn ở lại kinh thành để làm quan. Dù đến đây với lý do gì, họ đều được triều đình tiếp đón long trọng. Không ít người hòa nhập với văn hóa Trung Hoa, làm bạn với những nhà thơ nổi tiếng thời Đường. Một vài người sống lâu ở Trường An còn lấy vợ, dần coi Trung Hoa là quê hương. Có thể kể đến hai danh tướng là anh em Lý Bão Ngọc và Lý Bão Chân người nước An (một nước nhỏ nằm ở vành đai Bukhara, Uzbekistan).

Một người Nhật Bản tên tiếng Trung là Triều Hằng, theo đoàn sứ thần Nhật sang Trung Quốc học tập. Sau khi học xong, ông ở lại Trường An làm quan 50 năm, quan hệ thân thiết với nhiều người thuộc tầng lớp tri thức.

Thời Đường du nhập và chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn khóa khác nhau. Bằng chứng là cho tới ngày nay, Trung Quốc có rất nhiều tên nhạc cụ, đồ dùng sinh hoạt, thức ăn mang chữ "hồ". Theo dã sử "Đông thành lão phù truyện", người Đường và người Hồ (tộc người du mục săn bắt tại Trung Á, Tây Á) chung sống với nhau, cùng cưới vợ sinh con.

Hoàng đế trung hóa bái lạy tây bắc

Mô hình một góc thành Trường An cổ. (Ảnh: Sohu)

Trang sức của người dân thời Đường cũng rất đa dạng. Ở thời Đường Hiến Tông (778-820), dân Trường An thường mặc trang phục của người Hồ. Phụ nữ thường vẽ mặt màu đỏ đậm như diễn viên kịch Kabuki của Nhật Bản ngày nay. Không chỉ lối trang điểm, lối làm tóc cũng thay đổi. Phụ nữ thời này búi tóc cao, lung lay như sắp đổ, lông mày vẽ như đuôi chữ "bát".

Nhà Đường thực hiện chính sách mở cửa một cách toàn diện, xã hội yên vui. Tuy nhiên, thời thế suy thịnh thay đổi. Sau này, mâu thuẫn tăng cao, nội bộ triều đình tranh đấu ác liệt. Năm 907, nhà Đường lụi tàn.