Hàng hóa không phù hợp với mục đích thông thường

Công ty tôi và một công ty cổ phần có giao kết một hợp đồng mua bán hàng hóa, nhưng khi giao hàng bên công ty cổ phần cho rằng hàng hóa của tôi không đúng với hợp đồng nên không nhận. Vậy xin luật sư cho biết thế nào là hàng hóa không phù hợp với hợp đồng?

  • Trước tiên cần căn cứ vào thỏa thuận hợp đồng giữa hai bên về hàng hóa để đối chiếu xem những điều kiện đặc điểm về hàng hóa được giao với hàng hóa đã thỏa thuận trong hợp đồng có giống nhau không để biết sự phù hợp. Tuy nhiên nếu hợp đồng không có sự thỏa thuận thì có thể xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật thương mại 2005, thì hàng hóa không phù hợp với hợp đồng là: "a] Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;
  • Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
  • Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;
  • Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường." Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

Căn cứ pháp lý của tình huống

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Công ty Luật Vinabiz

  • Tầng 3, số 119 - 121 Trần Đăng Ninh, quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Click để Xem thêm

  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM Điện thoại: [028] 7302 2286 E-mail: nhch@lawnet.vn

Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd. Business license No. 32/GP-TTĐT issued by Department of Information and Communications of Ho Chi Minh City on May 15, 2019 Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079

Theo Luật sư tư vấn Luật Thương mại, trong trường hợp giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng bên bị vi phạm có thể áp dụng các chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng hoặc các chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nếu đủ điều kiện.

Chào Luật sư, tôi là chủ một doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội, chúng tôi có ký hợp đồng mua hàng hóa với công ty A. Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng là bên công ty A sẽ bán 2 chiếc ô tô chở khách 24 chỗ chưa qua sử dụng cho công ty tôi. Nhưng đến lúc nhận hàng, tôi phát hiện hai chiếc ô tô công ty A giao là xe đã qua sử dụng và chỉ có 20 chỗ không giống như mẫu xe chúng tôi đã thỏa thuận và đã từ chối nhận hàng. Vậy thưa luật sư, trong trường hợp cách khắc phục như thế nào ạ?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Thái An, để giải đáp thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được tư vấn luật như sau:

  1. Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng

Căn cứ Điều 39, Luật Thương mại 2005, trong trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì các trường hợp hàng hóa được xem là không phù hợp với hợp đồng bao gồm:

- Hàng hóa không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại. Chẳng hạn như mục đích sử dụng thông thường của các loại xe khách là để kinh doanh dịch vụ vận tải vận chuyển hành khách;

- Hàng hóa không phù hợp với bất kỳ mục đích nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;

- Hàng hóa không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã cho bên mua biết trước đó;

- Hàng hóa không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.

Vậy trong trường hợp trên, bạn có thể viện dẫn quy định hàng hóa không đảm bảo chất lượng như mẫu hàng hóa mà bên bán đã thông báo trước đó và có quyền từ chối nhận 2 chiếc xe ô tô khách.

  1. Trách nhiệm của hai bên trong trường hợp giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng

Căn cứ Điều 40, Luật Thương mại 2005, nếu hai bên không có thỏa thuận nào khác, trách nhiệm đối với hàng hóa giao không phù hợp với hợp đồng sẽ được xác định như sau:

- Bên bán sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất cứ khiếm khuyết nào của hàng hóa mà bên mua đã biết hoặc phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;

- Trừ trường hợp trên, bên bán phải chịu trách nhiệm đối với bất cứ khiếm khuyết nào của hàng hóa đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, ngay cả khi khiếm khuyết được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;

- Sau thời điểm chuyển rủi ro, bên bán sẽ chịu trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hóa nếu do bên bán vi phạm hợp đồng.

Vậy trong trường hợp của bạn, bên bán sẽ phải chịu trách nhiệm đối với 2 chiếc ô tô khách không phù hợp với hợp đồng vì lỗi này phát sinh xuất phát từ bên bán đã không tuân thủ hợp đồng khi giao 2 chiếc ô tô đã quan sử dụng và chủng loại khác.

  1. Khắc phục trường hợp giao hàng không phù hợp với hợp đồng

Căn cứ Điều 41, Luật Thương mại 2005, trong trường hợp hai bên có thỏa thuận, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng mà không xác định cụ thể thời điểm giao hàng mà bên bán giao hàng trước thời hạn giao hàng, thì bên bán vẫn được khắc phục khiếm khuyết của hàng hóa trong thời gian còn lại.

Vậy nếu trong hợp đồng giữa công ty bạn và công ty A có quy định thời hạn giao hàng nhưng không quy định thời điểm, đồng thời bên bán giao hàng trước thời hạn thì bên công ty A vẫn còn một khoản thời gian nhất định để giao hàng đúng với hợp đồng. Trong thời gian này nếu, có thiệt hại hoặc bất lợi gì thì công ty bạn có quyền yêu cầu khắc phục bất lợi.

Trong trường hợp bên bán đã giao hàng đúng thời điểm giao hàng quy định trong hợp đồng, bên bạn có thể áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo quy định của Điều 297, Luật Thương mại 2005 " trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng". Trong thời hạn thực hiện buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bạn có thể áp dụng thêm chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề bạn hỏi. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu rất nhiều vấn đề liên quan tại các bài viết sau đây của chúng tôi:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể giao kết bằng hành vi không?
  • Ký hợp đồng bằng USD, xuất hóa đơn bằng VNĐ có được không?
  • Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất
  • Nội dung hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
  • Những điều khoản cần lưu ý trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
  • Quyền kiểm tra hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Xử lý khi bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán?
  • Xử lý trường hợp bên bán giao hàng hóa kém chất lượng?
  • Ngôn ngữ khi soạn thảo hợp đồng
  • Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng
  • các trường hợp được hủy bỏ hợp đồng
  • Các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng

Nếu cần có một hợp đồng chặt chẽ, kín kẽ và bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình trong giao dịch, bạn nên sử dụng dịch vụ soạn thảo hợp đồng chất lượng cao và chi phí rất phải chăng của chúng tôi tại đường link này: //dangkydoanhnghiep.org.vn/bang-gia-dich-vu-soan-thao-va-ra-soat-hop-dong.html. Trường hợp bạn gặp phải tranh chấp liên quan tới hợp đồng, chúng tôi cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng rất hiệu quả - chi tiết có tại đây //dangkydoanhnghiep.org.vn/tranh-chap-hop-dong-kinh-te.html

Chủ Đề