Hải Dương có bao nhiêu còn sống?

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hải Dương, do ảnh hưởng của rìa xa phía tây của cơn bão số 1, ngày 17.7, khu vực Hải Dương dự báo tiếp tục nắng nóng, nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ C.


Dự báo vị trí và đường đi của bão số 1

Dự báo chiều 17.7, bão số 1 mạnh cấp 12, giật cấp 15 cách bán đảo Lôi Châu [Trung Quốc] khoảng 190 km về phía đông. Đến 13 giờ ngày 18.7, vị trí tâm bão trên khu vực phía bắc vịnh Bắc Bộ, cường độ cấp 11, giật cấp 14. Sau đó bão suy yếu dần, đến 13 giờ ngày 19.7, cường độ bão còn cấp 6 trên khu vực vùng núi Bắc Bộ.

Do ảnh hưởng của bão số 1, từ rạng sáng 18-21.7, khu vực Hải Dương có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, trọng tâm mưa là ngày và đêm 18.7. Từ ngày 22-23.7, có mưa rào và dông rải rác.

 

Cấp độ D là cấp độ cao nhất khi đánh giá mức độ nguy hiểm của các bộ phận nhà. Ở cấp độ này, kết cấu chịu lực đã không còn đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường, nhà cửa và các công trình xây dựng ở trong tình trạng nguy hiểm tổng thể.

 

Được xây dựng từ những năm 1960 – 1970 khu tập thể Nhà máy bơm gồm 5 khối nhà 2-3 tầng và 11 dãy nhà cấp 4. Đến thời điểm hiện tại, trong tổng số 275 căn tại khu tập thể còn 148 hộ đang sinh sống với tổng cộng 289 nhân khẩu.

5 khối nhà trong khu tập thể Nhà máy bơm bao gồm: nhà A, nhà B, nhà D [xây năm 1960], nhà C [xây năm 1977] và nhà E [xây năm 1984].

Tuy thời gian xây dựng khác nhau nhưng toàn bộ 5 khối nhà cũng như 11 dãy nhà cấp 4 đều đã xuống cấp nghiêm trọng.

Hiện tất cả các dãy nhà đều xuống cấp xuống cấp trầm trọng, tường bị vỡ từng mảng, bong tróc; trần, dầm, trụ bị mục nát lộ lõi sắt ở nhiều vị trí, có thể rơi xuống bất cứ lúc nào.

hần cầu thang của các dãy nhà xuống cấp nặng nề, nhiều chỗ người dân phải gia cố bằng dây thép, tránh việc trẻ em hay người cao tuổi ngã xuống dưới.

Thậm chí có 2 căn nhà cấp 4 phần mái đã bị sập xuống. Bà Hà Thị Năm [83 tuổi] không khỏi bàng hoàng khi nhớ lại khoảng khắc phần mái căn nhà bà sinh sống bị sập xuống vài tháng trước. “Tôi đang ngồi ngoài cửa, nghe thấy tiếng rầm rất lớn, ngẩng lên nhìn vào trong nhà thì thấy nhà mình sập xuống. Lúc ấy, tôi mà ngồi trong nhà không chết chắc thì cũng sứt đầu mẻ trán.

Bà Đỗ Thị Thu [sống tại dãy nhà A] cho biết ai sống tại đây đều mong muốn được chuyển đến một nơi an toàn hơn. “Những người có điều kiện thì người ta đã chuyển đi cả rồi, chỉ còn những người khó khăn, những người không có điều kiện, không có chỗ nào để đi như chúng tôi phải ở lại”, bà Thu nói.

Cùng tâm tư nguyện vọng, ông Nguyễn Văn Long [Bí thư Chi bộ - trưởng khu dân cư số 8 phường Nguyễn Trãi] cũng cho biết: “Công nhân lao động hiện nay còn ở tại Khu tập thể Máy bơm đa số là những người tuổi cao, có mức lương hưu thấp nên đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, bà con dù muốn được chuyển đến nơi ở an toàn nhưng vẫn mong nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ”.

Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Ngọc Sơn - Chủ tịch UBND phường Nguyễn Trãi [TP Hải Dương] cho biết, các cấp chính quyền luôn đồng cảm, chia sẻ với tập thể công nhân đang sinh sống tại khu tập thể Máy Bơm trên địa bàn của phường. “Không làm được gì nhiều, chúng tôi chỉ có thể hỗ trợ cho bà con bằng cách: quan tâm đến công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, kiểm tra chằng chống nhà cửa của khu tập thể mỗi mùa mưa bão đến. Mong muốn từng ngày cho bà con tại đây có một nơi ở mới tốt hơn, đảm bảo an toàn hơn và chất lượng cuộc sống của bà con khu tập thể máy bơm được nâng cao”.

Đầu năm 2023, UBND phường Nguyễn Trãi đã trích quỹ "Vì người nghèo" của phường 20 triệu đồng thay mái ngói bằng mái tôn chống dột cho hộ bà Trần Lê Ngọc Bích của khu tập thể  do mái ngói xuống cấp quá nghiêm trọng. Dù cần thiết nhưng đây cũng chỉ là những biện pháp tạm thời. Mong muốn có một nơi ở mới vẫn là điều xa vời với người dân nơi đây.

   

Chủ Đề