Góp ý sáng kiến kinh nghiệm

Suy nghĩ về phương pháp viết và chấm sáng kiến kinh nghiệm

Đọc bài Lưu
Sáng kiến là ý kiến sinh ra từ những nhận xét mới...

1. Sáng kiến kinh nghiệm là gì?

- Sáng kiến là ý kiến sinh ra từ những nhận xét mới

- Kinh nghiệm là những hiểu biết do trông thấy, nghe thấy, do từng trải mà có.

Kinh nghiệm là những tri thứ do qui nạp và thực nghiệm đem lại, đã được chỉnh lý và phân lọai để lập thành cơ sở của khoa học. Như vậy nói tới kinh nghiệm là nói đến những việc đã làm, đã có kết quả, đã được kiểm nghiệm trong thực tế, không phải là những việcdự định hay còn trong ý nghĩ.

sáng kiến kinh nghiệm là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người viết tích lũy được trong thực tiễn công tác, bằng những họat động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được , góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác của chính mình và người khác.

2. Những yêu cầu cơ bản đối với một sáng kiến kinh nghiệm

Khi viết một sáng kiến kinh nghiệm, tác giả cần làm rõ tính mục đích, tính thực tiễn, tính sáng tạo khoa học và khả năng vận dụng, mở rộng SKKN đó như thế nào? Sau đây là biểu hiện cụ thể cần đạt được của những yêu cầu trên:

2.1 Tính mục đích:

- Đề tài đã giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn gì có tính chất thời sự trong các lĩnh vực công tác hàng ngày.

- Tác giả viết SKKN nhằm mục đích gì? [nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, để tham gia nghiên cứu khoa học]

2,2 Tính thực tiễn :

- Tác giả trình bày được những sự kiện đã diễn ra trong thực tiễn công tác ở nơi mình công tác hoặc ở nơi khác.

- Những kết luận được rút ra trong đề tài phải là sự khái quát hóa từ những sự thực phong phú, những họat động cụ thể đã tiến hành [ cần tránh việc sao chép sách vở mang tính lý thuyết đơn thuần, thiếu tính thực tiễn ]

2.3 Tính sáng tạo khoa học:

- Trình bày được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết vấn đề đã nêu ra trong đề tài.

- Trình bày một cách rõ ràng, ạch lạc các bước tiến hành trong SKKN

- Các phương pháp tiến hành mới mẻ, độc đáo.

- Dẫn chứng các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác làm nổi bật tác dụng , hiệu quả của SKKN đã áp dụng.

Tính khoa học của một đề tài SKKN được thể hiện cả trong nội dung lẫn hình thức trình bày đề tài cho nên khi viết SKKN, tác giả cần chú ý cả 2 điểm này.

2.4 Khả năng vận dụng và mở rộng SKKN:

- Trình bày, làm rõ hiệu quả khi áp dụng SKKN [ có dẫn chứng các kết quả,các số liệu để so sánh hiệu quả của cách làm mới so với cách làm cũ ]

- Chỉ ra được những điều kiện căn bản, những bài học kinh nghiệm để áp dụng có hiệu quả SKKN, đồng thời phân tích cho thấy triển vọng trong việc vận dụng và phát triển SKKN đã trình bày [ Đề tài có thể vận dụng trong phạm vi nào? Có thể mở rộng, phát triển đề tài như thế nào? ]

Để đảm bảo được những yêu cầu trên, đòi hỏi người viết SKKN :

+ Phải có thực tế [đã gặp những mâu thuẫn, khó khăn cụ thể trong thực tiễn công tác]

+ Phải có lý luận làm cơ sở cho việc tìm tòi biện pháp giải quyết vấn đề.

+ Có phương pháp, biết trình bày SKKN khoa học, rõ ràng, mạch lạc:

- Nắm vững cấu trúc của một đề tài, biết cân nhắc, chọn lọc đặt tên các đề mục phù hợp nội dung, thể hiện tính logic của đề tài.

-Nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học. Khi xác định một phương pháp nào đó được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài, tác giả cần phải xác định được các yếu tố cơ bản: Mục tiêu của việc thực hiện phương pháp? Phương pháp được áp dụng với đối tượng nào?Nội dung thông tin cần thu được qua phương pháp đó? Những biện pháp cụ thể để tiến hành phương pháp nghiên cứu có hiệu quả?

+ Thu thập đầy đủ các tư liệu, số liệu liên quan đến kinh nghiệm trình bày. Các số liệu được chọn lọc và trình bày trong những bảng thống kê thích hợp, có tác dụng làm nổi bật vấn đề mà tác giả muốn chứng minh, dẫn chứng.

+ Sơ đồ, bản vẽ, hình ảnh, mô hình, sản phẩm chế thử và các tài liệu liên quan khác [nếu có].

+ Các bản nhận xét, đánh giá hoặc biên bản ghi nhận kết quả ứng dụng, thử nghiệm có dấu xác nhận của cơ quan, tổ chức, hội đồng khoa học, đơn vị sử dụng

3.Quan điểm chấm sánh kiến kinh nghiệm

+ Dựa vào các tiêu chí các yêu cầu cơ bản của một sáng kiến kinh nghiệm [SKKN].

+ Người chấm đi theo lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ của mình.

+ Nên chọn những cá nhân có trình độ đào tạo cao hơn [nếu có, nhưng thực tế cũng không phải cứ có trình độ theo bằng cấp mà chấm được]

+ Nên chọn một số giáo viên giỏi theo lĩnh vực chuyên môn cùng chấm

+ Nếu các đề tài Sáng kiến kinh nghiệm thuộc quản lý thì người chấm đã từng làm quản lý , có năng lực, kinh nghiệm quản lý nhiều năm vv.

+ Cần xác định rõ tính thực tiễn mà SKKN đó mạng lại, khả nặng vận dụng đến đâu.

+ Dùng bản Demo để kiểm nghiệm nếu có.

Nguồn //www.daklak.edu.vn/index.php?

Nguồn: //sgd.backan.edu.vn/vn/Thanhvien/7/ttgdtxtinh/281/381/Suy-nghi-ve-phuong-phap-viet-va-cham-sang-kien-kinh-nghiem.aspx
Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề