Gọi tên và nêu khái niệm của các từ loại đã học trong chương trình lớp 7 cho ví dụ

I. – CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC

Bài học hệ thống hoá kiến thức về từ loại tiếng Việt lóp 6. HS cần nắm vững kiến thức về 7 từ loại sau:

1. Danh từ

a] Định nghĩa: danh từ là những từ chỉ người, vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm,…

Ví dụ: mẹ, học sinh, bò, Tổ quốc, nhân đạo,…

b] Khả năng kết họp: danh từ có thể kết họp với từ chỉ số lượng ở phía trước như những, tất cả, mọi… ; các từ này, ấy, đó,… ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.

Ví dụ: tất cả những bông hoa hồng đỏ thắm ấy

c] Chức vụ của danh từ trong câu:

– Thường làm chủ ngữ

Ví dụ: Quê hương em rất tươi đẹp.

– Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đưng trước.

Ví dụ: Học tập tốt là nhiệm vụ đầu tiên của học sinh.

d] Các loại danh từ: Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.

– Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính, đếm, đo lường sự vật [ví dụ: mét, lít, bó, tạ,…]. Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm:

+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên [còn gọi là loại từ].

Ví dụ: cái [áo], chiếc [bánh], tấm [vải•

+ Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Cụ thể gồm danh từ chỉ đơn vị chính xác {lít, mét, tấn,…], danh từ chỉ đơn vị ước chừng [bó, tấm, nắm, thúng,…].

– Danh từ chỉ sự vật gồm hai loại sau:

+ Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật, sự việc, hiện tượng [ví dụ: voiý núi, biển,…].

+ Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương [ví dụ: Trần Hưng Đạo, Huế,…].

e] HS cần lưu ý về quy tắc viết hoa đối với danh từ riêng.

2. Động từ

a]  Định nghĩa: động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của người, vật, sự vật.

Ví dụ: chạy, vui, buồn,…

b] Khả năng kết hợp: động từ thường kết’họp vói những từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ,… để tạo thành cụm động từ.

Ví dụ: đang bay về phía cánh đồng

c] Chức vụ của động từ trong câu:

– Thường làm vị ngữ.

Ví dụ: Viên quan ấy đã đi nhiều noi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.

[Em bé thông minh]

– Trong một số trường họp, động từ cũng có thể làm chủ ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, đang, cũng, vẫn, chớ,…

Ví dụ: Lao động là vinh quang.

d] Các loại động từ: có hai loại

– Động từ tình thái [thường đòi hỏi động từ khác đi kèm].

Ví dụ: định [chạy], toan [nói], dám [làm],…

– Động từ chỉ hành động, trạng thái [không đòi hỏi động từ khác đi kèm].  Loại động từ này chia làm 2 loại nhỏ:

+ Động từ chỉ hoạt động, trả lòi câu hỏi Làm gì?

Ví dụ: chạy, quét, leo, ưèo, bơi,…

+ Động từ chỉ trạng thái, trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào?

Ví dụ: mệt, nhớ, vui, gãy,…

3. Tính từ

a] Định nghĩa: tính từ là những từ chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật, hành động, trạng thái.

Ví dụ: xấu, chua, rộng, tầm thường,…

b] Khả năng kết hợp: tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,… để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, đừng, chớ,… của tính từ rất hạn chế.

c] Chức vụ của tính từ trong câu:

– Làm chủ ngữ, vị ngữ

Ví dụ: + Mặt trăng tròn và vàng óng.

+ Ngọt ngào và sâu lắng đã làm nên sự cuốn hút của ca Huế.

– Lưu ý: Tính từ có thể làm vị ngữ trong câu nhưng hạn chế hơn động từ.

d] Các loại tính từ: dựa vào tiêu chí có hay không khả năng kết họp với từ chỉ mức độ, có thể chia tính từ làm hai loại:

– Tính từ chỉ đặc điểm tương đối [có khả năng kết họp vói từ chỉ mức độ].

Ví dụ: yên tĩnh [quá], [rất] đẹp, xa [lắm],…

– Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối [không có khả năng kết họp vói từ chỉ mức độ]. Ví dụ: vằng vặc, khổng lồ, mênh mông,…

4. Số từ. 

a] Định nghĩa: số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Ví dụ:

– Số từ chỉ số lượng hay số đếm: một, hai, năm, mười,…

– Số từ chỉ số thứ tự: nhất, nhì, ba, tư,…

b] Vị trí:

– Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ.

Ví dụ: hai [chàng], năm [con bò], mười [bông hoa],…

– Khi biểu thị thứ tự sự vật, số từ thường đứng sau danh từ.

Ví dụ: [canh] bốn, [Hùng Vương thứ] sáu,…

c] Số từ có thể phân thành hai nhóm:

+ Số từ xác định chính xác, ví dụ: một, ba, hai sáu,…

+ Số từ không xác định, ví dụ: vài, đôi ba, dăm,…

d] Phân biệt số từ và danh từ chỉ đơn vị

+ Giống nhau: chỉ số lượng.

+ Khác nhau:

+] Số từ dùng để chỉ số lượng, thứ tự, vị trí đứng trước hoặc sau danh từ.

+] Danh từ chỉ đơn vị dùng để đo lường hoặc tính đếm số lượng sự vật họp thành một đơn vị, vị trí luôn ở sau số từ như: đôi, tá, cặp, chục,…

Ví dụ: một cặp bánh một số từ, cặp: danh từ.

5. Lượng từ

a] Định nghĩa: Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

b] Phân loại lượng từ theo nhóm:

+ Lượng từ toàn thể: cả, tất cả, tất thảy,…

+ Lượng từ tập họp: các, những, mọi,…

+ Lượng từ phân phối: từng, mỗi,…

c] Phân biệt số từ và lượng từ

+ Giống nhau: đều đứng trước danh từ.

+ Khác nhau:

+] Số từ dùng để chỉ số lượng và thứ tự của sự vật nên độ chính xác cao; vị trí đứng trước hoặc sau danh từ.

+] Lượng từ không chỉ số lượng chính xác; vị trí luôn đứng trước danh từ trong cụm danh từ.

6. Chỉ từ

a] Định nghĩa: chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian, thòi gian.

Ví dụ: hôm nọ, ông vua ấy, làng ỉcia,…

b] Hoạt động của chỉ từ trong câu:

+ Trong cụm danh từ, chỉ từ nằm ở vị trí phụ ngữ sau.

Ví dụ: những con ếch đó, một ngôi nhà ở đằng kia, tất cả các bậi toán ấy.

+ Trong câu, chỉ từ có thể làm chủ ngữ hoặc làm trạng ngữ.

Ví dụ:

Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.

“Từ đấy” trong câu làm Trạng Ngữ

[Bánh chưng, bánh giầy]

– Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó/ là một truyền thống quý báu của ta.   

Từ “Đó” là chủ ngữ                                                              

[Hồ Chí Minh]

7. Phó từ .

a] Định nghĩa: phó từ là những tò chuyên đi kèm vói động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

b] Các loại phó từ:

– Phó từ đứng trước động từ, tính từ:

+ Phó từ chỉ quan hệ thời gian [đã, đang, sẽ, vừa, mới, sắp,…].

Ví dụ: Thế là mùa xuân mong ước đã đến. [Tô Hoài]

+ Phó từ chỉ mức độ {rất, quá, lắm, hơi,…].

Ví dụ: Từ hôm đó thầy Mạnh Tử học tập rất chuyên cần.

+ Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự [củng, lại, cứ,…].

Ví dụ: Cứ mỗi lần ngẩng lên nhìn bầu tròi Hà Nội trong xanh, lòng tôi lại nhớ những năm tháng chống đế quốc Mĩ oanh liệt và oai hùng.

[Thuý Lan, cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử]

+ Phó từ chỉ sự phủ định [không, chưa, chẳng,…].

Ví dụ: Trong trời đất, không gì quý bàng hạt gạo.

[Bánh chưng, bánh giầy]

+ Phó từ chỉ sự cầu khiến {hãy, đừng, chớ,…].

Ví dụ: Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

[Bánh chưng, bánh giầy]

– Phó từ đứng sau động từ, tính từ:

+ Phó từ chỉ mức độ [quá, lắm,…].

Ví dụ: Tôi thương lắm.

+ Phó từ chỉ khả năng [được, có thể,…].

Ví dụ: Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.

[Em bé thông minh]

+ Phó từ chỉ kết quả và hướng [ra, qua, về, xuống,…].

Ví dụ: Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.

[Thếp Mới, Cây tre Việt Năm]

II. – LUYỆN TẬP

Bài tập

1. Cho đoạn văn sau:

… Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh…

[Sơn Tinh, Thuỷ Tinh]

a] Tìm từ mượn trong đoạn văn.

b] Tìm danh từ và phân loại các danh từ vừa tìm được.

c] Tìm số từ, lượng từ và nêu ý nghĩa của số từ.

2. Xác định phó từ trong các câu sau, phân loại phó từ vừa tìm được.

a] Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập ngược xuôi, thế là rất nhiều cò, vạc, sếu… ở các bãi sông xơ xác tận đầu cũng bay về.

. b] Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương.

c] Chúng ta hãy ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc.

d] Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng.

3. Cho các nhóm từ sau:

– nhớ, buồn, thương, vui

– Huế, Hà Nội, Việt Nam

– tròn, méo

a] Hãy cho biết từ loại của cậc từ trong nhóm từ trên.

b] Chuyển nhóm từ ấy sang nhóm từ loại khác bằng cách thêm vào một số từ loại khác ở trước.

4. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh… Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân… Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu com và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi, nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước…”

a] Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào? Đoạn văn kể sự vịệc gì?

b] Nêu ý nghĩa của những chi tiết thần kì trong đoạn văn.

c] Xác định từ loại của các từ in đậm trong đoạn văn.

5. Đọc kĩ đoạn văn và trả lời các câu hỏi:

Son Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Son Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân…

[Sơn Tinh, Thuỷ Tinh]

a] Tìm những động từ chỉ hành động của Sơn Tinh trong đoặn văn.

b] Những động từ ấy giúp em cảm nhận được vẻ đẹp nào của thần núi Tản?

c] Từ đó viết một câu văn có sử dụng một tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối miêu tả sức mạnh của Sơn Tinh.

Gợi ý

a] Từ mượn trong đoạn văn: cầu hôn, Tản Viên, Son Tinh, Thuỷ Tinh, tài năng.

b] HS tự xác định các danh từ và phân loại. Trong đoạn văn các danh từ chia làm hai loại:

– Danh từ đơn vị: dãy.

– Danh từ chỉ sự vật:

+ danh từ chung: chàng trai, người, vùng, núi, tay, phía đông, cồn bãi, miền, biển, gió, mưa,…

+ danh từ riêng : Tản Viên, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

c] – Số từ trong đoạn văn: một [hôm], một [người], hai [chàng trai].

+ Ý nghĩa của các số từ trên biểu thị số lượng của sự vật.

+ Lượng từ: từng [dây núi đồi].

2. Xác định phó từ, phân loại phó từ trong các câu:

a] cũng, phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.

b] không: phó từ chỉ sự phủ định.

c] hãy: phó từ chỉ sự cầu khiến. đã: phó từ chỉ thời gian.

d] ra: phó từ chỉ kết quả và hướng rất phó từ chỉ mức độ.

3. a] Xác định từ loại của các từ trong nhóm từ:

– nhớ, buồn, thương, vui: động từ.

– Huế, Hà Nội, Việt Nam: danh từ.

– tròn, méo: tính từ.

b] Chuyển nhóm từ đã cho sang nhóm từ loại khác:

– [nỗi] nhớ, [niềm] thương, [nỗi] buồn, [niềm] vui: danh từ.

– [rất] Huế, [rất] Hà Nội, [rất] Việt Nam: tính từ.

– tròn [mắt nhìn], méo [mặt]: động từ.

4. a] – Đoạn văn trích trong văn bản: Thạch Sanh.

– Văn bản thuộc thể loại: truyện cổ tích.

Đoạn văn kể sự việc: Thạch Sanh chiến thắng quân xâm lược mười tám nước chư hầu.

b] Ý nghĩa của những chi tiết thần kì trong đoạn văn:

– Tiếng đàn Thạch Sanh tượng trưng cho công lí, nhân đạo, họà bình, khẳng định tài năng, tâm hồn, tình cảm của chàng dũng sĩ có tâm hồn nghệ sĩ.

– Niêu cơm Thạch Sanh tượng trung cho tình thương, lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết, tư tưởng yêu chuộng hoà bình và ước mơ có một cuộc sống no đủ của nhân dân ta.

c] Xác định từ loại của các từ in đậm trong đoạn văn

– công chúa: danh từ.

– từ hôn: động từ.

– tí xíu: tính từ.

– kia: chỉ từ.

5. a] Những động từ chỉ hành động của Sơn Tinh trong đoạn văn: nao núng, bốc, dời, dựng, ngăn chặn, dâng.

b] Những động từ ấy giúp chúng ta cảm nhận sức mạnh phi thường của vị thần núi Tản… Đó là tinh thần quyết tâm chống lũ lụt của người Việt cổ.

c] HS cần nắm được đặc điểm của tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối. 

Ví dụ: Sơn Tinh vị thần núi Tản có sức mạnh vô song.

Xem thêm: Củng cố, mở rộng kiến thức về cụm từ – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 6 tại đây. 

Related

Tags:Nâng cao Ngữ Văn 6 · Từ loại của Tiếng Việt

Video liên quan

Chủ Đề