Giãn dây chằng gối bao lâu thì khỏi

Dây chằng đầu gối gồm những dải dây ngắn, dai, là những mô sợi cứng liên kết và cố định các xương, giúp các khớp chuyển động linh hoạt, ổn định. Chấn thương dây chằng đầu gối rất thường gặp ở những người chơi thể thao hoặc lao động chân tay nặng, gây ra những cơn đau nhức, sưng đỏ vùng xung quanh làm hạn chế vận động.

1. Tìm hiểu về các loại chấn thương dây chằng đầu gối

Tùy theo mức độ tổn thương từ nhẹ đến nặng, nghĩa là dây chằng đầu gối bị tổn thương một phần hoặc đứt 1 phần, đứt hoàn toàn mà triệu chứng và ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh sẽ khác nhau.

Chấn thương dây chằng đầu gối là một trong các loại chấn thương thường gặp

Nếu chỉ tổn thương nhẹ dây chằng đầu gối, người bệnh chỉ bị đau nhức, sưng vùng đầu gối không kéo dài và sẽ dần tự khỏi. Tuy nhiên, nếu đứt dây chằng đầu gối thì bắt buộc phải điều trị, nối lại dây chằng để đảm bảo hoạt động của các xương.

Các loại chấn thương dây chằng đầu gối thường gặp có thể kể đến như:

1.1. Chấn thương dây chằng chéo trước

Loại chấn thương này xảy ra khi người bệnh bị trẹo đầu gối do dừng lại đột ngột, chuyển hướng quá nhanh, va chạm với lực mạnh hoặc tiếp đất không tốt sau khi nhảy. Trong tai nạn hàng ngày hoặc tai nạn giao thông, chấn thương dây chằng chéo trước khá thường gặp, kể cả các vận động viên luyện tập bài bản.

Có thể nhận biết chấn thương dây chằng đầu gối với triệu chứng như sau:

  • Tiếng kêu “rắc” phát ra từ vùng đầu gối khi bị chấn thương, ngay sau đó bạn cảm thấy vùng khớp đầu gối trở nên lỏng lẻo.

  • Sưng đau nghiêm trọng ở đầu gối, đặc biệt vùng gối trước trong vòng 24 giờ và kéo dài một thời gian.

  • Hạn chế vận động khớp gối.

  • Nghiêm trọng hơn thì chấn thương dây chằng đầu gối có thể dẫn đến teo cơ, yếu khớp gối.

Chấn thương dây chằng chéo sau khá nghiêm trọng, gây khó khăn trong di chuyển

1.2. Chấn thương dây chằng chéo sau

Dây chằng chéo sau đầu gối ít bị tổn thương hơn do dày và mạnh hơn, tuy nhiên nếu chấn thương xảy ra sẽ gây đau đớn nghiêm trọng và khó hồi phục. Tư thế có thể gây ra chấn thương loại này là lực tác động mạnh khiến cơ thể dồn lực lớn lên đầu gối dẫn đến quá tải và ngã khuỵu.

Chấn thương dây chằng chéo sau có thể chỉ khởi phát cấp tính, đột ngột nhưng nếu không nghỉ ngơi, điều trị tốt có thể gây đau mạn tính trong thời gian dài.

Những triệu chứng cho thấy dây chằng chéo sau của bạn đã bị chấn thương là:

  • Sưng đầu gối sau khoảng vài giờ kể từ khi chấn thương, ngay sau chấn thương thấy khớp gối lỏng.

  • Cảm thấy đau dữ dội ở vùng gối, gây khó khăn trong đi lại và kể cả những chuyển động nhẹ tác động đến.

  • Thoái hóa khớp gối khi chấn thương dây chằng chéo sau mãn tính không được điều trị tốt, khiến khớp gối ngày càng sưng phù, suy giảm chức năng.

  • Teo phần đùi và phần trên cẳng chân của bên bị chấn thương dây chằng chéo sau dẫn đến mất đối xứng hai bên đùi.

1.3. Chấn thương dây chằng giữa gối

Chấn thương này thường gặp ở những vận động viên chơi môn thể thao hay va chạm như: bóng chuyền, bóng đá,… Dây chằng giữa gối khá ít khi bị rách, trừ khi tác động mạnh trực tiếp lên mặt ngoài khớp gối, khiến khớp mở ra quá mức.

Chấn thương dây chằng giữa gối thường gặp do va chạm trong thể thao

Khi chấn thương gây giãn hoặc đứt dây chằng giữa gối, người bệnh sẽ có những biểu hiện sau:

  • Khớp lỏng lẻo, bên trong khớp gối thấy có tiếng lạo xạo mỗi khi chuyển động.

  • Khó khăn trong đi lại, cảm thấy kẹt khớp và đau nghiêm trọng.

  • Bầm tím ở khớp gối, kèm theo sưng đỏ. Kéo theo đó là những cơn đau âm ỉ ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ và sinh hoạt vận động của người bệnh.

1.4. Chấn thương dây chằng bên ngoài

Dây chằng bên ngoài đầu gối có thể bị chấn thương nếu gặp lực ép lên đầu gối từ trong ra ngoài, trong các chấn thương do tai nạn giao thông hoặc va chạm thể thao. Chấn thương dây chằng bên ngoài khá ít gặp, tuy nhiên bệnh phức tạp và rất khó điều trị.

Triệu chứng nếu người bệnh gặp phải chấn thương này là khớp gối lỏng lẻo mất sự ổn định, sưng, đau khớp gối nhiều, căng cơ, khó khăn trong di chuyển,…

Nhận biết dây chằng đầu gối bị chấn thương và chấn thương ở mức độ nào là rất quan trọng để chủ động điều trị phục hồi. Không nên chủ quan bởi nếu chấn thương nặng gây đứt dây chằng đầu gối, người bệnh có thể mất khả năng vận động khớp gối sau này, teo chân,…

Cần điều trị chấn thương dây chằng đầu gối càng sớm càng tốt

2. Điều trị chấn thương dây chằng đầu gối như thế nào?

Nếu chấn thương dây chằng đầu gối nhẹ, chỉ giãn và sưng đau thì người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu là chấn thương nặng, đặc biệt bị đứt một phần hoặc hoàn toàn dây chằng đầu gối thì bắt buộc cần đi khám và điều trị phục hồi càng sớm càng tốt.

Nếu thấy cơn đau do chấn thương dây chằng đầu gối không quá nghiêm trọng, vẫn có thể di chuyển được thì hãy chăm sóc đúng cách như sau để khớp gối nhanh lành:

2.1. Chườm lạnh

Cần chườm lạnh lên vùng đầu gối từ 20 - 30 phút, thực hiện mỗi 3 - 4 giờ một lần để giảm sưng đau khớp gối. Sau 2 - 3 ngày chườm lạnh, sưng khớp gối sẽ giảm và dần dần người bệnh có thể đi lại bình thường.

2.2. Nghỉ ngơi

Khi đã bị chấn thương, bạn không nên quá cố di chuyển mà nên dành thời gian nghỉ ngơi, giảm tác động lên đầu gối để giảm đau, phục hồi tổn thương.

2.3. Nâng cao đầu gối khi nằm

Khi nằm hoặc ngồi, để giảm đau, giảm áp lực cho đầu gối, bạn có thể kê chiếc gối nhỏ phía dưới.

2.4. Mang nẹp đầu gối

Việc đứt dây chằng đầu gối sẽ khiến khớp gối bị lỏng lẻo do mỗi dây chằng khớp gối đều có vai trò quan trọng giữ ổn định các xương. Vì thế, nếu vận động khó khăn, hỗ trợ giảm tác động xấu đến dây chằng, bạn có thể mang nẹp cố định đầu gối.

Mang nẹp đầu gối giúp giảm đau, tăng tốc độ phục hồi do chấn thương dây chằng đầu gối

2.5. Uống thuốc giảm đau, chống viêm

Dùng thuốc giảm đau trong chấn thương dây chằng đầu gối có thể là cần thiết, tuy nhiên nên dùng dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ. Nếu cơn đau nghiêm trọng và chấn thương nặng, dùng thuốc giảm đau có thể khiến người bệnh hiểu nhầm về trạng thái bệnh.

Như vậy, khi bị chấn thương dây chằng đầu gối kéo dài, đau đớn nghiêm trọng, người bệnh nên chủ động đi khám chuyên khoa để chẩn đoán mức độ tổn thương, từ đó có thể điều trị hiệu quả.

Nếu cần hỗ trợ thêm về chăm sóc điều trị chấn thương dây chằng đầu gối, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Bác sĩ sẽ phân tích tổn thương, lên chiến lược điều trị và kế hoạch phục hồi sau mổ giúp bệnh nhân đi lại và chạy nhảy bình thường.

Tôi bị chấn thương do chơi đá bóng cách đây 14 năm. Bác sĩ chẩn đoán bị giãn dây chằng khớp gối và mẻ khớp gối. Lúc đó, tôi tính mổ nhưng tỷ lệ thành công không cao nên không mổ. Hiện, tôi đi đứng bình thường, chạy bình thường nhưng đôi lúc bị lật bánh chè khớp gối sang một bên và không đi được. Bánh chè bị lỏng, có thể đong đưa qua lại. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi có nên mổ để xử lý tình trạng này không, nếu không mổ thì về già có bị thoái hóa khớp gối sớm không? [Tuấn Thanh, TP HCM]

Trả lời:

Theo tôi, trường hợp này không liên quan đến dây chằng chéo trước nhưng vẫn liên quan đến dây chằng chéo bên bánh chè. Bệnh nhân nghĩ bánh chè bị trật nhưng rất có thể là bán trật khớp gối, nên khi chạy, khớp gối bị trẹo sang một bên. Tôi khám nhiều ca bệnh tương tự và khẳng định rất khó bị trật bánh chè. Thông thường, phải bị lỏng lẻo đa khớp hoặc bị chấn thương rồi trật hẳn bánh chè sang một bên, sau đó nó mới trật đi trật lại nhiều lần.

Với trường hợp của bạn, tôi cho rằng bạn bị bán trật khớp gối, vì dây chằng chéo trước giúp cho khớp gối không bị trượt ra trước và không bị bán trật xoay. Khi người bị đứt dây chằng chéo trước đi bộ chậm, đi thẳng hoặc chạy thẳng, thường sẽ không có vấn đề gì. Nhưng nếu đang chạy mà xoay hoặc đổi hướng đột ngột, bạn sẽ thấy bị trẹo gối. Lúc đó có cảm giác bánh chè bị trẹo, nhưng thực ra do gối trẹo và khiến bạn bị ngã. Tình trạng này kéo dài 14 năm là khá lâu, việc thường xuyên bị trẹo hoặc ngã khiến đầu gối ít nhiều bị thoái hóa. Tôi cho rằng nên chỉ định mổ.

Trước khi phẫu thuật, bác sĩ phải phân tích tổn thương của bệnh nhân, chiến lược điều trị và kế hoạch phục hồi sau mổ, chứ không chỉ mỗi chuyện mổ dây chằng là xong. Trong trường hợp này, giả sử người bệnh bị đứt dây chằng chéo trước với triệu chứng bán trật xoay, chúng ta cần đánh giá những yếu tố sau.

Thứ nhất, phải kiểm tra 4 nhóm cơ tứ đầu đùi xem nhóm cơ nào bị yếu, để trước khi mổ hoặc sau khi mổ có chương trình luyện tập phù hợp giúp cân bằng trở lại. Thứ hai, phải đánh giá bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối nhiều hay ít, khớp gối trẹo hay chưa, nếu trục khớp gối vẹo nhiều thì phải chỉnh trục lại cho thẳng. Thứ ba, kiểm tra tình trạng của sụn chêm và sụn khớp sau 14 năm bị đứt dây chằng chéo trước. Sau khi làm dây chằng xong, cần có kế hoạch bảo tồn sụn khớp cho bệnh nhân tránh bị thoái hóa khớp gối thêm nữa. Ngoài ra, dinh dưỡng và chương trình tập luyện sau mổ cũng rất quan trọng.

Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh
Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Có tới 11,4% dân số gặp phải tổn thương về gân và dây chằng. Có nhiều dạng viêm gân hoặc chấn thương gân do hoạt động lặp đi lặp lại hay vận động quá mức. Những loại chấn thương này thường dẫn đến viêm và thoái hóa hoặc làm suy yếu các gân, cuối cùng có thể dẫn đến rách hoặc đứt gân.

Hoạt động chuyển hóa của gân tương đối hạn chế và thấp hơn các mô kể cả mô xương do có ít mạch máu nuôi dưỡng. Điều này đến từ nguyên nhân nhằm tăng tạo năng lượng theo con đường kị khí để phù hợp với khả năng chịu đựng lực , duy trì được áp lực trong thời gian dài do vậy giảm nguy cơ thiếu máu và hoại tử trong gân, dây chằng. Mức độ tiêu thụ oxy ở mức thấp, nhỏ hơn 7,5 lần so với mô xương. Đặc biệt quá trình đổi mới của sợi collagen – nguyên liệu chính cấu tạo nên gân và dây chằng  kéo dài từ 50-100 ngày khiến cho tốc độ hồi phục của gân sau tổn thương chậm hơn so với các cơ khác rất nhiều.

Quá trình phục hồi gân và dây chằng diễn ra rất phức tạp khi gặp tổn thương và cần nhiều thời gian, thường trải qua 3 giai đoạn:

Pha viêm[ 1-7 ngày] :  ­sinh tổng hợp collagen type III [ không hoàn toàn phù hợp với cấu trúc gân] ít có ý nghĩa

Pha tăng trưởng [ 7- 21 ngày]: ­ sinh tổng hợp collagen type III và các chất nền ngoài tế bào khác như proteoglycan

Pha sửa chữa [3 tuần- 1 năm]:  ¯ sinh tổng hợp collagen type III, glucosaminglycan, ­ sinh tổng hợp collagen type I. Mô sửa chữa chuyển dạng thành mô sợi sau khoảng 10 tuần , sau đó chuyển dạng thành mô gân giống sẹo trong vòng 1 năm, tăng liên kết cộng trị giữa các collagen , hình thành mô được sửa chữa với độ cứng và độ mạnh  tăng lên.

Như vậy chấn thương gân, dây chằng cần bao lâu để hồi phục:

Việc hồi phục gân và dây chằng có thể kéo dài từ 3 tháng tới 1 năm hoặc kéo dài hơn tùy vào mức độ và vị trí chấn thương. Tuy nhiên hầu hết đối với các chấn thương nặng như rách hoặc đứt gân, dây chằng rất khó phục hồi hoàn toàn và thường xuyên có sự tái phát khiến chấn thương kéo dài và lặp đi lặp lại nhiều lần. Nguyên nhân là do gân và dây chằng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận động của cơ thể, khi đã bị chấn thương chỉ cần vận động nhẹ cũng có thể làm tổn thương trở nên nặng thêm. Ngoài ra thời gian phục hồi kéo dài cũng là một trở ngại lớn.

Một yếu tố quan trọng nữa liên quan tới các biện pháp điều trị chưa tác động trực tiếp vào quá trình phục hồi mà chủ yếu giải quyết các triệu chứng và tạo điều kiện cho quá trình phục hồi. Việc sử dụng thuốc giảm đau để giải quyết tình trạng đau nhức và thuốc kháng viêm nhằm giảm nhanh các triệu chứng  sưng, nóng, đỏ, đau trước mắt. Điều này chính là nguyên nhân dẫn tới tâm lý chủ quan của người bệnh cho rằng gân, dây chằng đã lành.

Cần làm giảm thời giantăng hiệu quả điều trị bằng cách kết hợp các biện pháp điều trị triệu chứng với việc bổ sung các chất cần thiết như Collagen typ I, mucopolysaccharides,… giúp tác động trực tiếp vào quá trình phục hồi gân, dây chằng là biện pháp hữu hiệu.

Video liên quan

Chủ Đề