Giảm mật độ xương là gì năm 2024

Đo mật độ xương là cách kiểm tra độ khoáng xương giúp phát hiện sớm và chính xác bệnh loãng xương. Bởi loãng xương có thể hủy hoại cấu trúc xương, gây nguy cơ gãy xương bệnh lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động và chất lượng cuộc sống của mỗi người.

Đo mật độ khoáng xương là giải pháp giúp phát hiện nguy cơ loãng xương nhanh và chính xác

Mật độ xương là gì?

Mật độ xương hay mật độ khoáng xương [BMD] là lượng chất khoáng trong các mô xương. Chỉ số này phản ánh sức mạnh của xương, đồng thời phát hiện sớm những tổn thương và nguy cơ bệnh lý gãy xương.

Chính vì đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát sức khỏe xương khớp, thế nên kỹ thuật đo mật độ xương ngày càng được quan tâm. Nhất là khi phương pháp này [đo BMD] giúp nhận diện chính xác bệnh loãng xương từ sớm, phòng ngừa rủi ro gãy xương và thay đổi cấu trúc xương.

Mật độ xương ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe xương khớp?

Hàm lượng khoáng chất trong xương càng cao thì xương càng đặc. Và xương càng đặc thì cấu trúc xương càng vững chắc.

Bộ khung xương chắc khỏe giúp ổn định hình thể, bảo vệ các bộ phận khác khỏi tổn thương và vận hành mọi hoạt động một cách trơn tru. Đặc biệt, mật độ xương có mối liên hệ mật thiết với nguy cơ gãy xương.

Người có mật độ khoáng xương kém sẽ có nguy cơ bị gãy xương cao hơn người có mật độ xương đạt chuẩn. Thêm vào đó, thời gian phục hồi phần xương bị gãy của người mật độ xương kém thường lâu hơn.

Mật độ khoáng xương giảm làm cấu trúc xương xốp và mỏng dạng tổ ong. Đây chính là bệnh lý loãng xương mà chúng ta đã nghe các phương tiện truyền thông nhắc đến rất nhiều. Khi bị loãng xương, khả năng chịu lực và chống đỡ của xương sẽ giảm đi rõ rệt.

Qua đây có thể thấy được rằng, mật độ khoáng xương chính là yếu tố quyết định sức khỏe của bộ xương. Do đó, đo mật độ xương định kỳ là cách tốt nhất để chúng ta có thể chủ động cải thiện chất lượng xương, giảm rủi ro tổn thương và phòng ngừa các bệnh lý xương khớp nguy hiểm.

Lợi ích của việc đo mật độ xương?

Đo mật độ xương là giải pháp duy nhất có thể kiểm tra và đánh giá chất lượng xương nhanh chóng, chính xác. Thông qua kết quả đo mật độ khoáng xương, bác sĩ sẽ biết được:

  • Trước khi gãy xương có bị yếu xương hoặc loãng xương hay không.
  • Có nguy cơ bị gãy xương trong tương lai không.
  • Mật độ xương có thể cải thiện, hay sẽ trở nên kém hơn theo thời gian.
  • Giải pháp phù hợp giúp ngăn chặn hoặc điều trị loãng xương tốt nhất.

Để kiểm soát tốt nguy cơ loãng xương, chúng ta nên đo mật độ khoáng xương định kỳ bởi vì chỉ số khoáng xương có thể thay đổi theo từng độ tuổi.

Mật độ xương sẽ thay đổi theo thời gian, thế nên chúng ta nên tiến hành đo mật độ khoáng xương định kỳ [khoảng 2 năm/ 1 lần]. Bạn nên đến những trung tâm dinh dưỡng – y học vận động uy tín để được tiến hành đo khoáng xương bằng công nghệ hiện đại, đảm bảo độ chính xác cao.

Loãng xương phá vỡ cấu trúc xương, làm khả năng nâng đỡ và bảo vệ của khung xương giảm sút nghiêm trọng, thậm chí gây cong vẹo và biến dạng cột sống khiến người bệnh rơi vào cảnh bại liệt. Đó là chưa kể tới những biến chứng tim mạch, hô hấp… do phải điều trị gãy xương, nứt xương liên tục.

Chính vì lẽ đó, mỗi chúng ta cần chủ động phòng ngừa loãng xương bằng cách luyện tập thể dục [ngoài trời], xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ khoáng chất và vitamin D. Đồng thời, kết hợp bổ sung dưỡng chất chăm sóc xương, khớp chuyên biệt như: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… có trong JEX thế hệ mới. Theo các nghiên cứu, các tinh chất này có khả năng hỗ trợ kích thích tăng sản xuất tế bào xương mới [tạo cốt bào], thay thế kịp thời tế bào xương mất đi [hủy cốt bào]. Từ đó phục hồi mật độ khoáng của xương, duy trì cấu trúc xương ổn định và chắc khỏe, hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.

Đối với những trường hợp phát hiện bị loãng xương hoặc loãng xương nặng sau khi đo mật độ xương, bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ, cũng nên bổ sung thêm JEX thế hệ mới để hỗ trợ cải thiện mật độ khoáng xương, hạn chế tổn thương tế bào xương, giúp quá trình điều trị loãng xương đạt kết quả tốt nhất.

Các phương pháp đo mật độ xương hiện nay

Các phương pháp được áp dụng để đo mật khoáng xương hiện nay, bao gồm DEXA, siêu âm, sinh hóa lâm sàng, cộng hưởng từ MRI… Trong đó, DEXA và siêu âm là hai kỹ thuật đo mật độ xương được áp dụng phổ biến nhất:

  • Siêu âm [Ultrasound]

Kỹ thuật siêu âm thường được sử dụng ở bước chẩn đoán ban đầu và thực hiện ở vùng xương gót. Đo mật độ xương bằng sóng âm nhanh, không dùng tia X nhưng lại không thể đánh giá được mật độ xương ở vùng xương đùi hay xương cột sống.

  • DEXA [Dual Energy Xray Absorptiometry]

Đây là kỹ thuật đo mật độ xương được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới với đạt độ chính xác cao [có thể lên đến 99%]. Phương pháp này dùng để xác nhận và đánh giá lại kết quả chẩn đoán loãng xương thu được từ kỹ thuật siêu âm.

Hơn nữa, công nghệ DEXA có thể áp dụng ở mọi vị trí xương, kể cả xương cột sống và xương đùi. Quá trình đo mật độ xương DEXA chỉ mất khoảng 15 phút nhưng tỷ lệ dự báo gãy xương và loãng xương luôn đúng.

Diễn giải chỉ số kiểm tra mật độ xương

Bác sĩ sẽ đánh giá kết quả kiểm tra mật độ xương bằng chỉ số T [T là viết tắt của T – Score, chỉ số mật độ xương của cơ thể người bệnh so với mật độ xương của nhóm người trẻ làm chứng]. Chỉ số T cho biết mật độ xương của bạn cao hơn hay thấp hơn bao nhiêu so với mật độ xương của một người trưởng thành khỏe mạnh độ tuổi 30. Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO]:

  • Điểm T từ -1,0 đến -2,5 có nghĩa là bạn có mật độ xương thấp, nguy cơ thiếu xương.
  • Điểm T từ -2,5 trở xuống có nghĩa là loãng xương.
  • Điểm T dưới -2,5 kèm theo tình trạng gãy xương có nghĩa là loãng xương nặng.

Một người có mật độ khoáng xương từ -2.5 trở xuống có nghĩa là đã mắc bệnh lý loãng xương

Điểm T của một người càng thấp, mật độ xương càng thấp. Mật độ khoáng xương bình thường là khi T luôn lớn hơn -1.

Ai nên kiểm tra mật độ xương?

Đo mật độ xương, kiểm tra chất lượng và cấu trúc xương được bác sĩ khuyến nghị cho những trường hợp cụ thể dưới đây:

  • Phụ nữ 65 tuổi trở lên.
  • Nam giới 70 tuổi trở lên.
  • Người bị gãy xương sau 50 tuổi.
  • Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh và sau mãn kinh dưới 65 tuổi.
  • Người chụp X-quang cột sống thấy cột sống bị gãy hoặc mất xương.
  • Người bị mất chiều cao khoảng 1.2cm [ ½ inch] trở lên trong vòng một năm.
  • Người có tiền sử gia đình [cha hoặc mẹ bị loãng xương].
  • Người ít vận động do nghề nghiệp hoặc bệnh tật.
  • Người mắc một số bệnh liên quan đến chức năng sinh dục [cả nam và nữ] như: mãn kinh sớm, suy buồng trứng sớm, thiểu năng tinh hoàn…

Cơ thể có xương khớp hư hỏng giống như ngôi nhà bị gãy cột, mọi cơ quan đều sẽ bị tổn thương. Vậy nên, đo mật độ xương sớm để phát hiện loãng xương, thiếu xương kịp thời sẽ giúp chúng ta giữ và bảo vệ được bộ xương vững chắc dài lâu.

Mật độ xương bao nhiêu là bình thường?

T-score từ -1 SD trở lên: mật độ xương ở mức bình thường. T-score từ -1 SD đến -2,5 SD: thiếu xương.

Giảm mật độ xương là bệnh gì?

Loãng xương là bệnh xương chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ chất khoáng trong xương [khối lượng xương trên một đơn vị thể tích], kèm suy giảm cấu trúc xương. Xương yếu dẫn đến gãy xương với chấn thương nhỏ hoặc không rõ chấn thương, ở cột sống lưng, thắt lưng, cổ tay và khớp háng [gọi là gãy xương do loãng xương].

Làm sao để biết mình bị loãng xương?

Dấu hiệu của bệnh loãng xươngNgười bệnh thường bị các cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi lom khom, gù lưng. Đau nhức đầu xương: Đây là triệu chứng người bệnh dễ nhận thấy nhất khi bị giảm mật độ xương. Bệnh sẽ gây mỏi dọc các xương dài, thậm chí là bị đau nhức toàn thân như kim chích.

Giải thích tại sao phụ nữ mang thai và người cao tuổi hay mắc bệnh loãng xương?

- Trong quá trình mang thai và cho con bú cơ thể người mẹ cần tăng cường sự chuyển hóa canxi và vitamin D. Lúc này người mẹ thường mất đi một lượng vitamin D rất lớn. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ loãng xương sau sinh.

Chủ Đề