Giải thích thuật ngữ ngũ cốc là gì

Trong các liệu pháp tăng cân hay giảm cân tự nhiên, bạn chắc hẳn đã được nghe nhắc đến ngũ cốc và yến mạch. Liệu yến mạch có phải là ngũ cốc không và nó có tác dụng gì? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin để bạn có thể trả lời câu hỏi đó

Là một loại thức ăn quen thuộc, nhất là bữa sáng của nhiều người, yến mạch ngày càng được trọng dụng bởi sự tiện lợi, khả năng giảm cân và sự healthy của nó. Nếu câu hỏi yến mạch có phải là ngũ cốc không làm bạn băn khoăn thì hãy tìm hiểu ngay các thông tin được cung cấp trong bài viết này nhé!

1. Ngũ cốc là gì?

Ngũ cốc là gì?

Ngũ cốc là cái tên gọi chung của một loại thực phẩm được chế biến từ 5 loại hạt khác nhau. Từ lâu, dân gian và Y học hiện đại đã nghiên cứu và kết luận rằng, ngũ cốc đem đến nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe của nhiều đối tượng, từ người già đến trẻ nhỏ. Thông dụng nhất là các loại ngũ cốc nguyên hạt có nguồn gốc từ 5 loại hạt bao gồm mè, gạo nếp, gạo tẻ, lúa mì và các loại đậu.

Tuy nhiên, ngày nay, khái niệm ngũ cốc đã được mở rộng ra rất nhiều. Định nghĩa về ngũ cốc không hoàn toàn giống nhau do cách hiểu của các dân tộc chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa là khác nhau. Hiện nay, người ta hiểu ngũ cốc là tất cả các loại cây có hạt được dùng để làm lương thực. Một số loại điển hình như yến mạch, lúa mì, đại mạch...

2. Yến mạch có phải là ngũ cốc không?

Theo giải thích ở trên thì yến mạch là một loại ngũ cốc có nguồn gốc từ những vùng khí hậu ôn đới như Canada, Mỹ, Nga, Ba Lan, Úc, Đức... Vì thế, các sản phẩm yến mạch ở nước ta hiện nay đa phần là nhập khẩu. Loại ngũ cốc này ngày càng được mọi người ưa thích và vô cùng phổ biến nhờ giá trị dinh dưỡng cao mà nó mang đến cho sức khỏe. Cso thể nói yến mạch là loại ngũ cốc dinh dưỡng tốt nhất dành cho sức khỏe.

Yến mạch có phải là ngũ cốc không?

Thành phần của yến mạch có chứa đến 11,2% protein, 66% carbohydrate, 7,1% chất xơ, 9,2% chất béo cùng các nguyên tố khoáng chất vi lượng như canxi, kali, natri, magie, kẽm, sắt, đồng, phốt pho, mangan, crom, 4.5% các loại vitamin B1, B2, B3, B6, E... và một số chất chống oxy hóa khác. Vậy yến mạch có phải là ngũ cốc không? Đáp án là phải.

3. Những lợi ích từ việc ăn yến mạch?

Ngũ cốc yến mạch là loại thực phẩm giúp mang lại nhiều công dụng hỗ trợ các chức năng khác nhau trong cơ thể. Loại “siêu thực phẩm” này có các lợi ích như:

  • Tốt cho hệ tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ bệnh đau tim, giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành hay các bệnh khác về tim mạch.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa, tốt cho đường ruột.
  • Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường lên đến 30%, giảm lượng insulin trong máu.
  • Hỗ trợ giảm cân nhờ carbohydrate lành mạnh làm tăng cảm giác no lâu, tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
  • Chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, sửa chữa và bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại.
  • Chống lại chứng trầm cảm, cải thiện tâm trạng, giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.
  • Làm sạch da đầu và loại bỏ gàu, giữ ẩm cho da đầu nhờ saponin, lipid và protein có trong yến mạch.

Yến mạch là loại ngũ cốc có nhiều công dụng cho sức khỏe

  • Vitamin B6 giúp giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, ngăn ngừa rối loạn tâm trạng.
  • Chất sắt có trong yến mạch giúp hình thành hemoglobin có tác dụng ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
  • Kháng khuẩn, ngừa mụn trứng cá và các bệnh nhiễm trùng da, giảm thiểu các đốm đồi mồi, thâm nám, làm sạch da, giúp da đẹp hơn.
  • Yến mạch giúp cân bằng magie trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh đau nửa đầu.
  • Giảm nguy cơ hen suyễn ở trẻ trước 6 tháng tuổi.
  • Ăn sáng bằng yến mạch sẽ giúp cải thiện cơ bắp, giảm mỡ và bảo toàn lượng cơ trong thời gian tập luyện. Ngoài ra, yến mạch còn được biết đến như một loại thực phẩm có chứa nguồn cung cấp carbohydrate lành mạnh, nó có chỉ số đường huyết thấp nên thúc đẩy quá trình giảm cân được hiệu quả. Thêm vào đó, chất sắt được tìm thấy là một thành phần trong yến mạch cũng là một loại khoáng chất hết sức cần thiết giúp oxy được vận chuyển thông qua dòng máu đến các cơ.

Những tác dụng của yến mạch trên đây chắc hẳn đã giúp bạn biết nên bổ sung loại thực phẩm dinh dưỡng này vào chế độ ăn hàng ngày rồi đúng không nào? Câu hỏi yến mạch có phải là ngũ cốc không đã được giải đáp chi tiết trong bài viết này. Dù rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn nên lưu ý ăn chúng với một liều lượng vừa phải, đừng quá lạm dụng để hạn chế gặp phải rủi ro không mong muốn. Tuy nhiên, ăn yến mạch không thôi thì chưa đủ, bạn hãy luyện tập thể dục thể thao với những thiết bị tập luyện như máy tập chạy bộ, xe đạp tập được sản xuất bởi thương hiệu Elipsport để có một sức khỏe dẻo dai, cơ bắp săn chắc và vóc dáng hoàn hảo nhé!


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Chúng ta vẫn thường nghe mọi người nhắc nhau về việc sử dụng ngũ cốc để chăm sóc sức khỏe cho bản thân nhưng bạn đã thật sự hiểu rõ ngũ cốc là gì, gồm những loại nào và nó có ích như thế nào cho cơ thể? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây cùng với DTBTAAu nhé!


Ngũ cốc mang lại nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Ảnh: Internet

Ngũ cốc là gì?

Ngũ cốc là tên gọi chung của thực phẩm được làm từ 5 loại hạt khác nhau, thông dụng là: mè, gạo nếp, gạo tẻ, lúa mì và các loại đậu. Ngũ cốc được dân gian, y học hiện đại nghiên cứu, khẳng định mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cho tất cả mọi người, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.

Ngũ cốc gồm những loại nào?

Mè [vừng] chứa nhiều dưỡng chất như đạm, chất béo, chất bột đường, calo nhiệt lượng, canxi, phốt pho, sắt và các vitamin B1, B2, niacin… Bên cạnh đó nó còn chứa folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố… Đặc biệt là hàm lượng vitamin E cực kỳ cao rất tốt cho sức khỏe và làn da của con người.


Mè rất giàu vitamin E. Ảnh: Internet

Gạo nếp

Gạo nếp rất giàu dinh dưỡng với hàm lượng vitamin E đáng kể cùng chất xơ, sắt và chất chống oxy hóa.

Gạo nếp thường được dùng để nấu cháo dành cho người ốm với chức năng phục hồi sức khỏe, tăng tiết sữa cho phụ nữ sau sinh… Tuy nhiên, nó có thể gây chứng khó tiêu cho trẻ nhỏ vì chứa nhiều amilopectin – chất tạo độ dẻo của gạo, vì vậy mà bạn cần hạn chế dùng gạo nếp cho các bé nhé!


Gạo nếp rất giàu dinh dưỡng. Ảnh: Internet

Gạo tẻ

Gạo tẻ là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào chứa nhiều protein, vitamin [B1, B2, niacin, vitamin E], chất sắt, kẽm và các chất khoáng như magie, phốt pho, kali, canxi.

Nên cho trẻ nhỏ ăn gạo tẻ vì chất sắt trong gạo rất có lợi cho hồng cầu và enzym, kẽm chống oxy hóa trong máu và hỗ trợ tăng trưởng, phát triển tế bào, phốt pho và canxi giúp xương, răng phát triển, kali tổng hợp protein và hỗ trợ hoạt động enzyme, muối giữ cân bằng chất lỏng cơ thể và hoạt động bình thường của hệ thần kinh cùng bắp thịt.


Gạo tẻ là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào. Ảnh: Internet

Lúa mì

Lúa mì có thành phần chính là carbonhydrate, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng có thể gây tăng nồng độ đường trong máu.

Lúa mì chứa nhiều chất xơ không hòa tan và ít chất xơ hòa tan. Bên cạnh đó, nó còn có 1 lượng protein vừa phải và các vitamin, khoáng chất như selen, mangan, đồng, phốt pho, folate.

Loại thực phẩm này được xem như nguồn cung cấp carbonhydrate và vitamin dồi dào, đáng tin cậy cho trẻ nhỏ. Với lượng chất xơ dồi dào, lúa mì trở thành “thuốc nhuận tràng tự nhiên” cho các bé tránh được tình trạng đầy hơi, khó tiêu ảnh hưởng đến tinh thần và vận động.


Lúa mì chứa nhiều chất xơ không hòa tan và ít chất xơ hòa tan. Ảnh: Internet

Các loại đậu

Các loại đậu như: đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu Hà Lan,… đều là nguồn dinh dưỡng dồi dào và có ích cho tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì thế mà thực phẩm chế biến từ các loại đậu rất được nhiều người ăn chay trường ưa chuộng dùng để bổ sung và cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.

Trong đậu chứa hàm lượng đạm dồi dào, rất ít chất béo, giàu chất chống oxy hóa, chất xơ cùng các vitamin như A, B, C… và khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, kẽm… rất có lợi cho trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ thường xuyên ăn các loại đậu hay ngũ cốc khác sẽ giúp tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt, giảm tình trạng béo phì nhưng lại tăng cân tốt, ngăn ngừa nhiều bệnh tật như ung thư, tiểu đường, tim mạch…


Trẻ nhỏ thường xuyên ăn các loại đậu hay ngũ cốc khác sẽ giúp tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt. Ảnh: Internet

Sau này, khi được nghiên cứu sâu hơn, ngũ cốc được hiểu là tất cả các loại cây có hạt dùng làm lương thực điển hình như một số loại ngũ cốc sau:

Bắp [ngô]

Bắp [ngô] là loại ngũ cốc nguyên hạt mà ai cũng biết. Trong hạt bắp chứa nhiều dưỡng chất như magiê, phốt pho, kẽm, đồng, chất chống oxy hóa và vitamin B, có nhiều chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin giúp tăng hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về mắt như đục thủy tinh thể.


Bắp [ngô] là loại ngũ cốc nguyên hạt mà ai cũng biết. Ảnh: Internet

Gạo lứt

Gạo lứt được nhiều người biết đến và ưu tiên sử dụng bởi nó chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như magiê, sắt, canxi, vitamin B và phốt pho. Đặc biệt, trong gạo lứt có chất lignan giúp chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường… một cách hiệu quả.


Gạo lứt là thực phẩm nổi tiếng trong chế độ ăn kiêng của các chị em. Ảnh: Internet

Yến mạch

Ban đầu, người Việt Nam rất ít sử dụng loại ngũ cốc này. Tuy nhiên, càng về sau lại càng được tin dùng bởi những giá trị sức khỏe mà nó mang lại cho người tiểu đường. Với hàm lượng chất xơ cao, nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa avenanthramide, yến mạch có tác dụng rất hiệu quả trong việc bảo vệ tim khỏi các bệnh khác nhau, giảm nguy cơ ung thư ruột kết và huyết áp thấp.


Yến mạch có tác dụng rất hiệu quả trong việc bảo vệ tim. Ảnh: Internet

Ngoài ra ngũ cốc còn có: lúa mạch đen nguyên hạt, gạo hoang dã, hạt kê…

Phân chia các loại ngũ cốc

Ngũ cốc cho mẹ bầu

Thành phần: Các loại đậu, mè đen, hạt sen, hạt óc chó, hạt macca, hạt chia,…

Công dụng: Cung cấp vitamin C, bổ máu, thanh nhiệt, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh tim, duy trì sức khỏe làn da, mô. Trong hạt macca có chứa nhiều vitamin A, sắt, protein, canxi, phốt pho, kali và magiê, chất flavon và selen rất tốt cho sức khoẻ của mẹ cũng như sự phát triển toàn diện của bé. Hạt chia cực kỳ giàu axit béo omega-3 giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương cũng như sự phát triển trí não của trẻ,…

Cách sử dụng: Mỗi lần, sử dụng khoảng 3 muỗng bột ngũ cốc pha với 200 – 250ml nước sôi, khuấy đều tan, có thể thêm đường hoặc sữa để dễ uống.

Bà bầu nên uống bột ngũ cốc sau bữa ăn khoảng 30 phút, tốt nhất là vào buổi sáng và tối để giúp bạn khỏe hơn.

Ngũ cốc cho trẻ em

Thành phần: Gạo lứt tẻ, vừng, nếp, hạt sen, đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, đậu đỏ, đậu ván,…

Công dụng: Phòng chống các bệnh lý thuộc hệ hô hấp cho trẻ gồm: viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi, phế quản phế viêm, bồi bổ khí huyết, bổ thận. Kích thích sự phát triển và hoàn thiện chức năng thị giác, cung cấp vitamin C, giúp vững bền thành mạch cho bé, hạn chế tình trạng chảy máu cam, tốt cho hệ tim mạch, đặc biệt là kích thích trẻ ăn ngon miệng, phòng chống suy dinh dưỡng.

Cách sử dụng: Pha 2, 3 muỗng bột ngũ cốc với 200 – 250 ml nước sôi và khuấy đều, nên cho bé uống khi còn ấm, dùng vào các bữa phụ là thời điểm thích hợp nhất. Cho bé sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng sẽ thấy được hiệu quả.

Ngũ cốc tăng cân

Thành phần: Đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, đậu nành, mè đen, gạo lứt, hạt sen, hạnh nhân, macca, óc chó, hạt dẻ,…

Công dụng: Tăng cân, bổ sung dưỡng chất, bồi bổ, thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa lão hóa, thoái hóa khớp, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho da,…

Cách sử dụng: Cho 3,4 muỗng bột ngũ cốc pha với 250 – 300ml nước nóng và khuấy đều là có thể thưởng thức. Mỗi ngày uống 2,3 lần vào sáng, xế chiều và tối. Nên uống xen kẽ giữa các bữa ăn hoặc trước và sau khi tập gym, có thể cho thêm sữa đặc để uống ngon hơn.

Ngũ cốc giảm cân

Thành phần: Mè trắng, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, gạo lứt đỏ,…

Công dụng: Hỗ trợ xương, loại bỏ mỡ thừa ra khỏi cơ thể nhanh chống, giảm cholesterol, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe,…

Cách sử dụng: Dùng 2 – 3 muỗng ngũ cốc giảm cân pha với nước nóng và uống 2 lần/ngày. Ngoài ra, để tăng tính hiệu quả bạn nên kết hợp uống kèm với sữa hoặc đường, tuân thủ chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý chắc chắn sẽ mang lại kết quả như mong muốn.

Lợi ích của ngũ cốc đối với cơ thể

Ngũ cốc thích hợp cho tất cả mọi người. Bổ sung 1 đến 2 ly bột ngũ cốc mỗi ngày sẽ giúp bạn có thêm năng lượng cho ngày dài hoạt động, vừa đảm bảo sức khỏe vừa không cần lo ngại vấn đề tăng cân.

Giàu chất xơ và protein, ít calories

Bột ngũ cốc chứa ít calo, chất béo và cực giàu dinh dưỡng. Do đó, ngũ cốc rất được nhiều người tin dùng mà không cần lo ngại sẽ tăng cân. Bên cạnh đó, với hàm lượng chất xơ cao, loại thực phẩm này còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm cholesterol xấu.

Hỗ trợ cân bằng đường huyết

Ngũ cốc thích hợp cho người bị bệnh tiểu đường vì hàm lượng đường ít. Với lượng chất xơ và carbonhydrat cao còn giúp làm chậm sự chuyển hóa, cân bằng lượng đường trong cơ thể.

Thực phẩm vàng của phụ nữ mang thai và cho con bú

Uống ngũ cốc hàng ngày sẽ giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng an toàn, thiết yếu cho mẹ và bé. Bên cạnh đó, với hàm lượng sắt, a-xít folic cao, ngũ cốc còn giúp cho phụ nữ mang thai tái tạo hồng cầu và giảm khả năng dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Ngoài ra, ngũ cốc còn là thực phẩm vàng đối với phụ nữ sau sinh với khả năng cung cấp dưỡng chất giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào.

Chống oxi hóa, có lợi cho tim mạch

Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, chất chống oxy hóa có trong bột ngũ cốc là avenantramides tương trợ chống lại một vài gốc tự do từ LDL Cholesterol, có chức năng giúp giảm bớt bệnh về tim mạch.

Phòng chống ung thư

Ngũ cốc giúp sản sinh lignans, chứa phytosterol hỗ trợ phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ruột kết.

Tác hại của việc sử dụng ngũ cốc quá mức

Mặc dù có nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên nếu sử dụng quá mức ngũ cốc sẽ khiến bạn gặp một số triệu chứng khó chịu như đau thắt vùng bụng, chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu. Không chỉ vậy, khả năng lưu trữ chất sắt, kẽm hoặc khả năng hấp thu các khoáng chất khác cũng sẽ bị suy giảm đáng kể.

Hầu hết các loại ngũ cốc có tính axit tự nhiên, do đó việc tiêu thụ quá nhiều còn có thể khiến nồng độ axit trong dạ dày tăng lên dẫn đến tình trạng lão hóa sớm và làm tăng nguy cơ gây nên một số bệnh như viêm khớp.

Một số món ngon từ ngũ cốc

Gà chiên ngũ cốc

Gà là loại thực phẩm tốt, nhiều dinh dưỡng, khi kết hợp cùng ngũ cốc sẽ tạo ra món ăn vừa ngon vừa bổ. Thịt mềm ngọt được bao bọc trong lớp vỏ ngũ cốc giòn giòn chắc chắn sẽ khiến bạn phải thích mê.


Gà chiên ngũ cốc có cách làm đơn giản. Ảnh: Internet

Sữa chua ngũ cốc trái cây

Đây là món ăn được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là trẻ em và các chị em phụ nữ. Sữa chua ngũ cốc trái cây có hương vị thơm ngon, kích thích. Ngoài những dưỡng chất mà nó mang lại cho sức khỏe, món ăn này còn giúp giảm cân, làm đẹp da hiệu quả.


Sữa chua trái cây ngũ cốc là món ăn rất được yêu thích. Ảnh: Internet

Hy vọng với những chia sẻ từ DTBTAAu, bạn sẽ hiểu rõ ngũ cốc là gì cũng như nắm được ngũ cốc gồm những loại nào và các lợi ích sức khỏe mà thực phẩm này mang lại.

Bổ sung Ngũ Cốc vào thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Để học cách chế biến các món ngon từ ngũ cốc, bạn có thể tham gia các khóa học nấu ăn bằng cách điền thông tin vào form đăng ký bên dưới hoặc liên hệ số điện thoại 1800 6148 [miễn phí cước gọi] để được tư vấn miễn phí nhé!

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Video liên quan

Chủ Đề