Giá trị của văn hóa doanh nghiệp có đặc điểm

Văn hoá doanh nghiệp là gì? Nó có những đặc trưng gì nổi bật và dễ nhận biết? Và cùng chúng tôi tìm hiểu văn hóa của một số công ty lớn tại Việt Nam nhé.

Tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố hình thành xuyên suốt theo chặng đường phát triển của doanh nghiệp, nó không đơn thuần chỉ là văn hóa kinh doanh, văn hóa giao tiếp trong nội bộ mà đó sự dung hòa của tất cả các yếu tố tạo nên giá trị vô hình không thể trộn lẫn với bất kỳ doanh nghiệp nào.

Văn hóa trong doanh nghiệp bắt nguồn từ đâu?

Muốn hiểu được văn hoá doanh nghiệp là gì trước tiên phải biết yếu tố này bắt nguồn từ đâu. Văn hóa trong doanh nghiệp bắt nguồn từ các giá trị của doanh nghiệp, mà khởi nguồn là từ các nhà lãnh đạo. Mỗi một thành viên khi gia nhập vào bước chân vào doanh nghiệp đều cần được khơi gợi tinh thần văn hóa, có như thế, văn hóa mới có thể ngày càng hoàn thiện, gìn giữ và phát huy.

Ở Việt Nam, các tổ chức đều tựu chung một số giá trị điển hình:

  •  Sự thành thực: thành thực trong mọi vấn đề liên qua đến công việc.
  •  Sự tự giác: chủ động, tự giác trong nhiệm vụ của mình,trong đại cục của công ty.
  •  Sự khôn khéo: khôn khéo trong ứng xử với đồng nghiệp, với lãnh đạo.
  •  Sự hết mình: nỗ lực trong hoàn thiện công việc, cố gắng trao dồi mỗi ngày.

Ngoài ra còn một số giá trị khác được đề cập tới như sự tự tin, sáng tạo … Những giá trị này sẽ là nền tảng định hướng cho văn hóa của doanh nghiệp.

Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp được xây dựng như một thuật ngữ điển hình trong kinh tế học, hiện nay, có trên 300 định nghĩa về khái niệm này. Bài viết này sẽ lấy một vài ví dụ điển hình:

Theo Gold K.A, văn hóa doanh nghiệp là “phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực.”

Theo lý thuyết của Kotter và Heskett, văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài.

“Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp”. [Williams, A., Dobson, P. & Walters, M.]

Có thể nói, văn hóa doanh nghiệp là gốc rễ của công ty mà dù có bị đổ ngã thì vẫn tồn tại đến cuối cùng. Nhìn chung, văn hóa doanh nghiệp chính là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng và ngày càng hoàn thiện trong quá trình phát triển và duy trì của doanh nghiệp.

Nó chi phối mọi hành vi, cách làm việc, ứng xử của mọi thành viên trong doanh nghiệp trở thành truyền thống cũng như khác biệt hóa của doanh nghiệp với tất cả các doanh nghiệp khác.

Các đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp

Biểu hiện hữu hình

Đây là những đặc trưng, biểu hiện dễ quan sát nhất, thường được thể hiện trên:

  • Đồng phục, cách bày trí không gian làm việc
  • Cách khen, trao thưởng
  • Cấu trúc nội bộ
  • Cách xưng hô

Các biểu hiện này tiếp xúc hàng ngày với nhân viên và là những ấn tượng đầu với khách hàng. Trang phục, môi trường làm việc, khen thưởng,…đóng góp vai trò truyền cảm hứng đến nhân viên, từ đó tăng thái độ làm việc, tạo thiện cảm với đối tác, với khách hàng.

Biểu hiện vô hình

Những biểu hiện này đôi khi khó truyền đến nhân viên hơn, bởi nó nằm trong tiềm thức mỗi con người. Nhà lãnh đạo thực sự truyền cảm hứng đi từ tâm mới có thể sâu sắc hóa trong tâm trí mỗi nhân viên:

  • Thái độ làm việc
  • Niềm tin
  • Giá trị tinh thần
  • Các tiêu chuẩn vô thức

Những đặc trưng này không phải ngày một ngày hai mà hiểu và thấm nhuần được, nhưng nó lại là một trong những chiếc ghim vững nhất để giữ nhân tài lại công ty.

Và dù là biểu hiện vô hình hay hữu hình thì vẫn có chung những đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp như: Không trùng lặp với tổ chức nào, phải thể hiện được sứ mệnh công ty và cần được lan truyền và phát huy rộng rãi.

Đặc trưng văn hóa ở một số công ty tại Việt Nam

Appota

Văn hoá nội bộ doanh nghiệp ở Appota không thể hiện qua đồng phục nhân viên vì bạn có thể thoải mái diện mọi outfit khi đi làm. Không gian làm việc ở Appota được thiết kế tinh tế ở từng góc, thoáng mát và có cây xanh, có không gian làm việc nhóm, việc cá nhân.

Chế độ chăm sóc nhân viên hết sức tuyệt vời, nhân viên được phục vụ ăn sáng, ăn chiều, có khu vực pantry riêng biệt phục vụ việc ăn uống. Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, truyền cảm hứng, các khóa học dành cho nhân viên, các cuộc thi nội bộ.

Appota là một trong những đơn vị tiên phong thay đổi phương thức chấm công truyền thống như vân tay, thẻ từ sang hình thức chấm công bằng QR code – sử dụng phần mềm ACheckin. Mỗi sáng, anh chị em trong công ty không cần chật vật với việc chấm công, chỉ cần tươi cười chào nhau rồi quét cái “rẹt” mã QR, sau đó còn nhận được một lời chào siêu văn vẻ từ hệ thống, hoặc từ ai đó trong công ty. Mọi thông báo nội bộ, các sự kiện quan trọng sẽ được thông báo về app.

ACheckin còn hỗ trợ được việc tạo dựng các văn hóa tinh thần trong Appota. Minigame tập thể, gắn kết nhân viên; gửi tặng lời chào; tuyên dương nhân viên đi sớm, có thành tích tốt,…

Vinamilk

Tại các nhà máy và cơ quan làm việc của Vinamilk đều sơn hai màu xanh và trắng. Nó thể hiện sự đồng nhất trong logo, nhãn hiệu và khẩu hiệu của Vinamilk. Nhân viên nhận thức tác phong làm việc nghiêm túc từ các quy định tới phong cách, đồng phục làm việc gọn gàng và sạch sẽ.

Văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk còn tập trung đào tạo về lịch sử hình thành, các câu chuyện về sữa và dinh dưỡng. Đồng thời, các bài học lịch sử về truyền thống tốt đẹp trong văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk đều được lan truyền.

Với chính sách giữ chân nhân tài, Vinamilk thường niên tổ chức các đợt liên hoan, tuyên dương các thành tích nhân viên và rút kinh nghiệm cho nhân viên. Để gắn kết nhân viên, Vinamilk thường xuyên tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ, giải đấu giao lưu để thắt chặt sự đoàn kết của nhân viên. Bên cạnh đó các chính sách Vinamilk còn chăm lo cho gia đình các nhân viên, tổ chức các hoạt động chăm lo cho nhân viên, giúp họ an tâm làm việc cho Vinamilk lâu dài.

Viettel

Khẩu hiệu “Hãy nói theo cách của bạn” đã đi vào lòng khách hàng và khẳng định văn hóa hướng tới khách hàng mà Viettel lựa chọn. Là một trong các tổng công ty viễn thông trẻ và ra đời sau, Viettel đã quan tâm đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu thành lập. 8 giá trị cốt lõi đã được lựa chọn gọi tắt là Thực tiễn – Thách thức – Thích ứng – Sáng tạo – Hệ thống Đông Tây – Người lính – Ngôi nhà chung Viettel.

Nhìn vào Logo VIETTEL ta thấy sự chuyển động liên tục xoay vần vào hai dấu nháy được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lại đến nét nhỏ thể hiện tính logic, luôn luôn sáng tạo, liên tục đổi mới. Khối chữ VIETTEL đặt ở giữa thể hiện quan điểm phát triển, tầm nhìn thương hiệu của VIETTEL là luôn lấy còn người làm trọng tâm trong sự phát triển, luôn quan tâm đến khách hàng; chữ VIETTEL được thiết kế có sự liên kết với nhau, thể hiện sự gắn kết, đồng lòng, kề vai sát cánh của các thành viên trong tổng công ty, chung sức xây dựng một mái nhà chung VIETTEL.

Logo có sự kết hợp của 3 màu: Màu xanh, thiên thanh thể hiện cho màu của trời, màu của khát vọng vươn lên, màu của không gian sáng tạo. Màu vàng đất hiển thị cho đất, màu của sự đầm ấm, gần gũi, đôn hậu đón nhận. Màu trắng của nền chữ VIETTEL thể hiện sự chân thành thẳng thắn, nhân từ. Thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa trời – đất – và con người ” Thiên thời địa lợi nhân hoà” là nền tàng cho sự phát triển bền vững của thương hiệu VIETTEL.

Phần kết: Thông qua bài viết này, độc giả có thể hiểu hơn về văn hóa doanh nghiệp, về ý nghĩa của định nghĩa này rồi đúng không?

Ứng dụng công nghệ vào quản lý nhân sự không còn là khái niệm quá mới mẻ trong thời điểm hiện nay. Thế nhưng, sử dụng công nghệ trong việc phát triển doanh nghiệp hiệu quả lại là một câu hỏi lớn đối với nhiều doanh nghiệp.

Bạn có thể tham khảo và dùng thử miễn phí ACheckin TẠI ĐÂY để lựa chọn những phương thức truyền thông nội bộ mới lạ, hấp dẫn theo đặc thù doanh nghiệp mình!

Video liên quan

Chủ Đề