Ghi nhớ liên kết câu và liên kết đoạn văn năm 2024

Với soạn bài Luyện tập: Liên kết câu và liên kết đoạn văn trang 49, 50, 51 Ngữ văn lớp 9 sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

  • Soạn bài Luyện tập: Liên kết câu và liên kết đoạn văn (siêu ngắn)
  • Soạn bài Luyện tập: Liên kết câu và liên kết đoạn văn (ngắn nhất)
  • Soạn bài Luyện tập: Liên kết câu và liên kết đoạn văn (cực ngắn)

Soạn bài Luyện tập: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Quảng cáo

Bài 1 (Trang 49 sgk ngữ văn 9 tập 2)

a, Liên kết câu: trường học- trường học (phép lặp)

- Liên kết đoạn: trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến- như thế (phép thế)

b, Liên kết câu: văn nghệ - văn nghệ (phép lặp)

- Liên kết đoạn: lặp từ sự sống, văn nghệ (lặp)

c, Liên kết câu: thời gian, con người (phép lặp)

d, Liên kết câu: sử dụng quan hệ trái nghĩa yếu đuối- mạnh, hiền lành – ác

Bài 2 (trang 50 sgk ngữ văn 9 tập 2)

- Thời gian vật lí:

+ Vô hình

+ Giá lạnh

+ Thẳng tắp

+ Đều đặn

Quảng cáo

- Thời gian tâm lí:

+ Hữu hình

+ Nóng bỏng

+ Hình tròn

+ Lúc nhanh lúc chậm

- Đoạn văn có chủ đề phân biệt thời gian vật lí, thời gian, mối quan hệ giữa các cặp từ trái nghĩa tạo ra mối liên kết chặt giữa hai câu văn

Bài 3 (trang 50 sgk ngữ văn 9 tập 2)

a, Theo sự diễn đạt này, các câu vi phạm liên kết nội dung: không cùng chung một chủ đề

- Sửa: Cắm bơi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh, ở phía bãi bồi nên một dòng sông. Anh nhớ lại hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào trận cuối.

b, Câu này vi phạm liên kết nội dung: trình tự sự việc trong các câu không hợp lí.

Sửa: Năm 19 tuổi chị đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liên hai năm rồi chết. Trong những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu thương chị vô cùng. Và suốt thời gian đó, chị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con.

Quảng cáo

Bài 4 (trang 51 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Các lỗi liên kết hình thức

a, Lỗi thay thế, từ nó trong câu 2 không thể thay thế cho loài nhện. Chữa: thay nó bằng chúng

b, Lỗi dùng từ không thống nhất, từ hội trường và văn phòng không đồng nghĩa, không thể thế cho nhau.

Sửa: bỏ từ hội trường trong câu 2 hoặc thay từ này bằng từ văn phòng.

Quảng cáo

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn, hay khác:

  • Trả bài tập làm văn số 5
  • Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
  • Mùa xuân nho nhỏ
  • Viếng lăng bác
  • Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

  • Soạn Văn 9 (bản ngắn nhất)
  • Soạn Văn 9 (siêu ngắn)
  • Soạn Văn 9 (cực ngắn)
  • Văn mẫu lớp 9
  • Tác giả - Tác phẩm Văn 9
  • Lý thuyết, Bài tập Tiếng việt - Tập làm văn 9
  • 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 9
  • Giải vở bài tập Ngữ văn 9
  • Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
  • Ôn thi vào lớp 10 môn Văn

Săn SALE shopee tháng 12:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3
  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Ghi nhớ liên kết câu và liên kết đoạn văn năm 2024

Ghi nhớ liên kết câu và liên kết đoạn văn năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 9 | Soạn bài lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 9 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

HOCMAI đã tổng hợp và biên soạn nội dung bao gồm phần lý thuyết cần nắm vững và phần trả lời các câu hỏi trong Sách Giáo Khoa Ngữ văn 9 Tập 2.

Tham khảo thêm bài viết:

  • Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
  • Soạn bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
  • Soạn bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Định nghĩa về Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Liên kết câu và liên kết đoạn văn là sự kết nối ý nghĩa giữa các câu với nhau, giữa các đoạn văn với nhau bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết. Qua đó làm cho các câu, các đoạn văn trong văn bản có nghĩa giúp người nghe, người đọc có thể hiểu dễ dàng hơn suy nghĩ, ý kiến, cách biểu đạt của người nói, người viết.

Trong một văn bản, sẽ có một sợi dây để liên kết chặt chẽ các câu lại với nhau. Câu này sẽ được liên kết với câu kia, sự liên kết này tạo nên một mạng lưới – Mạng lưới liên kết giữa các câu trong một văn bản được gọi là Tính liên kết của văn bản.

Liên kết là mối quan hệ giữa hai yếu tố ngôn ngữ mà trong đó, muốn hiểu được nghĩa của yếu tố này ta phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia. Trên cơ sở đó, hai câu chứa chúng được liên kết lại với nhau.

Ví dụ:

  1. Tôi thấy bộ phim đó khá ổn, nhưng bạn của tôi thì lại thấy bộ phim khá nhạt nhẽo.
  1. Lớp tôi không chỉ có thành tích tốt trong thi đua học tập, lớp tôi còn tích cực tham gia và nhận được rất nhiều giải thưởng trong các hoạt động văn nghệ, thể thao do nhà trường tổ chức.

Các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn

Các đoạn văn trong cùng một văn bản cũng tương tự như các câu trong một đoạn văn, chúng phải được liên kết chặt chẽ với nhau về cả nội dung lẫn hình thức.

  1. Liên kết về nội dung:

– Liên kết chủ đề: Các câu trong một đoạn văn phải cùng phục vụ chủ đề chung, các đoạn văn cần phải thể hiện được chủ đề chung của cả văn bản.

– Liên kết logic: Các câu trong một đoạn văn và các đoạn văn trong cùng một văn bản phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

  1. Liên kết hình thức:

– Phép lặp từ ngữ: Là phép lặp lại từ ngữ đã có ở câu trước vào câu đứng sau.

– Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Là sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc có cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước vào câu đứng sau.

– Phép thế: Sử dụng các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước vào câu đứng sau.

– Phép nối: Sử dụng các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước với câu đứng sau.

Trả lời câu hỏi | Trang 43 SGK Ngữ văn 9 | Tập 2

Đọc đoạn văn ở SGK và trả lời các câu hỏi sau:

Ghi nhớ liên kết câu và liên kết đoạn văn năm 2024

  1. Đoạn văn ở trên bàn luận về vấn đề gì? Chủ đề này có mối quan hệ gì với chủ đề chung của văn bản?
  2. Nội dung chính của ba câu nêu trong đoạn văn trên là gì? Những nội dung này có mối quan hệ gì với chủ đề của đoạn văn? Hãy nhận xét của mình về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn.
  3. Những biện pháp thể hiện quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn là những biện pháp nào?( Hãy tập trung vào các từ ngữ in đậm).

Gợi ý:

Câu 1:

– Vấn đề được bàn trọng đoạn văn trên: Cách phản ánh cuộc sống thực tại của văn nghệ.

– Chủ đề của đoạn văn là một phần tạo nên chủ đề chung của toàn văn bản => Nó có mối quan hệ chặt chẽ với chủ đề chung của toàn văn bản.

Câu 2:

– Nội dung chính của ba câu trong đoạn văn:

  • Câu (1): Tác phẩm nghệ thuật nào cũng được xây dựng trên cơ sở từ hiện thực.
  • Câu (2): Điều quan trọng nhất là người nghệ sĩ cần phải nói cái mới mẻ từ những cái hiện thực đó.
  • Câu (3): Qua các tác phẩm nghệ thuật, mục đích của người nghệ sĩ là muốn gửi gắm các thông điệp, đóng góp vào đời sống xung quanh.

– Nhận xét: Trình tự được sắp xếp logic và hợp lý. Các câu góp phần giúp làm nổi bật chủ đề của đoạn văn trên.

Câu 3: Những biện pháp thể hiện quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn:

  • Sử dụng phép lặp từ ngữ: Lặp từ “tác phẩm”;
  • Sử dụng từ cùng trường nghĩa: Các từ “tác phẩm, nghệ sĩ”;
  • Sử dụng phép thế: Từ “anh | nghệ sĩ”;
  • Sử dụng quan hệ từ: Từ “nhưng”;
  • Sử dụng Phép đồng nghĩa: Cụm từ “cái đã có rồi” và cụm từ “những vật liệu mượn ở thực tại”.

II. Luyện tập

Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn sau theo gợi ý nêu ở dưới.

Ghi nhớ liên kết câu và liên kết đoạn văn năm 2024

Câu 1 | Trang 45 SGK Ngữ văn 9 | Tập 2

Đoạn văn ở trên có chủ đề gì? Nội dung của các câu trong đoạn văn phục vụ cho chủ đề ấy như thế nào? Hãy nêu một trường hợp cụ thể để thấy rằng trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn trên là hợp lí.

Gợi ý:

– Chủ đề của đoạn văn: Những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam.

– Nội dung của các câu trong đoạn phục vụ cho chủ đề ấy:

  • Câu (1) và câu (2) → Phân tích những điểm mạnh của con người VN và tính ưu việt của nó.
  • Câu (3) và câu (4) → Khẳng định và phân tích những điểm yếu của con người VN.
  • Câu (5) → Nhiệm vụ cấp bách cần làm để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới.

Câu 2 | Trang 45 SGK Ngữ văn 9 | Tập 2

Các câu của đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào?

Gợi ý:

Các câu của đoạn văn được liên kết với nhau bằng:

  • Phép đồng nghĩa: Cụm từ “Bản chất trời phú ấy” → Nối câu (2) với câu (1).
  • Phép nối: Từ “nhưng” → Nối câu (3) và câu (2).
  • Phép thế: Từ “ấy” tại câu (2) thay thế cho cụm từ “sự thông minh nhạy bén với cái mới” ở câu 1; từ “ấy” tại câu (4) thay thế cho cụm từ “không ít cái yếu” ở câu (3).
  • Phép lặp: Lặp từ “lỗ hổng” tại câu (4) và câu (5), lặp từ “thông minh” tại câu (1) và câu (5).

Bài viết Soạn bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn đã cung cấp cho các em các kiến thức về Liên kết câu và liên kết đoạn văn cũng như trả lời các câu hỏi trong SGK lớp 9. Hy vọng bài viết sẽ là những kiến thức bổ ích dành cho các em học sinh chuẩn bị bài soạn văn của mình tốt và đạt được kết quả tốt.