Gãy xương ngón tay bao lâu thì tháo bột

Hôm nay em tới tháo bột và chụp lại thì thấy tình hình xấu đi, tay vẫn sưng và vết gãy có vẻ di lệch hơn trước. Xin hỏi BS liệu em cố định tay thêm một thời gian và đắp thuốc hay nên mổ ạ?

Thưa BS,Em 24 tuổi, 1 tháng trước em bị gãy đốt 1 ngón 1 bàn tay trái, vết gãy không hở, không tụ máu hay xước da, ngay lập tức em đến BV và người ta bó bột mà không nắn lại chỗ gãy, hẹn 4 tuần sau tới tháo bột.Hôm nay em tới tháo bột và chụp lại thì thấy tình hình xấu đi, tay vẫn sưng và vết gãy có vẻ di lệch hơn trước. BS khám nói xương em không can được chút nào, có lẽ do bó bột lỏng, khuyên em tới BV Việt Đức phẫu thuật.Em đi khám tư nhân, BS kết luận là khớp gần móng tay em sẽ bị hạn chế co duỗi vì xương đã xùi lên, đồng thời họ nắn tay và nói là phần 2 đầu xương gãy đã dính một chút, vì khi nắn em không đau, không thể nắn được nữa. Sau đó em được BS bó cao và cho về, hẹn 1 tuần sau kiểm tra. Hiện em rất hoang mang.AloBacsi ơi, liệu em cố định tay thêm một thời gian và đắp thuốc hay nên mổ ạ? Em đang đắp thuốc và cố định tay. Em xin gửi hình phim X-quang một tháng trước và hiện tại.

Xin chân thành cảm ơn BS. [Nguyễn Toàn - toanthuy…@gmail.com]

Ảnh do bạn đọc cung cấp

Toàn thân mến,Qua lời kể của em thì ổ gãy xương ở ngón 1 hơn 4 tuần mà vẫn chưa can xương nhiều. Trên phim X-quang ổ gãy còn di lệch, việc cố định thêm một thời gian nữa cũng có thể có can xương nhưng sẽ không thẳng trục và di lệch [ngón tay sẽ bị cong, không được thẩm mỹ].Tốt hơn hết em nên sớm gặp các BS chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để xin phẫu thuật, em nhé.

Theo TTƯT.TS.BS Nguyễn Đình PhúPhó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115


Đọc nhiều nhất

Tin mới nhất

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

Bó bột là hình thức cố định chi trong các trường hợp gãy xương, trật khớp hoặc chấn thương phần mềm. Sau một thời gian nhất định, chúng ta cần thực hiện việc tháo bột để cơ thể trở lại trạng thái bình thường và bắt đầu quá trình tập phục hồi vận động. Vậy bó bột là gì? Thời gian tháo bột khi gãy xương sau bao lâu là tốt nhất? Những điều cần biết về bệnh nhân bó bột tại nhà?

1. Bó bột là gì?

Sau khi xương bị gãy, vị trí xương này cần được nghỉ ngơi và hỗ trợ đúng cách để lành lại. Tùy từng trường hợp, Bác sĩ có thể dùng phương pháp bó bột để bảo vệ vị trí xương bị tổn thương. Đây là phương pháp nhằm bất động xương gãy, giữ cho xương tránh di chuyển; thúc đẩy quá trình liền xương và hồi phục phần mềm; ngăn ngừa hoặc giảm các cơn co thắt cơ bắp, hạn chế tổn thương thêm.

Một số trường hợp, bó bột tròn kín sẽ được hoán cải thành nẹp bột hở nếu người bệnh gặp chấn thương và có phẫu thuật để tiện chăm sóc vết mổ.

Bó bột có nhiều kiểu hình dạng và kích cỡ, nhưng 2 loại vật liệu phổ biến nhất được sử dụng là thạch cao [màu trắng] và sợi thủy tinh [có nhiều màu sắc, hoa văn và kiểu dáng].

Bên trong lớp bột sẽ có lớp bông lót và các vật liệu tổng hợp khác nhằm tạo độ mềm mại, hạn chế kích ứng da khó chịu. Dưới lớp bột bằng sợi thủy tinh thường có lớp lót chống thấm đặc biệt phòng trường hợp bị ướt.

Tuy có thể khiến người bệnh không thoải mái và thậm chí có phần cồng kềnh; nhưng bó bột lại là phương pháp đơn giản và hiệu quả trong điều trị gãy xương.

2. Thời gian tháo bột khi gãy xương sau bao lâu là tốt nhất?

Thời gian bó bột phụ thuộc vào thời gian lành xương và mô mềm xung quanh. Tùy vào xương gãy, vị trí gãy, mức độ gãy và các yếu tố kèm theo như tổn thương mô mềm xung quanh, tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý nền… mà có thời gian lành xương khác nhau. Thời gian sẽ dao động vì phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Ở tình trạng sức khỏe tốt, thời gian tháo bột theo vị trí xương gãy có thể tham khảo theo bảng sau:

Vị trí xương gãyThời gian bó bột [Người lớn]Thời gian bó bột [Trẻ em

Chủ Đề