En-ri-cô ơi trường học ví như người mẹ

ĐỀ THI CHÍNH THỨCCâu 1 [4 điểm]Cảm nhận của em về những câu thơ sau : “ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượmNhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùiNhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vuiNhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏÔi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!”Câu 2 [4 điểm ] Trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả của Ét- môn- đô- Đơ A- mi- xi, nguời mẹ đã nói với con mình: “ Trường học ví như người mẹ, người mẹ đã dứt con ở tay ta khi con nói chưa sõi để trả lại ta một đứa con khoẻ mạnh, tử tế và siêng năng”Hãy trình bày những suy nghĩ của mình về lời nhắn nhủ trên bằng một văn bản [không quá hai trang giấy thi].Câu 3 [ 12 điểm ] Có người cho rằng: Chiếc lược ngà là truyện thuộc loại đọc thời nào cũng hay vì nó không phải là truyện của một thời mà là của muôn thời- chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người. Phân tích truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng để làm sáng tỏ ý kiến trên.Phòng giáo dục và đào tạoHuyện Thanh OaiĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9Năm học :2010-2011Môn thi :Ngữ vănThời gian làm bài :150 phút[Không kể thời gian giao đề][Đề thi gồm 01 trang]HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9NĂM HỌC 2010-2011Môn thi : Ngữ vănCâu 1*Yêu cầu về nội dung :- HS phải nắm được nội dung của đoạn thơ là bày tỏ những suy ngẫmcủa nhà thơ về người bà và công việc nhóm bếp lửa của bà.- Chỉ ra các biện pháp được sử dụng trong đoạn thơ:+ Điệp từ “nhóm” được nhắc lại 4 lần và đứng đầu các dòng thơ có tácdụng khơi nguồn cho dòng cảm xúc, sự hồi tưởng của nhà thơ và suy ngẫmvề công việc nhóm bếp lửa của bà.+ Kết hợp với các điệp từ là các tầng nghĩa : vừa tả thực vừa mang ýnghĩa ẩn dụ. Người đọc thấy được sự tần tảo cần cù trong công việc nhómbếp lửa của bà . Đồng thời thấy được ngọn lửa ấm áp của tình yêu thươngmà bà dành cho cháu; bà đã nhen nhóm trong tâm hồn cháu tình yêu thương,gắn bó với làng xóm, quê hương và thắp lên trong tâm hồn cháu những ướcmơ khát vọng, niềm vui, niềm tin của tuổi thơ …+Câu cảm thán “Ôi kì lạ thiêng liêng - bếp lửa!”thể hiện sự dồn néncảm xúc và bày tỏ niềm yêu mến, lòng biết ơn đối với người bà thân yêu củamình.Bếp lửa và bà là hình ảnh thân thuộc của quê hương yêu dấu.Bếp lửalà ngọn lửa của tình yêu thương của bà. Ngọn lửa ấy đã sưởi ấm tâm hồn nhàthơ trong những ngày xa quê hương , học tập ở nước ngoài.Như vậy, bếp lửa được bà nhen lên không phải chỉ bằng nhiên liệu ởbên ngoài, mà còn chính là được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà -ngọn lửa của sức sống, của lòng yêu thương, niềm tin thầm lặng mà mãnhliệt. Bà vừa là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa, truyền sự sống niềmtin cho các thế hệ nối tiếp.*Yêu cầu về hình thức:- Bài viết có bố cục đầy đủ mở bài, thân bài - kết bài. Đây là một bàiviết ngắn mang tính cảm thụ văn học thông qua việc phân tích các giá trịbiểu cảm của biện pháp tu từ.-Đảm bảo sự phân tích chặt chẽ giữa các phần trong bài viết.Cách cho điểm - Điểm 4: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, không mắc lỗi.- Điểm 3 : Đáp ứng được 2/3 yêu cầu, còn mắc một số lỗi.- Điểm 2: Đạt 1/2 yêu cầu, còn mắc một số lỗi diễn đạt, dùng từ.- Điểm 1: Đạt được dưới 1/2 yêu cầu, mắc nhiều lỗi.Câu 2*Yêu cầu về nội dung:- Hiểu được mối quan hệ thắm thiết, gắn bó của trường học đối với mỗicon người qua cách nói so sánh giàu ý nghĩa “trường học ví như người mẹ”.Từ đó người mẹ muốn nhắn nhủ tới người con của mình hãy suốt đời biếtơn ngôi trường như biết ơn người mẹ của mình.Vì:+ Mái trường là ngôi nhà thứ hai của mỗi con người, gắn bó với conngười từ khi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành. Ở đó ta nhận được tình yêuthương che chở, sự chăm sóc tận tụy của thầy cô, bạn bè.+Mái trường là nơi vun trồng trí tuệ, tâm hồn, để rời mái trường ta trởthành những đứa con khoẻ mạnh, siêng năng, có kiến thức, kĩ năng sống, cótrình độ văn hoá….Như vậy trường học không chỉ là nơi đem đến cho conngười nhiều kiến thức mà là nơi giúp con người trưởng thành cả về tinhthần và thể lực.- Biết ơn mái trường cũng là việc làm thể hiện truyền thống đạo lí“Uống nước nhớ nguồn”. Lòng biết ơn cần được biến thành hành động thiếtthực như kính trọng thầy cô giáo, yêu quý giúp đỡ bạn bè, phần đấu học tậptốt… * Yêu cầu về hình thức:- Học sinh biết cách tạo một văn bản nghị luận có độ dài theo yêu cầu,kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, sử dụng tốt các thao tác nghị luận. Hệ thốnglập luận có sức thuyết phục cao.- Diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, kiếnthức…Cách cho điểm - Điểm 4: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, không mắc lỗi.- Điểm 3 : Đáp ứng được 2/3 yêu cầu, còn mắc một số lỗi.- Điểm 2: Đạt 1/2 yêu cầu, còn mắc một số lỗi.- Điểm 1: Đạt được dưới 1/2 yêu cầu, mắc nhiều lỗi.- Điểm 0: Không nhận thức được vấn đề hoặc không viết gì.Câu 3 * Yêu cầu về nội dung Ý 1: Cần hiều được đúng lời nhận xét về tác phẩm. Truyện ngắn Chiếclược ngà không chỉ là câu chuyện đơn thuần viết về tình cảnh éo le, nhữngmất mát của con người trong chiến tranh. “Chiếc lược ngà” đã trở thành câuchuyện muôn thời- chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người vì nó là câuchuyện cảm động về tình cha con cao đẹp, sâu nặng, tình đồng đội thắmthiết. Câu chuyện đã khẳng định một chân lí vĩnh hằng: tình cảm gia đình,tình cha con, tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng nhất vượt lêntrên trở ngại, thậm chí cả chiến tranh…Thông điệp này mãi còn có giá trịmuôn đời.Ý 2: - Phân tích và chứng minh tình cảm cha con cảm động trong tácphẩm: + Tình yêu cha sâu sắc và mãnh liệt của bé Thu dành cho cha. + Tình yêu thương con sâu sắc của anh Sáu dành cho bé Thu.- Phân tích tình đồng đội của bác Ba dành cho anh Sáu : + Là người bạn thân thiết của Anh Sáu, bác Ba không chỉ là ngườichứng kiến toàn bộ câu chuyện mà còn luôn bày tỏ sự xúc động, đồng cảm,chia sẻ với cha con anh Sáu + Hoàn thành tâm niệm của anh Sáu là trao lại cây lược cho Thuvà tình cảm giống như tình cha con đã được nảy nở giữa bác Ba với bé Thu.Ý 3 : Đánh giá chung: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” thể hiện tình cha con cao đẹp, sâunặng, tình đồng đội thắm thiết của con người Việt Nam trong cảnh ngộ éo lecủa chiến tranh. Tác phẩm ra đời vào năm 1966, thời điểm cuộc chiến tranhchống Mĩ đang diễn ra ác liệt có mất mát, đau đớn, yêu thương, nhưng toànbộ câu chuyện thấm đẫm tình người cao đẹp. Cảm hứng nhân văn sâu sắccủa nhà văn đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho tác phẩm. Người đọc khôngchỉ thấm thía những mất mát hi sinh lặng thầm của người lính mà còn trântrọng những con người xông pha nơi trận mạc tâm hồn vẫn chan chứa yêuthương. Câu chuyện hướng người đọc đến những tình cảm cao đẹp, biết cămghét chiến tranh, biết sống hết mình vì những gì tốt lành đang hiện hữu. *Yêu cầu về hình thức - Học sinh biết vận dụng các kĩ năng làm bài nghị luận về một tácphẩm văn học. - Có dẫn chứng cụ thể khi phân tích chứng minh các luận điểm, cóbình giá một số chi tiết quan trọng làm nổi bật yêu cầu của đề. - Bố cục bài văn rõ ràng, mạchh lạc có đủ 3 phần mở bài – thân bài-kết luận. Luận điểm được trình bày rõ, đảm bảo tính liên kết. - Lời văn diễn đạt trong sáng.Biểu điểm:* Điểm 11-12:Bài viết phải giải quyết triệt để những yêu cầu về nội dung. Bố cục,luận điểm rõ ràng, mạch lạc. lời văn giàu cảm xúc lôi cuốn.* Điểm 9-10 :Bài viết đáp ứng được hơn 2/3 yêu cầu của đề. Bố cục, luận điểm rõràng, văn viết trôi chảy.* Điểm 7-8 :Bài viết đáp ứng được dưới 2/3 yêu cầu của đề. Bố cục, luận điểm rõràng, nội dung bài viết còn chưa sâu sắc.* Điểm 5-6 :Đáp ứng 1/2 yêu cầu của đề. Bố cục rõ ràng, nội dung bài viết chưa sâusắc, diễn đạt chưa thoát ý.* Điểm 3-4 :Đáp ứng được một phần yêu cầu của đề, ý còn lộn xộn, mắc nhiều lỗidiễn đạt, dùng từ.* Điểm 1-2 :Nội dung bài viết quá sơ sài, lan man chưa có trong tâm. Bố cục khôngrõ ràng, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ.Lưu ý : Điểm tổng của toàn bài là tổng điểm của từng câu khônglàm tròn.

TrongLá thư cuối cùng của mẹ tôi,nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi đã viết những dòng sau:

"Trường học là một bà mẹ hiền En-ri-cô ạ. Trường học đã nhận con từ hai tay mẹ lúc con vừa mới biết nói, nay trả con lại cho mẹ, khỏe mạnh, ngoan ngoãn, chăm chỉ. Mẹ cầu phúc cho nhà trường, còn con, con không bao giờ được quên nhà trường. Sau này khi con đã thành người lớn, con sẽ đi vòng quanh thế giới, sẽ thấy những đô thị mênh mông và những lâu đài tráng lệ nhưng con sẽ nhớ mãi mãi ngôi nhà quét vôi trắng bình thường ấy với những cửa chớp đóng kín, khu vườn rợp bóng cây, đó là nơi đã nảy nở đóa hoa đầu tiên của trí tuệ con. Con sẽ nhìn thấy ngôi trường ấy cho mãi đến ngày cuối cùng của đời con."

[Những tấm lòng cao cả-NXB Văn học]

Từ những dòng thư trên, em hãy viết một bài văn [khoảng 400 chữ] để bày tỏ suy nghĩ về mái trường nơi em đã gắn bó một phần cuộc đời mình.

ĐỀ THI :

Câu 1: [2,0 điểm]

Nêu ngắn gọn ý nghĩa nhan đề tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

Câu 2: [3,0 điểm]

Trong buổi con chia tay với mái trường thân yêu, người mẹ đã nói với con như sau:

 “En-ri-cô ơi! Trường học ví như người mẹ, người mẹ đã dứt con ở tay ta  khi con nói chưa sõi để trả lại ta một đứa con khỏe mạnh, tử tế và siêng năng. […] Mai sau con nên người, con sẽ du lịch trong thế giới, con sẽ trông thấy những thị thành hoa lệ, những lâu đài nguy nga, nhưng con phải luôn luôn nhớ đến nếp nhà trắng tầm thường kia với cửa chớp khép, với vườn cây xanh vì đấy là nơi bông hoa trí tuệ đầu tiên của con đã nảy nở. Mẹ tin rằng hình ảnh trường cũ của con sẽ in vào kí ức cho đến lúc tàn hơi thở cũng như không bao giờ mẹ quên được bóng dáng cái nhà cũ kĩ mà nơi đấy mẹ đã nghe tiếng nói ban đầu của con”.

[Ét-môn-đô Đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả]

Viết một bài văn nghị luận ngắn [khoảng 300 từ] trình bày suy nghĩ  của em về lời nhắn nhủ của người mẹ trong đoạn văn trên.

Câu 3: [5,0 điểm]

Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

….

ĐÁP ÁN:

Tải về file word  tại đây.

=> Xem thêm : Đề thi vào lớp 10 THPT môn Văn – Sở GD&ĐT Hưng Yên [2015-2016]

Related

Tags:Đề thi vào lớp 10 môn Văn

Video liên quan

Chủ Đề