Hình ảnh vũ trụ đẹp nhất thế giới

Thanh Hà   -   Thứ năm, 01/07/2021 13:02 [GMT+7]

Tinh vân Messier 57. Ảnh: Đài quan sát Hoàng gia Greenwich

Từ cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp trên sao Hỏa đến khung cảnh ngoạn mục của sao Thổ, những vườn ươm sao, công chúng có thể du hành khắp vũ trụ qua những bức ảnh đẹp nhất được Gizmodo chọn từ cuộc thi Nhiếp ảnh gia thiên văn của năm năm 2021 do Đài quan sát Hoàng gia Greenwich, Anh, phối hợp với tạp chí BBC Sky at Night tổ chức.

Đây là lần thứ 13 cuộc thi thường niên này được tổ chức.

Những bức ảnh đoạt giải sẽ được công bố tại sự kiện trực tuyến đặc biệt ngày 16.9.2021. Những bức ảnh đoạt giải cùng với một số ảnh được lựa chọn sau đó sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Anh.

Bức ảnh “Người quan sát ngôi sao” chụp ở Menorca, Tây Ban Nha. Ảnh: Đài quan sát Hoàng gia Greenwich
Sao chổi NEOWISE bay qua phía trên bãi đá cổ Stonehenge ở Vương quốc Anh.
Tàn tích của một vụ nổ siêu tân tinh khổng lồ. Ảnh: Đài quan sát Hoàng gia Greenwich
Hàn nghìn khung hình đã góp phần tạo nên bức ảnh những vệt sao trên bầu trời ở lối vào công viên Luna, Sydney, Australia. Ảnh: Đài quan sát Hoàng gia Greenwich
Cảnh hoàng hôn trên sao Hỏa do tàu thăm dò Curiosity của NASA chụp năm 2015. Nhiếp ảnh gia người Anh John White đã tìm ra loạt ảnh này từ 390.000 ảnh thô trong kho lưu trữ ảnh của tàu thăm dò sao Hỏa Curiosity. Ảnh: Đài quan sát Hoàng gia Greenwich/NASA
Sao Thổ chụp từ kính thiên văn trên mặt đất tháng 7.2020. Ảnh: Đài quan sát Hoàng gia Greenwich
Hình ảnh ngoạn mục của tinh vân Đầu cá heo hay Sharpless 308 [Sh2-308]. Hình ảnh này được máy ảnh gắn với kính thiên văn ASA 500N chụp được. Ảnh: Đài quan sát Hoàng gia Greenwich
Vết đen Mặt trời ở sắc quyển [chromosphere] của Mặt trời. Ảnh: Đài quan sát Hoàng gia Greenwich
Sao chổi 2020F8 SWAN. Ảnh: Đài quan sát Hoàng gia Greenwich
Hình ảnh Trạm Vũ trụ Quốc tế [ISS] khi di chuyển qua Mặt trăng. Ảnh: Đài quan sát Hoàng gia Greenwich
Cận cảnh tinh vân Soul hay Westerhout 5. Ảnh dự thi của nhiếp ảnh gia Anh Kush Chandaria, 13 tuổi. Ảnh: Đài quan sát Hoàng gia Greenwich
Nhiếp ảnh gia 14 tuổi người Ấn Độ Singh Dingra đã chụp được khung cảnh ngoạn mục này của cụm sao Tua Rua hay còn gọi là cụm sao Thất Nữ, Messier 45 trong chòm sao Kim Ngưu. Tổng thời gian phơi sáng là 3 giờ 2 phút và kính thiên văn được chọn là Takahashi FSQ-85ED. Ảnh: Đài quan sát Hoàng gia Greenwich
Tinh vân Messier 57 được chụp bằng máy ảnh gắn vào kính thiên văn Planewave CDK24. Ảnh: Đài quan sát Hoàng gia Greenwich
Tinh vân NGC 6188 do nhóm nhiếp ảnh gia Pháp Jean-Claude Canonne, Didier Chaplain, Georges Chassaigne, Philippe Bernhard, Laurent Bourgon và Nicolas Outters chụp. Ảnh: Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich
Mặt trời được quan sát qua 3 bước sóng khác nhau. Ảnh: Đài Thiên văn Hoàng gia Greenwich

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Trong hàng trăm năm, những bí ẩn của các vì sao không hề được giải đáp vì các nhà khoa học chỉ có thể quan sát thiên hà từ Trái đất. Để chụp được ảnh, ánh sáng từ không gian sẽ phải truyền qua bầu không khí hỗn loạn của Trái đất, làm cho hình ảnh mờ đi và không còn chính xác.

Thế rồi, các đài quan sát đã được xây dựng trong không gian. Từ đó, các bức ảnh ngoạn mục nhất như những hố đen siêu khổng lồ đến sự tương tác giữa các thiên hà với nhau đã được kính thiên văn vũ trụ Hubble và Đài quan sát tia X Chandra ghi lại.

1. Tinh vân Bong Bóng là một tinh vân phát xạ nằm xa Trái Đất 8.000 năm ánh sáng. Năm ánh sáng là một thuật ngữ dùng khi nói về khoảng cách trong không gian. Một năm ánh sáng tương đương với 6 nghìn tỷ dặm.

2. Trung tâm của giải Ngân Hà chứa một lỗ đen siêu khổng lồ có tên là Sagittarius A* - điểm trắng sáng ở phía phải của bức ảnh.

3. Tinh vân Tôm Hùm là một đám mây bụi và khí khổng lồ cách Trái Đất 5.500 năm ánh sáng. Tinh vân là những đám mây bụi khổng lồ, và chúng thường tạo ra các ngôi sao. Theo NASA, tinh vân Tôm Hùm đang tạo ra một số ngôi sao lớn nhất và sáng nhất.

4. Tinh vân khổng lồ NGC 2014 và người hàng xóm NGC 2020 tạo ra một “vườn ươm sao” với hàng loạt ngôi sao được tạo ra từ chúng. Hai tinh vân này nằm cách xa chúng ta khỏng 163.000 năm ánh sáng.

5. Nằm trong chòm sao Scorpius, cụm sao mở Pismis 24 là ngôi nhà của rất nhiều ngôi sao lớn.

Một cụm mở là một nhóm các ngôi sao - thường là vài trăm hoặc nghìn - được kết nối với nhau bằng lực hấp dẫn.

6. Hình hoa hồng ở phần lớn hơn của hai thiên hà gây ra do sức kéo của lực hấp dẫn của phần bên dưới nó.

7. Thiên hà Antennae hiện đang trải qua giai đoạn tạo sao từ sự va chạm của các đám mây khí và bụi va chạm. Trong vụ va chạm của các thiên hà, hàng tỷ ngôi sao sẽ được hình thành.

7. Hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời là Sao Mộc có một điểm đỏ khổng lồ rộng gần bằng Trái Đất. Đó là một một cơn bão xoáy thuận đã kéo dài hàng thế kỷ.

8. NGC 602 là một cụm mở nằm trong Đám mây Magellan nhỏ, một trong những thiên hà gần nhất với Dải Ngân hà.

Các ngôi sao trong cụm NGC 603 hình thành vào các thời điểm khác nhau và có niên đại khoảng 60 triệu năm trước, theo NASA.

9. Cụm sao Westerlund 2 được ước tính khoảng một hoặc hai triệu năm tuổi. Nó được coi là ngôi sao trẻ nhất, nằm cách Trái Đất khoảng 20.000 năm ánh sáng.

10. Thiên hà tuyệt đẹp Whirlpool đã lướt qua thiên hà nhỏ hơn nằm bên trái nó hàng trăm triệu năm. Theo NASA, "tay" của thiên hà là nơi các ngôi sao được hình thành.

11. Cả hai thiên hà xoáy ốc đều nằm cách Trái Đất 55 triệu năm ánh sáng trong cụm sao Xử Nữ. Lý do hai thiên hà trông khác nhau là vì người nhìn ở các góc khác nhau. Trên thực tế, chúng trông tương tự như nhau.

12. Tinh vân Veil là tàn dư của vụ nổ siêu tân tinh xảy ra khoảng 8.000 năm trước.

Nói một cách dễ hiểu, siêu tân tinh là một vụ nổ mạnh của một ngôi sao lớn đang “hấp hối”.

13. Đây là khu vực hình thành sao trong chòm sao Thiên Nga. Trung tâm của hình ảnh là một ngôi sao có tên S106 IR.

14. Nằm cách Trái đất 6.500 năm ánh sáng, Tinh vân Con cua là một tàn dư siêu tân tinh từ năm 1054 sau công nguyên. Hình ảnh này của Hubble cho thấy một hình ảnh rõ nét nhất của tinh vân Con cua.

15. Những thiên hà xoắn ốc hợp nhất này là nơi xảy ra ba vụ nổ siêu tân tinh trong vòng 21 năm qua. Thiên hà NGC 2207 [trái] và IC 2163 [phải] cách Trái đất khoảng 130 triệu năm ánh sáng.

16. Tinh vân Tarantula là một khu vực hình thành sao nằm trong Đám mây Magellan Lớn, một thiên hà lùn liên kết với Dải Ngân hà. Tinh vân Tarantula là nhà của ngôi sao nặng nhất có tên R136a1.

17. Còn được gọi là Barnard 33, Tinh vân Đầu ngựa là một tinh vân tối nằm trong chòm sao Orion. Tinh vân tối là một đám mây bụi dày đặc, mờ đục, không phát sáng.

18. Nhóm các ngôi sao này là một trong những cụm sao trẻ lớn nhất trong Dải ngân hà. Cụm sao này nằm trong tinh vân khổng lồ NGC 3603, là khu vực hình thành sao nằm cách Trái đất khoảng 20.000 năm ánh sáng.

19. Cassiopeia A đầy màu sắc là tàn dư siêu tân tinh trong chòm sao Cassiopeia. Cùng với hệ mặt trời của chúng ta, Cassiopeia A là nguồn phát xạ sóng vô tuyến mạnh nhất trên bầu trời.

20. Stephan's Quintet là một nhóm nhỏ gồm năm thiên hà trong chòm sao Pegasus. Theo thời gian, bốn trong số năm thiên hà có thể sẽ hợp nhất với nhau.

21. Những vòi voi này được gọi là Trụ cột của Sáng tạo và là một phần của khu vực hình thành sao trong Dải Ngân hà. Chúng nằm trong tinh vân Đại Bàng, một cụm mở của chòm sao Serpens.

22. Cụm sao đang hình thành này thuộc Đám mây Magellan Lớn ở N44, một tinh vân phát xạ có cấu trúc đẹp đến khó tin.

23. Thiên hà Sombrero nằm cách xa 28 triệu năm ánh sáng. Nó nằm ở rìa phía nam của chòm sao Xử Nữ.

Khối núi hình tròn, được ví như 'núi kho báu' bởi nơi này tập trung nhiều kim loại quý như quặng bạch kim, vàng...

Theo Dân trí

Video liên quan

Chủ Đề