Du lịch nam du bao nhiêu tiền

Trẻ em từ 05-09 tuổi: 70% vé. Tiêu chuẩn: 01 suất ăn, ghế ngồi, vé tàu cao tốc khứ hồi ngủ chung với Ba Mẹ. Nhưng 02 người lớn chỉ kèm theo 01 trẻ em, từ trẻ thứ 02 trở lên phải mua 100% giá tour/bé

  • ➡️ Trẻ em từ dưới 05 tuổi trở xuống không tính phí, gia đình tự lo cho bé. Nhưng 02 người lớn chỉ kèm theo 01 trẻ em, từ trẻ em thứ 02 trở lên phải mua 70% giá tour/bé.
  • Lưu ý: Thứ tự các điểm tham quan theo chương trình HDV có thể thay đổi tùy theo thời tiết vá các vấn đề khách quan khác mà vẫn đảm bảo đầy đủ các điểm tham quan.
  • Khởi hành Tối Thứ 6 hằng tuần
  • Nếu số Lượng khách trên 10 người sẽ khởi hành hằng ngày
  • 🔴Hình thức đăng kí:
  • 1. Quý khách trực tiếp lên công ty: 31 Đường Số 16, Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, Hồ Chí Minh
  • 2. Nhân viên giao vé Tận nơi ở Tp.HCM [Miễn phí] [quý khách cọc trước 500.000đ/người, khi lên xe gửi HDV khoản còn lại]

  • 3. Quý khách chuyển khoản qua TK công ty: Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam [BIDV] [Chi Nhánh TP.HCM] 15h00: Đoàn đến Rạch Giá đoàn khởi hành về lại Tp.HCM theo trục Quốc Lộ 80. Đến Vĩnh Long tham quan chiêm ngưỡng cầu Mỹ Thuận cây cầu dây văng đầu tiên ở Việt Nam, nối liền hai bờ sông Tiền. Trên đường về Quý khách mua đặc sản Miền Tây như Nem Lai Vung, trái cây miền sông nước… về làm quà cho người thân. [Ăn nhẹ tự túc]

    Nam Du là một quần đảo tọa lạc tại phía Đông Nam đảo Phú Quốc tại vịnh Thái Lan và cách bờ biển Rạch Giá khoảng 65 hải lý. Quần đảo Nam Du gồm 21 đảo lớn nhỏ nằm san sát với tổng diện tích 9,12km2, đảo lớn nhất là Nam Du có đỉnh cao 309m với 8000 dân cư đang sinh sống. Du lịch đảo Nam Du nổi tiếng với cảnh quan hoang sơ tự nhiên tuyệt đẹp nên ngay lập tức trở thành địa điểm nổi tiếng cho rất nhiều du khách ghé thăm.

    Ảnh: iVIVU.

    Lên lịch du lịch đảo Nam Du

    Thời điểm đẹp nhất để du lịch đảo Nam Du là từ tháng 12 đến tháng 3, vào khoảng thời gian này biển khá êm và trong xanh, do vậy những bạn bị say sóng cũng sẽ giảm được nhiều khó chịu khi di chuyển bằng tàu. Các vùng biển của Kiên Giang không chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp của bão, nhưng lượng mưa do bão gây ra chiếm tỉ trọng khá lớn, mùa mưa tại đây thường bắt đầu từ tháng 4 – 11 hàng năm. Nếu bạn không muốn những cơn mưa làm ảnh hưởng đến chuyến đi của mình bạn có thể xem trước tình hình thời tiết khi đi nhé.

    Ảnh: iVIVU.

    Phương tiện di chuyển đến, đi lại ở Nam Du

    Phương tiện di chuyển từ Sài Gòn đi Nam Du Để ra quần đảo Nam Du, bạn cần phải xuống thành phố Rạch Giá – Kiên Giang. Phương tiện di chuyển dễ nhất là xe khách xuất phát từ bến xe miền Tây. Bạn nên đi chuyến 23h để tới Rạch Giá lúc 6h sáng hôm sau. Một số nhà xe tại Sài Gòn có chuyến đi Rạch Giá cho bạn tham khảo sau đây: Nhà xe Phương Trang - Giá vé: 190.000 đồng - Số điện thoại: 1900 6067 Nhà xe Liên Hưng - Giá vé: 300 000 đồng. - Số điện thoại: 1900 2679. Nhà xe Bảo Phúc - Giá vé: 350 000 đồng. - Số điện thoại: 0901 313 128 – 0901 313 129.

    Để tiếp tục hành trình tới Nam Du, bạn đi bằng tàu cao tốc Superdong. Nếu biển động từ cấp 6 trở lên thì tàu không hoạt động.
    Bảng giá vé tàu Superdong từ Rạch Giá đi Nam Du. Ảnh: Superdong.
    Giờ khởi hành và giờ cập bến của tàu. Ảnh: Supderong. *Tham khảo một số hãng tàu từ Rạch Giá đi đảo Nam Du: Tàu Superdong, Hòa Bình Ship và Phú Quốc Express
    Bảng giá vé và giờ khởi hành từ Rạch Giá đi Nam Du. Ảnh: taucaotochatien.
    Bảng giá vé và giờ khởi hành từ Nam Du đi Rạch Giá. Ảnh: taucaotochatien.
    Tàu cao tốc Hòa Bình Ship. Ảnh: taucaotoc.
    Nội thất bên trong tàu Hòa Bình Ship. Ảnh: hatienphuquoc.
    Tàu cao tốc Phú Quốc Express Phương tiện di chuyển trên đảo 1. Tàu Để khám phá các hòn xung quanh Hòn Lớn và tham quan một số địa điểm đẹp, các bạn nên thuê tàu để di chuyển. Trên đảo đang có một số cá nhân cho thuê tàu [nếu không thuê được các bạn có thể ra thẳng bến tàu, tìm bất kỳ tàu cá nào của người dân, thống nhất giá cả và các địa điểm muốn đi].
    2. Xe máy
    Ảnh minh họa Bạn có thể thuê xe máy tại các khu nhà nghỉ, khách sạn và tha hồ vi vu đến những điểm mà mình yêu thích. Hoặc có thể ra đảo tìm đến trung tâm cảng Nam Du, An Sơn, Kiên Hải, Kiên Giang để hỗ trợ tư vấn tham quan, thuê xe. iVIVU gợi ý cho bạn nhà nghỉ Chinh Hòa để tham khảo: Địa chỉ: 127 tổ 10, ấp An Cư, An Sơn, Kiên Hải – Kiên Giang, cách đồn biên phòng 742 khoảng 250 mét. Số điện thoại: 0773 830 829 – 0166 521 6460.
    Những cung đường trên đảo giúp bạn khám phá trọn vẹn đảo ngọc hoang sơ Nam Du. Ảnh: Thanh Liem/Zingnews.

    Ở đâu khi du lịch đảo Nam Du?

    Có nhiều cách để qua đêm khi du lịch Nam Du là thuê nhà nghỉ, homestay, resort hoặc nhà dân. Nếu thích trải nghiệm hơn, bạn có thể thuê bãi và lều để ngủ qua đêm. Bãi qua đêm thích hợp nhất là Hòn Dầu, bởi ở đây có hàng dừa và bãi cát khá rộng, thuận tiện cho việc cắm trại cũng như vui chơi. iVIVU gợi ý cho bạn một số địa điểm lưu trú trên đảo Nam Du được nhiều tín đồ du lịch check-in: Langchia Nam Du Resort: - Địa chỉ: Hòn Lớn, xã An Sơn, huyện Kiên Hải, Nam Du [ngay trung tâm xã, cách chợ đêm 3 phút đi xe máy]. - Sđt: 094 114 8110.

    Ảnh: Fb Langchia Nam Du Resort.
    Homestay Chiến Diễm Nam Du - Địa chỉ: Ấp An Cư, Nam Du, Kiên Giang. - Sđt: 094 144 5516 – 076 899 9988.
    Ảnh: FbHomestay Chiến Diễm Nam Du.
    Ảnh: FbHomestay Chiến Diễm Nam Du.
    Ảnh: FbHomestay Chiến Diễm Nam Du. Khu du lịch Hòn Củ Tron – Nam Du - Địa chỉ: Hòn Củ Tron, Nam Du, Kiên Hải, Kiên Giang - Sđt: 094 780 6756.
    Ảnh: Fb Khu Du Lịch Hòn Củ Tron – Nam Du.
    Ảnh: Fb Khu Du Lịch Hòn Củ Tron – Nam Du. Bãi Sỏi Beach - Địa chỉ: Bãi Sỏi, Nam Du, Kiên Giang. - Sđt: 037 772 9107 – 098 976 5631.
    Ảnh: Fb Bãi Sỏi Beach, Nam Du island
    Ảnh: Fb Bãi Sỏi Beach, Nam Du island.

    Những điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Nam Du

    Hòn Lớn Vốn là một vịnh tuyệt đẹp với diện tích nằm gọn trong vịnh Thái Lan. Đây được xem là bãi biển đẹp nhất trong quần đảo Nam Du. Những hàng dừa xanh nghiêng bóng, tuổi thọ có cây lên tới 70 – 80 năm. Đến đây, bạn có thể lặn bắt mực cá hoặc ngắm san hô đủ màu sắc. Bãi Cây Mến vắng người, nên bạn có thể tha hồ chơi đùa, tắm thỏa thích. Nước biển trong vắt và mát lạnh. Thêm nữa, bạn cũng có thể bắt ốc ở bãi đá dọc bãi tắm.

    Hòn Lớn. Ảnh: iVIVU.
    Bãi Cây Mến. Ảnh: iVIVU. Bãi Ngự Bãi Ngự nằm ở phía tây Củ Tron. Tương truyền trên đường qua Xiêm, vua Gia Long đã dừng lại đây nên khu vực này có tên là bãi Ngự. Mùa khô, bãi này vẫn đầy đủ nước ngọt trong khi các khu vực khác thiếu nước trầm trọng. Tại đây, vẫn còn một cái giếng luôn đầy nước. Người dân địa phương cho rằng giếng được đào khi vua đặt chân đến đây nên được đặt tên là giếng Vua.
    Ảnh: @congphuochoang. Bãi Chệt
    Ảnh: @thanhha0204. Theo dân gian truyền lại vào thế kỷ 16 trên đường ra Phú Quốc buôn bán, giữa đoàn tàu Hà Lan và người Trung Quốc đã xảy ra một trận ác chiến, mấy hôm sau có hàng trăm xác người Trung Quốc tấp vào bãi này, từ đó người dân gọi là Bãi Chệt.
    Ảnh: @maggie.912. Hải đăng Nam Du Hải đăng Nam Du nằm trên đỉnh Hòn Lớn [Củ Tron] thuộc xã An Sơn. Đây được xem là ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam nhờ nằm ở đỉnh đồi cao hơn 300 mét so với mực nước biển.
    Ảnh: Phuc Nguyen.
    Check-in trên ngọn hải đăng. Ảnh: Pham Tuyen.
    Đứng trên ngọn hải đăng thu trọn trong tầm mắt khung cảnh tuyệt đẹp. Ảnh: Pham Tuyen. Hòn Dầu Giống với Hòn Lớn, bãi biển vẫn xanh ngắt và hàng dừa rì rào bên bờ. Hòn Dầu tương đối lớn so với các đảo khác, rừng nguyên sinh chiếm khoảng 90% diện tích. Gần bờ có rất nhiều rạn san hô đang phát triển, không đẹp như vùng nước sâu khác nhưng nước biển trong vắt và rất sạch. Một số cây dừa ngả mình hướng ra biển thoai thoải, bạn có thể nằm lên đó và đánh một giấc trưa giữa cơn gió mát rượi.
    Ảnh: @ _lana.lanhdo8_.
    Ảnh: @henry.ta.89.
    Ảnh: @tramhairstyle. Hòn Nồm
    Hòn Nồm, Nam Du. Ảnh: Fb Luong Nguyen. Là một trong 11 đảo có dân sinh sống. Hòn đảo được ông Vương Văn Kiều, cha ông Dương Văn Sáu đến khai hoang và xây dựng từ năm 1960. Toàn đảo có diện tích khoảng 10 ha nhưng chỉ có 3 ha là có thể trồng trọt, phần diện tích còn lại hoàn toàn là núi đá.
    Ảnh: Fb Hoàng Ngọc Thương Hoài. Hòn Mấu
    Ảnh: @tthanhtoann. Hòn Mấu rộng khoảng 200 ha với hơn 120 hộ dân nằm liền nhau vắt ngang qua phần thấp nhất của đảo. Hầu hết người dân trên đảo này đều làm nghề biển. Ðảo nhỏ nên vừa đặt chân lên tới đây, người dân trên đảo từ người già đến trẻ em đều biết bạn là người khác đến đảo này.
    Ảnh: @huenguyen_777. Trong số 21 hòn đảo của quần đảo này, tạo hóa có vẻ thiên vị khi ban phát cho hòn đảo nhỏ này những bãi biển tuyệt đẹp. Có đến năm bãi biển trên đảo. Trong đó, có hai bãi cát trắng mịn hiếm nơi nào có được là bãi Chướng và bãi Nam; còn lại là ba bãi đá: bãi Bắc, bãi Ðá Ðen và bãi Ðá Trắng. Bãi Nam là mặt tiền của đảo. Bãi này hầu như yên ắng quanh năm, nên tàu bè đến giao thương đều dừng lại ở mặt này. Vì thế, cư dân ở đây cũng đông hơn. Dù vậy, bãi cũng rất sạch sẽ, cát trắng mịn.
    Ảnh: @chinhkieu96. Bãi Chướng Thú vị nhất là được đắm mình trong lòng nước mát lành ở Bãi Chướng. Bãi như một cái vịnh trông như một hồ nước khổng lồ bao bọc chung quanh là những hàng dừa có trên một đời tuổi người. Bãi cát chạy dài, nước có màu xanh lam trong vắt. Ra xa hàng chục mét vẫn còn thấy đáy. Cạnh đó là hai bãi đá không chê vào đâu được. Bãi Ðá Ðen có nhiều loại đá đẹp. Phần lớn là đá có màu đen bóng nên người dân lấy đó làm tên đặt. Ðá ở bãi này muôn hình vạn trạng, nhiều màu sắc. Khi mặt trời soi xuống, đá dưới biển lấp lánh nhiều màu sắc bắt mắt. Có những viên hoa văn rất lạ. Vân đá ngoằn ngoèo xanh, đỏ như vân cẩm thạch. Từ bãi Ðá Ðen đi bộ chừng 15 phút là đến bãi Ðá Trắng. Toàn bãi chỉ duy nhất một màu trắng của đá. Những viên đá nhỏ bằng ngón tay đến bằng bàn tay nằm dọc theo bãi biển. Bãi này hầu như không có cát, chỉ có đá trắng. Ai đến hai bãi đá cũng cầm về vài hòn đá như một món quà của biển khơi. Hòn Ngang Hòn Ngang có bến cảng êm sóng nhất Nam Du nên thu hút hàng ngàn tàu thuyền, ghe xuồng và những lồng bè nuôi cá. Từ Hòn Lớn qua Hòn Ngang mất 30 phút đi đò. Hòn Ngang là trung tâm xã Nam Du. Bến tàu Hòn Ngang có hàng ngàn tàu thuyền ghe xuồng và gần 60 lồng bè nuôi cá neo đậu không theo một trật tự nào. Bờ cảng là dãy nhà sàn trên cọc tre và bê tông san sát nhau chạy dài 2km. Chỉ có một con đường nhỏ chừng 1,5m, không có bất cứ loại phương tiện giao thông nào.
    Ảnh: @sanra.san. Hòn Hai Bờ Đập
    Ảnh: To Ngoc Dinh. Hòn Hai Bờ Đập là một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Nam Du, Kiên Giang. Nơi đây được mệnh danh là “Hạ Long của phương Nam” với nhiều hòn đảo lớn nhỏ khác nhau tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp, vạn người mê. Đến với hòn Hai Bờ Đập, du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ nhưng không kém phần quyến rũ, nơi có những hàng dừa xanh thẳng tắp, làn nước trong xanh và không khí mát lạnh giúp bạn xua tan những mệt mỏi sau một tuần dài làm việc.
    Ảnh: Hoàng Phúc Trần. Hòn Sơn [Hòn Sơn Rái, Lại Sơn]
    Nằm giữa Hòn Tre và quần đảo Nam Du, cách đất liền khoảng 60km, trên nền xanh thẳm của đại dương, Hòn Sơn [hòn Sơn Rái] hiện lên như một quả núi khổng lồ. Từ năm 1983, hòn đảo duyên dáng này được mang tên là Lại Sơn, một trong 4 xã đảo thuộc huyện Kiên Hải [Kiên Giang] diện tích 11,5 kilomet vuông với hơn 2.000 hộ sinh sống. Đến Hòn Sơn, du khách mới thấy hết cảnh sắc nên thơ, sự kết hợp hài hòa giữa biển – đảo với những giá trị nhân văn gắn liền với lịch sử, văn hóa của vùng đất, nơi trập trùng sóng nước.
    Vào những ngày trời đẹp, mây quang đãng, nhìn từ xa Hòn Sơn như một viên ngọc lấp lánh với 7 đỉnh nhấp nhô trên sóng nước. Càng đến gần, màu xanh trên đảo càng cuốn hút bởi quanh đảo được bao phủ bằng những rặng dừa xanh ngút ngàn, cảnh sắc êm đềm, thơ mộng. Dọc theo bờ biển là làng chài, tàu ghe tấp nập, không khí vô cùng nhộn nhịp. Đứng từ trên bờ nhìn ra, ai cũng say mê ngắm nhìn những hòn đá to nhỏ, chồng chất lên nhau, tạo thành những dáng vẻ kỳ thú. Hấp dẫn nhất là tại bãi Thiên Tuế, gần đền Nam Hải với những tảng đá sừng sững muôn hình vạn trạng nổi lên trên những viên đá cuội, tạo cảm giác lạ lẫm. Đồi Ma Thiên Lãnh Đa số du khách đến Hòn Sơn thích khám phá đồi Ma Thiên Lãnh, nơi còn lưu giữ nhiều huyền thoại mà mỗi người dân ở đây đều biết đến. Đó là chuyện các nàng tiên thường giáng trần nơi đỉnh núi, gọi là sân tiên. Về sau, nơi đây có nhiều cây rừng, nhiều hang động thanh tịnh nên có nhiều đạo sĩ tìm đến ẩn tu. Trên đường đến Ma Thiên Lãnh hiện còn một tượng Phật lộ thiên và nhiều vết tích của người xưa ghi lại trên đá.
    Ảnh: @mrto1401.

    Những món ngon trên đảo Nam Du

    Ốc tai tượng

    Khi đến Nam Du không biết ăn gì thì hải sản sẽ là một lựa chọn lý tượng và bạn có thể chọn ốc tai tượng, một trong những loại ốc với hình dạng độc đáo, kích thước lớn và thường sống ở các kẽ đá dưới biển. Với loại ốc này, bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: luộc, hấp, nấu cháo, ăn sống… Dù được chế biến thành nhiều món mang hương vị khác nhau nhưng thịt ốc vẫn giữ được độ ngọt, khi ăn sẽ có độ giòn sần sật. Địa chỉ bán: Vựa hải sản Hiền Hậu – Đảo Nam Du, Huyện Kiên Hải, Kiên Giang Chả cá
    Với nguồn hải sản phong phú tại đảo Nam Du, người dân nơi đây đã tận dụng chế biến thành đủ loại chả cá thơm ngon, hấp dẫn để thuận tiện cho khách có thể mua về làm quà tặng người thân, bạn bè. Chả được làm từ thịt các loại cá tươi xay nhuyễn, trộn với gia vị, rồi chiên lên vàng ươm và tỏa mùi thơm phức. Thực khách có thể dùng chả cá tươi Nam Du để hấp, xào hay ăn chung với lẩu… theo sở thích. Chả cá dai dai, khi ăn sẽ có vị thơm của phần thịt cá tươi. Bạn có thể ăn chả cá cùng bún hoặc cơm theo sở thích. Địa chỉ bán: Quán Hoa Hoàng – Nam Du Cá chình
    Cá chình là một loài hải sản quý với phần thịt thơm béo và có giá trị dinh dưỡng rất cao. Chính vì vậy nên những món ăn chế biến từ loại cá này được rất nhiều thực khách yêu thích và trở thành một trong những món ăn đặc sản Nam Du nổi tiếng nhất. Cá chình khi nướng chung với riềng mẻ, hương vị vốn đã đặc biệt của cá chình Nam Du càng thêm phần hấp dẫn khiến bao thực khách nhớ mãi. Địa chỉ quán: Quán Năm Nương – Đảo Nam Du, Huyện Kiên Hải, Kiên Giang Cá xanh xương nướng bẹ chuối
    Cá xanh xương còn có tên là cá nhái, một loài cá biển, thân tròn và dài, mỏ nhọn giống như cá lìm kìm. Con to có thể dài cả thước và nặng 2-3 kg. Gọi là cá xanh xương vì da cá có màu xanh, khi nhìn vào thấy xương cá hiện lên màu xanh xanh. Người ta chọn những con cá thật tươi từ biển mới mang về, cạo rửa sạch nhớt rồi dùng bẹ chuối xiêm ốp lại, quấn dây thật kỹ. Sau đó chất củi lên nướng cho đến khi nào bẹ chuối bị héo, khô là cá chín. Khi ăn, mở bẹ chuối ra, thịt cá nứt da, dậy mùi thơm lừng, dễ dàng chinh phục bất kỳ dân đất liền sành ăn từ Nam chí Bắc. Thịt cá không chỉ ngọt mà còn dai dai, cuốn với bánh tráng ăn kèm với rau rừng như lá cách, lá lớp, đinh lăng, cải trời, đọt bứa… tạo nên một bản sắc riêng của vùng biển đảo, ít nơi nào có được. Địa chỉ quán: Quán Năm Nương – Đảo Nam Du, Huyện Kiên Hải, Kiên Giang Sò điệp nướng mỡ hành
    Sò điệp là một loại hải sản quen thuộc với phần cùi thịt trắng ngà thơm ngon mà không dai, thích hợp cho cả xào lẫn rang và là một trong những loại nguyên liệu thực phẩm để chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng như: sò điệp rang muối tiêu, sò điệp nướng mỡ hành, sò điệp hấp cuộn miến. Địa chỉ quán: Quán Năm Nương – Đảo Nam Du, Huyện Kiên Hải, Kiên Giang Quán ăn Quang Nhi – An Sơn, Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang Mực trứng hấp gừng
    Mực trứng được đánh bắt trong mùa sinh sản nên trong bụng chứa nhiều trứng, số lượng con mực có trứng chiếm đến trên 70%. Theo chuyên gia, mực trứng là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Mực trứng là loại thực phẩm dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon nên rất được ưa chuộng. Mực trứng có thể làm món mực trứng chiên ớt, chiên xù xốt thơm, chiên bơ, nướng tương ớt hoặc sa tế… nhưng nổi bật nhất vẫn là mực trứng hấp gừng vì mùi vị ngọt của mực không bị mất mà dễ thực hiện, ăn lại không ngán. Địa chỉ quán: Quán Hoa Hoàng – Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang Quán Năm Nương – Đảo Nam Du, Huyện Kiên Hải, Kiên Giang Quán ăn Quang Nhi – An Sơn, Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang Canh chua cá bớp
    Vùng biển phía Tây của Kiên Giang khá nổi tiếng với nghề nuôi cá bớp lồng bé. Đây là loài cá có thân hình thoi dài, màu đen trông khá giống cá lóc. Canh chua cá bớp vùng biển phía Tây này không giống canh chua ở đất liền. Canh chua cá bớp ở đây nấu với me tươi hoặc me muối chung với sả bằm và nghệ giã nhỏ. Để món ăn thêm phần hấp dẫn, người ta cho măng tươi hoặc măng chua vào. Địa chỉ quán: Quán Năm Nương – Đảo Nam Du, Huyện Kiên Hải, Kiên Giang Khô cá
    Phương thức phơi khô là một cách giữ thực phẩm cổ nhất của nhân loại. Khô cá có thể để hằng năm mà không bị hư. Cách thức phơi khô khá thô sơ nhưng hữu hiệu, thường được ngư dân áp dụng để giữ các mẻ cá đánh về nếu không tiêu thụ kịp. Khô cá cũng có ưu điểm là dễ chuyên chở hơn là cá tươi. Ở Nam Du mọi loại khô trên quần đảo Nam Du được người dân làm từ những con cá còn tươi nguyên và là một đặc sản khá thú vị với khách du lịch. Địa chỉ bán: Cầu cảng Bãi Chệt Ốc mắt ngọc nướng
    Ốc mặt trăng còn gọi là ốc mắt ngọc. Thịt ốc giòn, ngọt tựa ốc hương. Ốc mắt ngọc cũng được chế biến thành nhiều món hấp, luộc, xào… nhưng nổi bật và đơn giản nhất là nướng. Trên đảo, nhiều người thường sẽ nướng chay [không ướp với gia vị] rồi ăn kèm với muối tiêu chanh, có nơi còn nướng kèm bơ tạo vị béo ngậy. Địa chỉ quán: Quán Năm Nương – Đảo Nam Du, Huyện Kiên Hải, Kiên Giang Cháo nhum
    Nhum hay còn gọi là con cầu gai. Nhum thường bị nghĩ là loài hải sản không ăn được vì vẻ bên ngoài xấu xí, sần sùi nhưng ít ai biết được đây là một sản vật đặc trưng của quần đảo Nam Du. Món cháo nhum có cách chế biến không mấy cầu kỳ, bán nhiều trên đảo. Nhiều tour lặn ngắm san hô cũng mang món ăn lên tàu phục vụ khách. Cháo có vị ngọt dịu, phảng phất mùi của thịt nhum, đủ ấm bụng cho một bữa ăn nhẹ vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Địa chỉ quán: Quán Năm Nương – Đảo Nam Du, Huyện Kiên Hải, Kiên Giang Hàu nướng mỡ hành
    Vốn được biết tới như một món ăn sang trọng nhưng hàu đá ở Nam Du sẽ khiến bạn bất ngờ bởi giá cả phải chăng, cùng cách ngư dân đánh bắt. Nếu có dịp may mắn đi theo và quan sát, bạn sẽ thấy người dân đợi lúc thủy triều xuống, bồi khô chân những tảng đá ven bờ rồi đốt lửa đến lúc vỏ hàu bật ra. Hàu có thể ăn sống hoặc nướng mỡ hành đều ngon, không thể thiếu chén muối tiêu chanh ăn kèm.

    Nam đủ nên đi vào tháng mấy?

    Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11. Trong đó, từ tháng 1 đến tháng 3 là thời điểm mà đảo Nam Du đón nhiều du khách nhất bởi đây là lúc biển dịu êm, hiền hòa, thời tiết mát mẻ vô cùng. Tha hồ tắm mát, vui chơi mà không lo phải trú mưa.

    Du lịch Nam Du cần bao nhiêu tiền?

    Như vậy mức chi phí du lịch Nam Du sẽ dao động từ 5.000.000 - 6.000.000 VNĐ/người. Chi phí di chuyển sẽ chiếm một khoảng tiền lớn nên bạn có thể cân nhắc lựa chọn sao cho tiết kiệm nhất. Nếu đi du lịch đông người thì có thể tiết kiệm thêm được nhiều khoản khác nữa nha.

    Đi Nam Du mất bao lâu?

    Theo cẩm nang lựa chọn phương tiện di chuyển đi Nam Du, nếu bạn đi bằng xe khách thì thời gian trung bình sẽ mất khoảng 5 - 6 tiếng đồng hồ với mức giá vé tham khảo từ 160.000 VND - 180.000 VND/lượt tùy vào loại ghế và hãng xe.

    Từ Sài Gòn đi Nam Du bao nhiêu tiếng?

    Thời gian xe chạy khoảng 56 tiếng, nếu bạn có vé trên tay rồi thì có mặt trước giờ lên xe 15 phút. nếu đặt vé mà chưa lấy vé thì có mặt trước giờ lên xe 1 tiếng nhé. Nếu xuất phát từ TPHCM thì nên đi những chuyến khoảng 23h0h.

Chủ Đề