Du học trong bối cảnh hiện nay nên hay không nên

Đại dịch COVID-19 gây ra khó khăn cho cuộc sống của cả cha mẹ và trẻ em. Việc quay trở lại trường học là một động thái quan trọng và hy vọng sẽ được hoanh nghênh, song trong đầu bạn và trẻ chắc hẳn sẽ dấy lên nhiều câu hỏi. Sau đây là những thông tin mới nhất về tình hình sắp tới và những gì bạn có thể làm để hỗ trợ các em học sinh.

Trường học sẽ mở cửa trở lại khi nào và như thế nào?

Chúng ta đang dần thấy số lượng trẻ em quay trở lại trường học tăng lên. Hơn 1 tỷ học sinh vẫn chưa được đi học trở lại do trường học đóng cửa phòng dịch tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên, 105 trong tổng số 134 quốc gia yêu cầu trường học đóng cửa [78%] đã quyết định ngày mở cửa lại trường học. 59 trong 105 quốc gia này đã hoặc có kế hoạch sớm mở cửa lại trường học. [Tính đến cuối tháng 8 năm 2020]

Trước tình hình khó khăn và phân hóa trên toàn cầu, mỗi quốc gia đang ở một giai đoạn khác nhau xét về cách thức và thời điểm dự kiến mở cửa lại trường học. Những quyết định này sẽ thường được đưa ra bởi chính quyền cấp trung ương hoặc cấp tiểu bang sau khi thảo luận với chính quyền địa phương. Sau khi quyết định có mở cửa lại trường học hay không, các chính quyền cần cân nhắc những lợi ích và nguy cơ về mặt giáo dục, y tế công cộng và kinh tế - xã hội trong bối cảnh địa phương. Lợi ích tốt nhất của trẻ em cần được đặt làm trung tâm khi đưa ra những quyết định này trên cơ sở những bằng chứng tốt nhất hiện có. Song việc mở cửa lại sẽ được thực hiện cụ thể như thế nào thì mỗi trường mỗi khác.

Việc đi học trở lại có an toàn cho con tôi không?

Quyết định về các biện pháp phòng, chống dịch trong trường cũng như đóng cửa hay mở cửa trường học cần nhất quán với quyết định về các biện pháp giãn cách và y tế công cộng khác trong cộng đồng. Nhìn chung, việc mở cửa trường học ở các quốc gia không phải là quyết định độc lập, mà là một phần trong nhiều động thái nhằm dần mở cửa lại đất nước, bao gồm mở cửa các nhà máy, phương tiện công cộng và cơ sở kinh doanh.

Nhà trường cần lập kế hoạch từ trước và xác định những biện pháp cần bổ sung nhằm đảm bảo an toàn học sinh, giáo viên và cán bộ nhân viên khi họ quay trở lại và khi cộng đồng cảm thấy tự tin với việc cho trẻ quay trở lại trường học.

Chắc chắn việc đi học trở lại ở thời điểm hiện tại sẽ không giống như những gì bạn và con bạn quen thuộc trước đây.  Có thể trường học sẽ chỉ mở cửa một thời gian, sau đó lại đóng cửa tạm thời theo quyết định của chính quyền địa phương tùy vào bối cảnh cụ thể.  Trước tình hình diễn biến khó lường, các chính quyền sẽ cần linh hoạt và sẵn sàng thích ứng để đảm bảo an toàn cho mọi trẻ em.

Trường học cần triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 nào?

Việc mở cửa lại trường học cần tuân thủ công tác phòng, chống dịch COVID-19 chung của ngành y tế nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, cán bộ nhân viên, giáo viên và gia đình. Một số biện pháp thiết thực mà nhà trường có thể triển khai bao gồm:

  • Sắp xếp xen kẽ giờ đến trường và tan học
  • Sắp xếp xen kẽ giờ ăn
  • Tổ chức lớp học trong các không gian tạm thời hoặc ngoài trời
  • Sắp xếp lịch học theo ca, giảm sĩ số lớp

Nước sạch và công trình vệ sinh sẽ góp phần quan trọng vào việc mở cửa lại trường học an toàn. Cán bộ quản lý cần phân tích những điểm cần cải thiện về biện pháp vệ sinh trong trường học, bao gồm thực hành rửa tay, thói quen khi gặp các vấn đề hô hấp [chẳng hạn, che miệng khi ho và hắt hơi bằng khuỷu tay], biện pháp giãn cách, quy trình vệ sinh cơ sở vật chất và thực hành chế biến thực phẩm an toàn.  Cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường cần được tập huấn về giãn cách an toàn và thực hành vệ sinh.

Tôi cần đặt những câu hỏi nào cho giáo viên của con tôi hoặc cán bộ quản lý nhà trường?

Trong thời điểm nhiều lo lắng và xáo trộn như hiện nay, việc bạn có nhiều thắc mắc là điều hết sức bình thường. Một số câu hỏi hữu ích bạn có thể đặt ra bao gồm:

  • Nhà trường đã áp dụng những biện pháp gì để đảm bảo an toàn cho học sinh?
  • Nhà trường sẽ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh và chống kì thị đối với những người từng bị ốm như thế nào?
  • Nhà trường sẽ chuyển gửi học sinh đến các cơ sở hỗ trợ chuyên môn như thế nào trong trường hợp có trẻ cần được hỗ trợ?
  • Có chính sách nào của nhà trường về bảo vệ trẻ em và bắt nạt học đường sẽ thay đổi sau khi trường học mở cửa trở lại hay không?
  • Tôi có thể hỗ trợ nhà trường như thế nào trong việc đảm bảo an toàn cho học sinh, bao gồm thông qua hội phụ huynh và giáo việc hoặc các mạng lưới khác?

Tôi cần làm gì nếu con tôi không theo kịp với lớp?

Học sinh trên toàn thế giới đã thể hiện sự hiếu học của mình. Các em vẫn kiên trì học bài tại nhà dù trong hoàn cảnh khó khăn với sự hỗ trợ của đội ngũ giáo viên và cha mẹ tâm huyết.

Tuy nhiên, nhiều em sẽ cần thêm hỗ trợ để có thể theo kịp bài học khi trường học mở cửa trở lại.

Nhiều trường đang lập kế hoạch tổ chức các lớp bổ túc để giúp học sinh bắt kịp với tiến độ chương trình. Điển hình như mở các khóa ôn tập hoặc phụ đạo vào đầu năm học mới, tổ chức chương trình học thêm sau giờ học chính khóa hoặc giao thêm bài tập về nhà. Vì có khả năng nhiều trường sẽ không mở cửa hoàn toàn hoặc mở cửa cho tất cả các khối lớp, nhà trường có thể triển khai các mô hình học tập kết hợp giữa học trên lớp và học từ xa [tự học thông qua bài tập về nhà, học thông qua các chương trình phát thanh, truyền hình hoặc học trực tuyến].

Hỗ trợ thêm cho con bạn tại nhà bằng cách xây dựng lịch sinh hoạt xoay quanh lịch lên lớp và làm bài tập. Điều này có thể giúp ích trong trường hợp trẻ cảm thấy bồn chồn và khó tập trung.

Bạn có thể liên hệ với giáo viên của con hoặc nhà trường khi có thắc mắc và để cập nhật thông tin. Trao đổi với nhà trường về những thách thức đặc thù mà con bạn đang gặp phải, chẳng hạn như cảm thấy mất mát vì người thân qua đời hoặc lo lắng hơn trước tình hình đại dịch.

Tôi cần làm gì nếu con tôi gặp khó khăn trong việc quay trở lại “trạng thái học tập”?

Hãy nhớ rằng cách con bạn đối mặt với những căng thẳng do cuộc khủng hoảng kéo dài này gây ra sẽ khác với bạn. Tạo một môi trường hỗ trợ và khích lệ cho trẻ, đồng thời phản ứng tích cực trước những câu hỏi và biểu hiện cảm xúc của trẻ. Thể hiện sự ủng hộ và cho trẻ biết rằng trẻ có quyền cảm thấy bực bội hoặc lo âu vào những thời điểm như thế này, và đây là một chuyện hết sức bình thường.

Giúp con tuân thủ lịch sinh hoạt và vừa học, vừa chơi bằng cách lồng ghép bài học vào các hoạt động thường nhật như nấu ăn, đọc sách hoặc chơi trò chơi cùng cả nhà. Một phương án khác là tham gia một nhóm cha mẹ hoặc cộng đồng nào đó để kết nối với những cha mẹ khác cùng hoàn cảnh, từ đó chia sẻ bí quyết và hỗ trợ lẫn nhau.

UNICEF đang hợp tác với các chính phủ để hỗ trợ họ trong việc đưa ra các quyết định này. Chúng tôi đã hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới, UNESCO và Ngân hàng Thế giới để xuất bản các hướng dẫn mới về việc mở cửa trở lại trường học, có sẵn ở đây bằng tiếng Ả Rập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Các hướng dẫn này đặt ra các câu hỏi cần được trả lời và các bước cần thực hiện trước, trong và sau khi trường học mở cửa trở lại, để bảo vệ sự an toàn của học sinh, giáo viên, nhân viên khác và các gia đình.

Bài báo này ban đầu được xuất bản vào ngày 3 tháng 6 năm 2020. Nó được cập nhật lần cuối vào ngày 24 tháng 8 năm 2020.

4 tháng 9 2021

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Thêm một năm học nữa học sinh, sinh viên Việt Nam phải khai trường trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn chưa lui

Năm học mới 2021-2022 sẽ rất khó khăn và việc học online là không hề dễ dàng cho cả thầy cô lẫn học trò, đó là nhận xét chung tại một hội luận chuyên đề của BBC News Tiếng Việt.

Tại cuộc hội luận chuyên đề về giáo dục Việt Nam trước thềm năm học 2021-2022 trong bối cảnh nhiều địa phương đang phải phong tỏa, giãn cách để đối phó với đại dịch Covid-19, nhà giáo Đỗ Việt Khoa, giáo viên phổ thông từ Hà Nội bình luận:

"Do ảnh hưởng của dịch nên việc dạy và học rất khó khăn. Chuyện học trực tuyến [online] là không hề dễ dàng đối với thầy và trò, một số môn học online không thể thay thế được hoàn toàn."

Khó khăn với người học

Để đảm bảo việc học online, người học cần có những thiết bị cơ bản như đường truyền internet, máy tính hoặc điện thoại thông minh có khả năng kết nối mạng internet.

Giáo dục Việt Nam sẽ 'chung sống' thế nào với Covid-19 trong năm học mới?

Giáo dục VN: Kỳ vọng gì với tân Bộ trưởng trước thềm năm học mới?

Đâu là những việc cần làm ngay của tân Bộ trưởng Giáo dục VN?

Vì sao VN cần giáo dục khai phóng và cải cách đại học?

Trang chuyên đề giáo dục của BBC News Tiếng Việt

Tuy nhiên, đây cũng là một trong những trở ngại lớn nhất trong việc học online đối với học sinh, sinh viên.

Từ thực tế tại địa phương nơi đang sinh sống và dạy học, nhà giáo Đỗ Việt Khoa chia sẻ:

"Khó khăn lớn nhất của địa phương nông thôn huyện Thường Tín và các vùng xa của Hà Nội là nhiều gia đình còn khó khăn trong việc mua sắm trang thiết bị học online cho các cháu như là máy tính để bàn, hay laptop, kể cả điện thoại di động để học thôi cũng rất là khó.

"Gia đình nào có cả bố mẹ là giáo viên mà lại cả hai con đều đi học thì phải có tới 4 cái máy tính là chuyện không thể có được, rất khó."

Cùng chia sẻ với khó khăn về mặt tài chính của người học online, tiến sỹ Vũ Thị Phương Anh, nhà nghiên cứu giáo dục từ Sài Gòn bình luận:

"Tôi biết là rất nhiều sinh viên rất khó khăn, nhất là những SV mà không chỉ SV ở tỉnh, ở trọ đâu mà là SV con nhà lao động nữa thì tôi nghĩ là các em không có mạng [internet] ở nhà.

"Và các em phải mua những gói dữ liệu để mà sử dụng nhưng mà những gói đó cũng có giới hạn và tốn tiền cho nên là các em rất khó khăn."

"Đối với học sinh phổ thông, nhất là với người lao động hoặc người ít học hoặc người già thì làm sao có thể hỗ trợ các em học để mà vừa hiệu quả vừa ổn thỏa, tức là cả nhà có khi chỉ có một cái điện thoại thông minh thôi thì hai đứa con đi học thì một đứa học một đứa nghỉ tại vì giờ học là như nhau."

Cùng tham gia hội luận từ Hà Nội, PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh, nhà nghiên cứu và là giảng viên đại học nêu ra một khó khăn khác đối với việc học online từ nhà là cần một không gian riêng để tránh ảnh hưởng đến người khác.

"Chỉ riêng việc sắp chỗ ngồi để các bên không làm phiền lẫn nhau trong một nhà nếu như nhà không có điều kiện để có phòng riêng thì đã là một chuyện hết sức là khó khăn", bà Ánh nói.

Nhà nghiên cứu này cũng chỉ ra những khó khăn khác với người học online cấp phổ thông:

"Đó là việc quản lý học sinh học online với những cháu nhỏ thì bắt buộc phải có một người lớn tuổi và lại phải am hiểu về các thiết bị thì mới có thể giúp được cháu.

"Những gia đình mà bố mẹ vẫn phải đi làm, như vậy việc giao con cho người giúp việc chẳng hạn thì cái việc ấy cũng rất là bất khả.

"Cho nên là tôi cảm thấy với học sinh phổ thông thì đúng nó là một cái khó khăn vô cùng to lớn."

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Trang bị đủ thiết bị dạy và học online là một thách thức không nhỏ cho giáo dục thời dịch Covid-19

Với vai trò là giảng viên đại học, từ kinh nghiệm giảng dạy online của bản thân, tiến sỹ Nguyễn Hoàng Ánh chia sẻ khó khăn trong việc dạy học online là xác định đúng danh tính sinh viên.

"Tại vì nếu đã từng học offline với nhau rồi thì giảng viên và sinh viên có thể biết mặt nhau. Do đó, khi đăng nhập học online thì vẫn có thể nhìn thấy mặt nhau.

"Nhưng đây là cả một kỳ chúng ta dạy online, ta đâu có biết mặt nhau đâu thì bây giờ ta chỉ biết là có một người đăng nhập vào account [tài khoản, danh khoản online] như thế và người đó có điểm danh ở trên lớp của mình, có điểm danh ở trên phòng thi của mình.

"Nhưng mà đấy có phải là người sinh viên [SV] thực sự của nhà trường hay không thì mình lại không biết."

Và điều này, theo bà Ánh, dẫn tới khi tổ chức thi giảng viên dạy online phải làm thêm một quy trình nữa "vô cùng cồng kềnh, phức tạp, mất thời giờ, căng thẳng và nó cũng có nhiều rủi ro".

"Tức là chúng bắt buộc phải bắt SV chụp ảnh cùng với thẻ SV và sau đó lại gửi vào mạng để cho giảng viên kiểm tra trước rồi mới có thể bắt đầu cho thi", giảng viên Hoàng Ánh nói.

"Nhưng thực tế chúng ta phải nói thẳng thắn là sau khi chụp hình cùng với cái thẻ SV nó gửi xong đúng rồi thì người khác ngồi làm bài hay không thì mình cũng không biết được."

Là giảng viên dạy ngoại ngữ ở cấp đại học, TS. Vũ Thị Phương Anh có cùng chia sẻ khi dạy học online: "tôi cảm thấy vô cùng khó khăn".

"Trước đây, khi mà vẫn còn có quyền đến trường, đến nơi làm việc thì giảng viên [GV] đến trường bởi vì hệ thống mạng của trường mạnh hơn và máy móc cũng tốt hơn thì GV có thể đến trường để phát những bài giảng của mình.

"Còn bây giờ thì GV cũng phải ở nhà. Thì mỗi người GV mà có điều kiện cũng đã cố gắng trang bị cho mình thêm, tức là tăng thêm đường mạng hoặc máy móc tương đối."

Tuy vậy, khó khăn về mặt tài chính và trang thiết bị online không chỉ với người học mà còn với cả người dạy học, bà Phương Anh lý giải:

"Kể cả họp, họp với những người lớn, những người có trách nhiệm quản lý và tôi vẫn thấy thường xuyên rơi vào tình trạng là đang nói thì nó bị ngưng lại hoặc bị rớt hoặc bị đá ra.

"Ngay cả họp với cấp quản lý tôi đã thấy là nó không có được ổn cho bằng trước đây chúng ta gặp mặt thì bây giờ nếu mà triển khai hoàn toàn dạy online tôi cảm thấy vô cùng khó khăn."

Giải pháp thế nào?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Hàng triệu học sinh, sinh viên tại Việt Nam và đội ngũ giáo chức đang chờ những giải pháp cho giáo dục, dạy và học hiệu quả, hợp lý thời Covid-19

Một trong những thách thức lớn với các trường khi triển khai dạy học online là việc quản lý người học thông qua account [tài khoản online].

Điều này, theo PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh nhận định là các trường công ở ngoài miền Bắc Việt Nam chưa triển khai triệt để. Bà phân tích:

"Sinh viên của các trường công ở ngoài này thì hiếm khi dùng cái đuôi mà SV có của trường, ví dụ như là vnu.edu.vn thì nó mới được coi là một account [tài khoản, danh khoản online] hợp pháp.

"Nhưng thực tế SV dùng đủ hết và hầu hết là dùng gmail.

"Cái đó thứ nhất nó ko chuyên nghiệp lắm và thứ hai nó làm cho nhà trường không quản lý được chắc chắn. Cái đó nó sẽ không hiệu quả trong việc quản lý theo kiểu 4.0 được."

Theo nhà giáo Nguyễn Hoàng Ánh, việc dạy học online gây ra một thách thức khác trong khâu kiểm định chất lượng giáo dục, đó là việc lấy 'chữ ký tươi' trong các bài thi. Bà Ánh nói:

"Bài thi chúng tôi thu thì bắt buộc phải có chữ ký tươi của cả học sinh và giảng viên thì mới được tính là đầy đủ để mà nộp vào cho việc đánh giá chất lượng. Nhưng nay [online] thì lấy đâu ra chữ ký tươi cơ chứ."

Với việc lấy chữ ký thi như vậy, TS. Vũ Thị Phương Anh, giảng dạy đại học tại Sài Gòn, nhận định rằng: "Ở TP HCM người ta đã thoáng hơn với chuyện này rồi".

Ngoài công tác giảng dạy, với kinh nghiệm nhiều năm là chuyên gia kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam, bà Phương Anh cũng thẳng thắn thừa nhận rằng:

"Khi mà kiểm định chất lượng theo kiểu các quy định hiện nay thì đúng là rồi đến lúc đó cũng sẽ phải đi thu thập lại các chữ ký. Nhưng mà người ta sẽ làm sau, còn hiện nay thì qua email đã là đủ."

Việc áp dụng chính sách phong tỏa - giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 tại một số tỉnh thành như hiện nay cùng với thực trạng dịch có thể còn kéo dài nên việc học online có lẽ sẽ còn tiếp diễn, PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh nêu lên hai thách thức cấp thiết cho giáo dục Việt Nam hiện nay là:

"Một là chúng ta phải làm thế nào để đảm bảo cho các SV của chúng ta không bị đói,

"Hai là có khả năng tham gia học tập được.

"Bởi vì chính sách của VN là phổ cập giáo dục thì không có lý do gì lại làm cho người ta không thể tham gia được giáo dục chỉ vì một yếu tố khách quan mà rõ ràng sẽ còn kéo rất dài như thế này."

Cùng trăn trở về những khó khăn với học sinh và giáo viên trong thời gian phong tỏa và giãn cách xã hội, TS. Vũ Thị Phương Anh chia sẻ:

"Tôi nghĩ hiện nay có lẽ là ở Sài Gòn có rất là nhiều kể cả học sinh lẫn SV có lẽ là đang bị đói rồi.

"Vì 3-4 tháng nay, có thể nửa năm nay là không có thu nhập ổn định, thậm chí không có thu nhập.

"Và giáo viên mầm non hiện nay tôi được biết là rất là khó khăn bởi vì lương đã thấp mà rồi cả năm nay không có học sinh đến trường."

Khó khăn với người học và người dạy học là như vậy, nguyên do chính theo PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh là: "cách tổ chức giáo dục của VN từ trước đến giờ không phải là để dạy online".

Do đó, tại hội luận chuyên đề về giáo dục của BBC News Tiếng Việt hôm 02/09/2021, các nhà làm giáo dục đã đưa ra các giải pháp lâu dài cho ngành giáo dục Việt Nam.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Giáo dục, dạy và học tại Việt Nam có thể sẽ không bao giờ quay trở lại như cũ nữa sau thời Covid, theo một số ý kiến nhà giáo nói với BBC

Theo TS. Vũ Thị Phương Anh, "điều dành cho giáo dục phổ thông là công bằng trong giáo dục".

"Tôi nghĩ là ngay ở Sài Gòn là nơi có rất nhiều người lao động, dân nhập cư đồng thời cũng có những đại gia thì tôi cho là tôi nhìn thấy hàng ngày sự bất bình đẳng trong giáo dục rất là lớn", bà Phương Anh nói.

Tứ góc độ quản lý, thầy giáo Đỗ Việt Khoa cho rằng: "Mọi giải pháp cho giáo dục VN có lẽ tốt nhất đó là nhắm vào đội ngũ quản lý nhà giáo, đội ngũ giáo viên."

"Bởi vì bản chất của giáo dục phải là vì con người. Không thể có chuyện mượn cớ anh là quản lý giáo dục để anh biến phụ huynh học sinh thành chỗ để kiếm tiền rồi lừa đảo phụ huynh học sinh..."

'Biến khó khăn thành cơ hội đổi mới thực sự'

Cùng góc nhìn vấn đề giáo dục phải từ con người, PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh đề xuất giáo dục Việt Nam "hãy tôn trọng tự do học thuật". Bà phân tích:

"Một khi tự do học thuật, một khi mà cái tư duy phản biện, đó là những cái cốt yếu của con người trí thức không được tôn trọng mà chúng ta cứ bị buộc phải nghe lời cấp trên dù rằng là có khoa học hay không khoa học chúng ta cũng phải chấp nhận.

"Thế thì nếu tư tưởng như vậy được áp dụng vào đội ngũ giảng dạy vào nền giáo dục thì chúng ta không thể cho ra được những sản phẩm tốt.

"Và khi chúng ta không cho ra được những sản phẩm tốt thì mỗi một lần chúng ta gặp hoàn cảnh nguy nan nào như bây giờ thì chúng ta sẽ vô cùng lúng túng, chúng ta sẽ thiệt hại rất là nhiều."

"Vì rằng những biện pháp quản lý nó lúng túng, không có kịp xoay chiều cho nên tôi mong rằng là nếu muốn chuẩn bị một lực lượng nhân sự tốt cho một đất nước có thể phát triển bền vững không chỉ trong thời bình mà trong cả những thời gian gian khó như thế này thì chúng ta cần phải tôn trọng khoa học, cần phải tôn trọng tư duy phản biện và cần phải tôn trọng tự do học thuật.

"Có như vậy chúng ta mới có được một nền giáo dục đúng cách và chuẩn bị cho một tương lai của một đất nước được tốt đẹp hơn."

Nguồn hình ảnh, Chau Doan/Getty

Chụp lại hình ảnh,

Nếu xử lý hợp lý, giáo dục Việt Nam hoàn toàn có thể chuyển đổi thách thức thành cơ hội đổi mới, theo ý kiến từ giới quan sát tại Việt Nam

Gửi ý kiến cho BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn sau khi theo dõi các trao đổi tại cuộc hội luận Bàn tròn Thứ Năm, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Mạc Văn Trang, nhà tâm lý học giáo dục từng có nhiều năm làm việc tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, bình luận thêm:

"Phải thừa nhận năm học mới này với Việt Nam chồng chất khó khăn: nhiều nơi vẫn thực hiện giãn cách, kinh tế sa sút đời sống người lao động rất khó khăn; Toàn hệ thống xã hội trong đó có giáo dục bị rệu rã…. Chỉ có may mắn là 80 phần trăm dân Việt Nam tiếp cận tốt hệ thống internet, thuận lợi cho việc học online.

"Theo tôi các giải pháp hiện nay ngành giáo dục đang áp dụng theo tôi là phù hợp. Chỉ có điều đừng tham quá, phải hết sức tình giản về nội dung dạy và học, không thể tham lam ôm đồm như lúc bình thường trước đây được.

"Và cũng nhân cơ hội này, tôi nghĩ ngành giáo dục Việt Nam và mỗi giáo viên trong các môn học hãy suy nghĩ tinh giản bớt nội dung, tập trung vào những gì là cơ bản nhất. Loại bỏ bớt ôm đồm trước đây đi.

"Điểm thứ hai là phải chuyển từ giảng dạy truyền thụ một chiều sang hướng dẫn học sinh tự học ngay từ lớp một. Phải huấn luyện cho học sinh biết phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tự trình bày vấn đề một cách độc lập, chủ động, sáng tạo.

"Và cuối cùng, điểm thứ ba theo tôi là nhân cơ hội này hướng dẫn học sinh học nhóm, thảo luận forum với nhau để cùng làm một đề tài, game [trò chơi] nghiên cứu một vấn đề, có sự phân công hợp tác. Đó hoàn toàn có thể là trong cái rủi, cái khó nảy ra cái khôn!"

Video liên quan

Chủ Đề