Dự báo thị trường bán lẻ Việt Nam

Thị trường bán lẻ vẫn đầy tiềm năng

Hai năm 2020 và 2021 là khoảng thời gian các doanh nghiệp ngành bán lẻ phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách không chỉ do sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng mà còn về nhân sự, vận hành kho bãi lẫn việc cung ứng hàng hóa. Tuy vậy, theo các chuyên gia, lợi nhuận từ mảng bán lẻ của doanh nghiệp năm 2021 có những thời điểm đã tăng đột biến nhờ các doanh nghiệp biết tiết kiệm chi phí hoạt động.

Tại TP.HCM, đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 đã khiến chuỗi cung ứng hàng hoá chịu nhiều biến động tiêu cực, có những thời điểm đứt gãy, doanh nghiệp bán lẻ đã nhanh chóng đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ vào vận hành, kinh doanh, dịch vụ giao hàng… để đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu của khách. Để chuyển mình với xu hướng số hoá, hệ thống MM Mega Market Việt Nam [MM] đã bắt đầu triển khai chiến lược phát triển bán hàng đa kênh, cùng với đó là hoàn thiện giải pháp bán hàng trực tuyến với 3 hình thức là website MM Click & Get; Zalo và Telesales. Hệ thống này còn chuẩn bị ra mắt MMPro - website mua sắm trực tuyến dành cho khách hàng chuyên nghiệp với giá sản phẩm và giải pháp được thiết kế cho từng khách hàng chuyên biệt. Tương tự, Liên hiệp HTX Thương mại TP. HCM [Saigon Co.op], AEON, LOTTE Mart… cũng đẩy mạnh bán hàng qua điện thoại, Zalo, app và các đối tác thương mại điện tử.

Về dài hạn, Việt Nam vẫn là một thị trường bán lẻ đầy tiềm năng

Nói về phương án thích ứng mới với bán lẻ của doanh nghiệp mình, ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Saigon Co.op cho biết, hệ thống gần 1.000 điểm bán thuộc Saigon Co.op tiếp tục đẩy mạnh phát triển các loại hình thương mại hiện đại, các kênh phân phối tiên tiến đối với tiêu thụ hàng Việt, đảm bảo phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới như: online, e-commerce, thanh toán không tiền mặt, thanh toán không tiếp xúc...

"Các hệ thống bán lẻ chỉ phát triển theo mô hình cửa hàng, siêu thị nhỏ cũng là xu hướng tất yếu của thị trường bởi người tiêu dùng ngày một quan tâm đến sự tiện lợi, thêm vào đó là tránh nơi tập trung đông người do ảnh hưởng dịch Covid-19. Thay vì tập trung phát triển cửa hàng vật lý, Saigon Co.op tập trung cải tiến, hoàn thiện kênh bán hàng online và hệ thống chuỗi cung ứng", ông Đức khẳng định.

Theo nhận định của các doanh nghiệp bán lẻ, trong năm 2022, xu hướng hiện đại hóa kênh bán hàng truyền thống, thay đổi mô hình mua nhanh bán gọn sẽ ngày càng phát triển. Một xu hướng nữa là chiến lược bán lẻ đặt khách hàng cá nhân lên hàng đầu. Các nhà bán lẻ tối ưu hóa trải nghiệm để giữ chân khách hàng và áp dụng nhiều chỉ số đánh giá quá trình bán hàng sẽ có được lợi thế tốt hơn để chiếm lĩnh thị trường. Trong khi đó, các nhà bán lẻ ngoại tiếp tục kiên định với chiến lược phát triển bền vững và gắn bó lâu dài tại Việt Nam. Bên cạnh mở thêm điểm bán rộng khắp, họ tiếp tục đầu tư vào thương mại điện tử, kỹ thuật số nhằm nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

Đại diện hệ thống bán lẻ MM cho biết, sẽ tiếp tục đầu tư và phát triển kênh bán hàng đa kênh. Theo đó, mục tiêu của MM từ nay đến năm 2025 là trở thành nhà cung cấp thực phẩm hàng đầu trong ngành bán lẻ. MM dự kiến mở thêm trung tâm có quy mô nhỏ hơn tại nội thành với mô hình Food service [siêu thị cung cấp thực phẩm]; Depot [kho lưu trữ và phân phối] cho phát triển du lịch và mô hình Hybrid Food Service - một địa điểm kết hợp mua sắm tại trung tâm cho khách hàng hộ gia đình, đồng thời bán hàng cho khách hàng chuyên nghiệp ở các thành phố du lịch lớn phát triển về dịch vụ lữ hành, nhà hàng, khách sạn.

Về phần mình, "AEON Việt Nam sẽ tập trung mở thêm nhiều địa điểm kinh doanh với đa dạng mô hình bán lẻ, bao gồm trung tâm mua sắm, trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị, cửa hàng tiện lợi và cửa hàng chuyên doanh; chuyển đổi số… tạo giá trị độc đáo bằng ý tưởng mới cho chuỗi cung ứng; phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng đồng nỗ lực hơn nữa trong các hoạt động phát triển bền vững về môi trường và trách nhiệm xã hội. AEON Việt Nam đặt mục tiêu mở 30 trung tâm mua sắm cho tới năm 2030 cùng các mô hình khác", Tổng giám đốc AEON Việt Nam Furusawa Yasuyuki khẳng định.

Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, về dài hạn, Việt Nam vẫn là một thị trường bán lẻ đầy tiềm năng với gần 100 triệu dân, được xếp vào nhóm các quốc gia phát triển tầng lớp trung lưu mạnh và tốc độ đô thị hóa nhanh. Thực vậy, theo tính toán, từ năm 2019 trở về trước, thị trường bán lẻ Việt Nam cho thấy có tốc độ tăng trên 10%. Thậm chí năm 2020, dù bị ảnh hưởng Covid-19, bán lẻ Việt Nam vẫn tăng thêm hơn 11 tỷ USD so với 2019, đạt hơn 172 tỷ USD. “Trong 5-10 năm tới, kinh tế Việt Nam nói chung và ngành bán lẻ nói riêng đều rất tiềm năng với nhiều điều kiện phát triển thuận lợi, khi Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về tỷ lệ tăng trưởng tầng lớp trung lưu trong khu vực Đông Nam Á [9,2%/năm]. Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của kinh tế Việt Nam và sự thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc của ngành bán lẻ trong thời gian tới, doanh thu của các nhà bán lẻ hàng đầu dự đoán sẽ gấp 3 lần so với thời điểm hiện tại”, một chuyên gia nhận định.

Thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục thu hút đầu tư

VTV.vn - Theo báo cáo nới đây của Jetro, bất chấp những tác động của dịch COVID-19, vẫn có khoảng 55% doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.

Trong đó, gần 60% quan tâm đến lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ, tiêu dùng. Đáng chú ý, không chỉ mở rộng xưởng sản xuất xuất khẩu, mà trong mắt giới đầu tư Nhật Bản, Việt Nam đang nổi lên là thị trường tiêu thụ hấp dẫn của khu vực.

Ngoài quy mô dân số hấp dẫn - lợi thế của thị trường Việt Nam, còn bởi hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do [FTA] có hiệu lực, tạo độ mở thị trường lớn hơn. Vì vậy, việc vừa coi Việt Nam là nơi sản xuất, vừa là thị trường tiêu thụ đang trở thành xu hướng.

"Đây có thể nói là xu hướng mạnh mẽ bởi các doanh nghiệp Nhật Bản bắt đầu xem Việt Nam là thị trường tiêu thụ. Doanh thu nội địa được kì vọng ngày càng tăng bởi thu nhập bình quân đầu người tăng.

Việt Nam đang có nhiều điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản trong việc lựa chọn làm cơ sở sản xuất cũng như với vai trò là thị trường tiêu thụ sản phẩm", ông Hirai Shinji - Trưởng Đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh nói.

Dự báo, trong 5 - 10 năm tới, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về tỉ lệ tăng trưởng tầng lớp trung lưu trong khu vực Đông Nam Á. Điều này lý giải vì sao ngày càng nhiều nhà đầu tư quan tâm đến thị trường Việt Nam, đặc biệt là ở lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ.

Tính đến cuối năm ngoái, Nhật Bản đứng thứ 2 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với quy mô trung bình là 13,4 triệu USD/dự án.

Dịch COVID-19 đã tạo nên xu hướng mới nào cho thị trường bán lẻ Việt?

VTV.vn - Trở lại cuộc sống bình thường mới, ngành bán lẻ đang chứng kiến sự thay đổi trong thói quen mua sắm của cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

thị trường bán lẻ Việt Nam, hiệp định thương mại

Các siêu thị đẩy mạnh khuyến mại, kích cầu tiêu dùng. [Ảnh: Việt Anh/ Vietnam+]

Từ đầu năm 2022 đến nay, thị trường hàng hóa cả nước, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội đã có sự hồi phục mạnh mẽ khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát.

Điểm nhấn trong lĩnh vực thương mại chính là việc triển khai hiệu quả các chương trình khuyến mại tập trung, liên kết vùng, xúc tiến thương mại… được triển khai đồng bộ ở các địa phương cùng với sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp, qua đó góp phần tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và kiểm soát lạm phát.

Thị trường khởi sắc

Từ cuối năm 2021 đến nay, Hà Nội cùng cả nước chuyển sang thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, nhờ đó hoạt động thương mại, dịch vụ mở cửa trở lại, hồi phục nhanh chóng, góp phần tạo đà cho tăng trưởng kinh tế. Đến nay, hoạt động mua sắm tại các điểm bán lẻ, hệ thống phân phối, nhà hàng… ghi nhận sự sôi động trở lại.

[Standard Chartered: Tăng trưởng kinh tế năm 2022 của VN sẽ đạt 6,7%]

Theo bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, bên cạnh các chương trình kích cầu do thành phố Hà Nội tổ chức, như: Chương trình khuyến mại tập trung năm 2022, Tuần hàng Việt…, các doanh nghiệp bán lẻ, siêu thị điện máy lớn là Hapro, BRG, Co.opmart, Big C, Aeon Mall, Winmart, MediaMart, Pico, Nguyễn Kim… cũng tích cực vào cuộc, liên tục triển khai hàng loạt chương trình khuyến mại lớn thu hút người tiêu dùng, đẩy mạnh mua sắm.

Nhìn nhận về công tác bình ổn thị trường, bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Nội [quận Hà Đông], cho biết qua chương trình khuyến mại, kết nối tiêu thụ hàng hóa, Co.opmart có thêm nhà cung cấp mới, tạo cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã đưa hàng hóa, nông sản địa phương vào hệ thống siêu thị lâu dài, ổn định.

Còn theo Giám đốc kinh doanh Hệ thống siêu thị điện máy MediaMart Vương Tuấn Anh, từ sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần đến nay, sức mua các sản phẩm điện máy đã tăng nhanh. Với nhiều chương trình khuyến mại, kích cầu mua sắm, thúc đẩy bán hàng trực tuyến, toàn hệ thống MediaMart đã tăng trưởng khoảng 200-300%.

Số liệu thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Thủ đô trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 336.000 tỷ đồng, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2021 [cùng kỳ tăng 7,2%]. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 218.500 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65% và tăng 11,4%.

“Kết quả đó khẳng định hiệu quả của công tác phòng, chống dịch COVID-19, mở cửa nền kinh tế và việc triển khai các chương trình kích cầu nội địa. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khá đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất, kinh doanh, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Thủ đô,” lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội đánh giá.

Còn theo chuyên gia kinh tế, tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, những đóng góp của lĩnh vực thương mại, dịch vụ vào tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP] là rất lớn, khẳng định thương mại, dịch vụ, thị trường trong nước luôn là trụ đỡ của nền kinh tế.

Đặc biệt, theo các chuyên gia, sự phục hồi của thị trường đã giúp hàng Việt từng bước khẳng định chỗ đứng trên thị trường, ngày càng chiếm lĩnh tại các kênh phân phối.

Đẩy mạnh xúc tiến tiêu dùng nội địa

Dự báo của Bộ Công Thương cho thấy triển vọng về tiêu dùng trong nước thời gian tới sẽ tích cực hơn do dịch COVID-19 được kiểm soát hiệu quả, sản xuất phục hồi, ngành du lịch mở cửa...

Đối với thành phố Hà Nội, nhiều doanh nghiệp cũng đẩy mạnh đầu tư, mở rộng sản xuất-kinh doanh sau một thời gian dài kìm nén bởi đại dịch COVID-19.

“Các chương trình khuyến mại tập trung, quy mô lớn, tạo ra những “tháng vàng” mua sắm hấp dẫn, thu hút người tiêu dùng,” Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Nội Nguyễn Thị Kim Dung nhìn nhận.

Người dân mua sắm hàng hóa. [Ảnh: TTXVN]

Để tạo thêm sức bật cho các doanh nghiệp, bà Trần Thị Phương Lan thông tin Hà Nội đã ban hành chương trình khuyến mại tập trung năm 2022, nhằm kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ.

Theo đó, từ nay đến cuối năm, Hà Nội sẽ triển khai nhiều chương trình khuyến mại, xúc tiến tiêu dùng, như sự kiện “Hanoi sales promotion 2022” và tháng 11/2022 tiếp tục tổ chức sự kiện "Hà Nội đêm không ngủ-Hanoi midnight sale 2022," “Hà Nội-Online xuống phố” gắn với ngày Black Friday, với các hình thức khuyến mại lên tới 100%.

Cùng với chuỗi chương trình khuyến mại tập trung, hoạt động xúc tiến thương mại cũng tiếp tục được triển khai nhằm hỗ trợ kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Đáng chú ý là hoạt động liên kết vùng, đưa hàng hóa của các địa phương về Hà Nội; phát triển điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP [Chương trình mỗi xã một sản phẩm], cùng đó là tổ chức tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố; tổ chức khu gian hàng của thành phố Hà Nội trong khuôn khổ chương trình kết nối giao thương doanh nghiệp sản xuất-cung ứng, xuất khẩu khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ…

“Hà Nội sẽ tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất các tỉnh, thành phố tham gia cung ứng nông sản, thực phẩm và xúc tiến thương mại, mở các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP, góp phần giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, đồng thời bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho Thủ đô,” bà Trần Thị Phương Lan khẳng định.

Cũng theo bà Trần Thị Phương Lan, thành phố tiếp tục thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển các phương thức kinh doanh hiện đại phù hợp với nền kinh tế số và bối cảnh dịch COVID-19; hỗ trợ doanh nghiệp hình thành chuỗi sản xuất, cung ứng trong nước.

Trong khi đó, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại [Bộ Công Thương] nhấn mạnh với vai trò là đầu tàu trong kết nối cung cầu với cả nước, Chương trình Tháng khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội và Tuần hàng Việt năm 2022 với nhiều hoạt động hấp dẫn, thiết thực, đặc biệt với mức khuyến mại lên đến 100% sẽ là đòn bẩy kích cầu tiêu dùng hiệu quả.

Các sự kiện này cũng thúc đẩy tăng trưởng tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, giúp doanh nghiệp khôi phục, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế của đất nước.

Còn theo bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước [Bộ Công Thương], các sự kiện khuyến mại được đổi mới, nâng cao chất lượng, cùng các chương trình xúc tiến thương mại gắn với đẩy mạnh xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam sẽ góp phần kết nối hiệu quả giữa sản xuất và tiêu thụ, kết nối giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng để hình thành các chuỗi cung ứng của Việt Nam.

Tổng thể các giải pháp đó sẽ thúc đẩy tiêu dùng nội địa, tăng trưởng về doanh thu cho doanh nghiệp, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, đồng thời góp phần giúp thành phố Hà Nội đạt được mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội như kế hoạch đề ra./.

Đức Duy [Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề