Đối tượng của kế toán ngân hàng

Tìm hiểu đối tượng kế toán là gì? Đối tượng kế toán được chia làm bao nhiêu loại? Hướng dẫn cách xác định đối tượng kế toán dễ dàng. 

Ngày nay, kế toán được coi là vị trí đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ tổ chức, công ty nào. Trong đó, đối tượng kế toán là một phần cần được kế toán phản ánh rõ ràng, cụ thể. Vậy khái niệm đối tượng kế toán được hiểu như thế nào? Cách phân loại và xác định đối tượng kế toán ra sao? Bài viết của TACA chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về đối tượng kế toán.

Tìm hiểu đối tượng kế toán trong doanh nghiệp là gì?

Đối tượng kế toán được hiểu là quá trình hình thành và biến động của toàn bộ tài sản thuộc doanh nghiệp hay tổ chức cần được kế toán phản ánh và quản lý trong quá trình hoạt động của đơn vị. Đối tượng kế toán được chia thành 2 phần tồn tại song song là nguồn vốn và tài sản.

Hướng dẫn cách xác định đối tượng kế toán

Hoạt động kế toán là điều không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Trong đó, kế toán là công cụ bắt buộc phải có trong công tác quản lý của đơn vị. Đội ngũ kế toán viên cần bảo đảm thực hiện các công tác kế toán trọn gói một cách hiệu quả đồng thời phải theo dõi tình hình biến động của nguồn vốn và tài sản liên tục để hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác quản lý.

Đối tượng của kế toán sẽ được kế toán viên phản ánh ở những giai đoạn sau: Sự hình thành và biến động. Toàn bộ tài sản cùng sự biến động của tài sản đều có thể phản ánh bằng con số chính xác và minh bạch. Nói một cách chính xác là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đều có thể biểu hiện dưới dạng tiền tệ.

Trong doanh nghiệp luôn tồn tại 2 loại tài sản là: Tài sản vô hình và tài sản hữu hình:

– Tài sản vô hình là loại tài sản không có hình thái vật chất bao gồm: Quyền thương mại, sáng chế, nhãn hiệu, cổ phần, cổ phiếu và các hợp đồng tách biệt khỏi tài sản.

– Còn tài sản hữu hình sẽ bao gồm: Nhà xưởng, thiết bị, máy móc, nguyên nhiên vật liệu, phương tiện vận tải, công cụ, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,….

Các loại tài sản trên được hình thành từ 2 nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, được vận động thường xuyên trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì thế, để giúp công tác quản lý của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, kế toán cần cập nhật liên tục, chính xác và đầy đủ số hiệu có của từng loại tài sản.

Xem thêm: Chính sách kế toán là gì? Những thông tin về chính sách kế toán mà bạn không thể bỏ qua

Đối tượng kế toán được chia thành mấy loại? 

Theo luật kế toán nghị định số 88/2015/QH13, các loại đối tượng kế toán được quy định như sau:

– Đối tượng kế toán thuộc các hoạt động thu, chi từ ngân sách nhà nước, hành chính và sự nghiệp.

Hoạt động của doanh nghiệp khi sử dụng ngân sách nhà nước gồm:

+Tiền, tài sản và vật tư cố định.

+ Nguồn kinh phí và quỹ.

+ Các khoản thanh toán trong, ngoài đơn vị.

+ Khoản thu, chi và hoạt động xử lý chênh lệch thu, chi.

+ Thu, chi và số dư ngân sách nhà nước.

+ Tín dụng nhà nước và đầu tư tài chính.

+ Xử lý nợ và nợ công.

+ Tài sản công.

+ Tài sản và các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả có liên quan đến đơn vị.

– Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của doanh nghiệp không được sử dụng ngân sách nhà nước bao gồm tài sản và nguồn hình thành tài sản theo quy định của nghị định tại khoản 1.

– Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh ngoại trừ hoạt động được quy định tại khoản 4 bao gồm:

+ Tài sản.

+ Vốn chủ sở hữu, nợ phải trả.

+ Doanh thu, thu nhập, chi phí kinh doanh và các chi phí khác.

+ Thuế, các khoản nộp ngân sách nhà nước.

+ Kết quả và phân chia  hoạt động kinh doanh.

+ Tài sản, các khoản phải thu và nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị.

– Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, tín dụng, chứng khoán, đầu tư tài chính bao gồm:

+ Các đối tượng quy định tại điều khoản 3.

+ Tín dụng, các khoản đầu tư tài chính.

+ Các khoản thanh toán trong và ngoài của đơn vị.

+ Các khoản cam kết, bảo lãnh và giấy tờ có giá.

Trên đây là toàn bộ thông tin về đối tượng kế toán mà Học viện TACA đã chia sẻ. Hy vọng thông qua bài viết, bạn sẽ hiểu rõ hơn về đối tượng kế toán cũng như có được thêm nhiều kiến thức về ngành kế toán này.

Xem thêm:

Thông tin chung về vị trí kế toán ngân hàng. Một số đặc điểm, đối tượng và nhiệm vụ chung kế toán viên ngân hàng. 

Ngân hàng là một tổ chức tín dụng, thường là một doanh nghiệp thực hiện những hoạt động liên quan đến tiền bạc như huy động vốn, thanh toán chi phiếu và thực hiện các dịch vụ khác có liên quan đến công chúng. Tất cả dữ liệu liên quan đến các hoạt động của ngân hàng cần được thu thập, phân tích và xử lý một cách cẩn thận, chính xác. Do đó, kế toán ngân hàng là công việc đóng vai trò rất quan trọng mà ngân hàng nào cũng cần. 

Bài viết dưới đây, Học viện TACA sẽ cung cấp thông tin về vị trí kế toán ngân hàng – nhiệm vụ cũng như đặc điểm của ngành nghề này.

Thông tin chung của vị trí kế toán ngân hàng

Khái niệm về kế toán ngân hàng

Kế toán ngân hàng [Bank Accountant] là người thực hiện các công việc như: xử lý, phân tích các số liệu, tài chính và cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Vậy sự khác nhau giữa kế toán ngân hàng và kế toán là gì? Đó chính là kế toán bao gồm cả kế toán ngân hàng. Kế toán ngân hàng chỉ chuyên làm việc tại các ngân hàng, là người nắm rõ các quy định cũng như cách thức hoạt động của ngân hàng với các bên có liên quan.

Đặc điểm của kế toán ngân hàng

Công việc của ngành kế toán ngân hàng sẽ gồm có những đặc điểm sau:

  • Tính tổng hợp thông tin và tính xã hội cao: Ngân hàng là một tổ chức trung gian tín dụng, nơi diễn ra các giao dịch, hoạt động tài chính giữa các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Vì thế, một kế toán viên tại ngân hàng phải làm việc với rất nhiều cá nhân, tổ chức ở các ngành nghề khác nhau. Bên cạnh đó, họ cũng phải tổng hợp, ghi chép toàn bộ các giao dịch tài chính đã diễn ra như thanh toán, tín dụng, tiền tệ,…
  • Xử lý các nghiệp vụ kế toán theo quy trình chặt chẽ: Ngân hàng là nơi thực hiện các công việc liên quan trực tiếp đến tiền, đôi khi phải giao dịch với nguồn tiền rất lớn nên quy trình làm việc tại đây phải rất chặt chẽ. Mọi nghiệp vụ của từng bộ phận kể cả vị trí kế toán phải luôn bám sát vào quy trình chuẩn của ngân hàng. Trong chuỗi mắc xích đó thì công việc của kế toán viên ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động, bộ phận khác nên cần phải xử lý thật cẩn thận, đúng quy trình.
  • Mang tính cập nhật và yêu cầu độ chính xác cao: Nguồn vốn và sự luân chuyển nguồn vốn trong quỹ tiền tệ là 2 yếu tố quan trọng trong một ngân hàng. Do đó, khi thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến 2 hoạt động này thì người làm kế toán ngân hàng cần phải thu thập, ghi chép một cách chính xác các thông tin liên quan. Bên cạnh đó, họ phải cập nhật các nguồn vốn kịp thời để ngân hàng có thể xác định đúng số tiền vốn hiện có tại mỗi thời điểm để từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp.
  • Khối lượng hồ sơ, chứng từ lớn và phức tạp: Các giao dịch giữa ngân hàng với các khách hàng, tổ chức, doanh nghiệp rất đa dạng và diễn ra thường xuyên, liên tục. Dẫn đến việc khối lượng chứng từ, hồ sơ sao kê, giấy xác minh,… vô cùng lớn và phức tạp. Vì vậy, hàng ngày các kế toán ngân hàng đều phải giải quyết các công việc về các loại giấy tờ liên quan, tương đối rắc rối.

Đối tượng công việc của kế toán ngân hàng

Đối với ngành kế toán ngân hàng thì đối tượng công việc sẽ phản ánh toàn bộ các hoạt động của một ngân hàng và cung cấp các thông tin quan trọng liên quan đến kế toán trong từng thời kỳ. Đối tượng của kế toán ngân hàng bao gồm 3 đối tượng sau đây:

  • Tài sản được chia theo hình thái biểu hiện và tình trạng: tài sản hiện có, sử dụng vốn, vốn.
  • Nguồn gốc hình thành nên tài sản [thể hiện xuất xứ của tài sản, dòng tiền trong ngân hàng]: nguồn vốn hoặc tài sản nợ.
  • Sự luân chuyển của dòng tiền giữa các ngân hàng trong cùng một hệ thống hay khác hệ thống với nhau.

Xem thêm: Tìm hiểu nghiệp vụ và công việc của nhân viên kế toán công nợ trong doanh nghiệp

Những nguyên tắc cơ bản trong công việc kế toán

  • Cơ sở dồn tích: Tất cả các nghiệp vụ kế toán tài chính như tài sản, nợ phải trả cần phải được ghi chép vào sổ kế toán ngay khi thời điểm phát sinh mà không dựa vào thời điểm thu, chi tiền trên thực tế hoặc khoản giá trị tương đương với số tiền đó. Các báo cáo tài chính được lập ra trên nguyên tắc này nhằm thể hiện rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp tại từng thời điểm cụ thể.
  • Hoạt động liên tục:

       – Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được lập với giả sử rằng doanh nghiệp này đang hoạt động và sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai gần.             – Nếu trong thực tế xuất hiện các trường hợp đặc biệt khác với giả định thì cần đưa ra lời giải trình thích đáng về cơ sở mới để lập báo cáo mới.

       – Bên cạnh đó, các khoản tiền dự phòng cần được lập ra phải theo nguyên tắc, không được đánh giá giá trị tài sản và khoản thu nhập cao hơn, cũng như không đánh giá các khoản phải trả và khoản chi phí có giá trị thấp hơn so với thực tế.

Chỉ ghi nhận các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí khi có các bằng chứng xác minh về khả năng thu được lợi ích kinh tế và khả năng phát sinh chi phí.

       – Tất cả các loại tài sản của doanh nghiệp phải được ghi nhận theo giá gốc mà doanh nghiệp đã chi trả để có được tài sản đó. Giá gốc được tính toán dựa trên số tiền hoặc khoản giá trị tương đương với số tiền đã thanh toán và được xác định vào ngay tại thời điểm tài sản được ghi nhận vào sổ kế toán.

       – Kế toán viên không được tự ý điều chỉnh giá gốc của tài sản, trừ các trường hợp được quy định trong luật kế toán hoặc chuẩn mực kế toán.

  • Phù hợp: Việc ghi nhận các khoản doanh thu và chi phí phải có sự phù hợp với nhau, tức là khi ghi chép một khoản doanh thu thì phải có một khoản chi phí tương ứng có liên quan [khoản chi phí của kỳ trước nhưng lại liên quan đến doanh thu trong kỳ này]. Nguyên tắc này giúp doanh nghiệp có thể phân tích, tính toán phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp một cách chính xác và dùng số liệu đó để làm cơ sở tính thuế TNDN phải nộp cho Nhà nước. 
  • Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đã lựa chọn áp dụng trong tính toán tài chính phải có sự thống nhất. Nếu trong quá trình hoạt động có bất kỳ sự thay đổi về chính sách hay phương pháp kế toán thì phải ghi vào phần thuyết minh báo cáo và giải trình lý do cùng sự ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến các cơ quan có thẩm quyền. 
  • Thận trọng: Kế toán viên cần phải luôn xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện khi chưa có sự chắc chắn cao. Không nên lập các khoản dự phòng quá lớn, cần đánh giá đúng giá trị của các tài sản và khoản thu nhập, cũng như các khoản phải trả và chi phí. Chỉ ghi nhận các khoản doanh thu và chi phí khi có giấy tờ chắc chắn về việc thu được lợi ích kinh tế, khả năng phát sinh chi phí.
  • Trọng yếu: Thông tin dù lớn hay nhỏ cũng trở nên quan trọng trong một số trường hợp, vì thế việc thiếu thông tin hoặc thông tin có độ chính xác thấp có thể làm sai lệch báo cáo tài chính, dẫn đến sự thâm hụt tài chính. Người làm kế toán cần phải xem xét tính trọng yếu của thông tin trên cả hai phương diện định tính và định lượng.

Sơ lược nhiệm vụ của kế toán ngân hàng

  • Ghi nhận và phản ánh thông tin: Khi làm việc với khách hàng là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hay Nhà nước thì kế toán ngân hàng có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ và phản ánh chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kế toán đã phát sinh theo đúng quy định Pháp luật. Việc này giúp mọi công việc thể hiện rõ ràng giữa các bên liên quan, nhằm bảo vệ an toàn, chính xác tài sản của những đối tượng có tài khoản tại ngân hàng.
  • Phân tích và tổng hợp số liệu: Kế toán ngân hàng cần sử dụng phương pháp kế toán phù hợp để thực hiện các công việc như: tổng hợp và phân tích số liệu từ các giao dịch, nghiệp vụ phát sinh. Ngoài ra, kế toán viên còn tạo nguồn dữ liệu sổ sách hợp lý, đúng đắn liên quan đến tài chính để phục vụ cho việc tham mưu, đề ra các giải pháp hoạt động ngân hàng hiệu quả hơn.
  • Kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng nguồn vốn: Đối với các khoản thu, chi tài chính và quá trình sử dụng tài sản tại ngân hàng, kế toán ngân hàng cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng các nguồn vốn đó. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu suất trong việc sử dụng vốn, tăng cường kỷ luật tài chính và củng cố chế độ hạch toán, kế toán tại ngân hàng.
  • Tổ chức hiệu quả công tác kế toán và phục vụ khách hàng: Ngoài các hoạt động với các bên trong liên quan thì ngân hàng còn phải phục vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. Do vậy, kế toán ngân hàng phải tổ chức các công tác kế toán một cách hiệu quả và thực hiện tiếp nhận vấn đề, phục vụ khách hàng một cách chu đáo, chuyên nghiệp, có quy trình rõ ràng để thể hiện sự uy tín tưởng của ngân hàng.

Các công việc cụ thể của kế toán viên ngân hàng

  • Kiểm tra tính đúng đắn, lập bảng kê nộp hồ sơ chứng từ, trình ký, đóng dấu để nộp ngân hàng.
  • Kiểm tra tính hợp lý, đúng quy lệ của đơn đề nghị thanh toán và lập lệnh chi tiền, uỷ nhiệm chi, công văn thu ngoại tệ và nộp ra ngân hàng.
  • Kiểm tra các chứng từ ngân hàng, định khoản vào máy các chứng từ ngân hàng.
  • Kiểm tra số dư các tài khoản và thực hiện bút toán chênh lệch tỷ giá các tài khoản ngân hàng.
  • Kiểm tra, lập hồ sơ và theo dõi các hồ sơ xin bảo lãnh ngân hàng.
  • Kiểm tra số dư tại ngân hàng để xem sự tăng giảm của dòng tiền, sau đó báo cáo cho trưởng phòng để có thể kiểm soát và thực hiện chiến lược sau này.
  • Lập hồ sơ để vay vốn ngân hàng và hồ sơ trả nợ vay cho ngân hàng.
  • Chuẩn bị hồ sơ mở L/C, theo dõi tình hình mở hồ sơ thanh toán, ký hậu vận đơn gốc, bảo lãnh các L/C.
  • In bảng kê khai, ký tên vào bảng kê và chuyển cho người kiểm tra.

Học viện TACA hy vọng rằng qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của một kế toán ngân hàng.

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề