Tại sao ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi

Trong quý I/2022, một số tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá để cơ cấu lại nợ và một số khác phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn tạo nguồn vốn đa dạng hơn để đầu tư cho những nhóm khách hàng tiềm năng.

Chứng chỉ tiền gửi là một công cụ nợ ngắn hạn phổ biến trên thị trường vốn, mang đến kênh đầu tư khá an toàn, rủi ro thấp và có thể chuyển nhượng được với lãi suất hấp dẫn hơn so với tiền gửi tiết kiệm thông thường.

Theo các chuyên gia, do đặc tính kỳ hạn dài và cố định lãi suất cuối kỳ nên nhiều cá nhân vẫn còn cân nhắc mua chứng chỉ tiền gửi mà chọn gửi tiết kiệm kỳ hạn phù hợp với nhu cầu của họ để dễ bề rút vốn xoay xở khi cần thiết. Do đó, chứng chỉ tiền gửi thường được các ngân hàng nhắm đến các nhà đầu tư tổ chức mua để làm công cụ đảm bảo tiền vay mỗi khi cần những khoản chi tiêu gấp.

Vì sao chứng chỉ tiền gửi hút vốn?. Ảnh minh họa internet.

Chứng chỉ tiền gửi có lợi thế cho các tổ chức tín dụng [TCTD] phát hành là có một nguồn vốn lớn để thực hiện các khoản đầu tư, cho vay quy mô lớn của doanh nghiệp và xoay vòng cho một khoản vay lớn. Chứng chỉ tiền gửi thông thường có kỳ hạn dài, nhưng có những sản phẩm kỳ hạn dưới 365 ngày nên vẫn được tính là ngắn hạn, các tổ chức tín dụng sẽ giảm bớt thủ tục đăng ký với cơ quan quản lý.

Theo quy định tại Thông tư 01/2021/TT-NHNN, lãi suất chứng chỉ tiền gửi do TCTD phát hành tự quyết định, TCTD phải đảm bảo công khai minh bạch khi phát hành chứng chỉ tiền gửi và báo cáo về nhóm khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi, mục đích sử dụng vốn từ chứng chỉ tiền gửi với cơ quan quản lý Nhà nước.

Ngân hàng liên doanh Việt - Nga [VRB] đang phát hành chứng chỉ tiền gửi đợt 1 năm 2022. Sản phẩm chứng chỉ tiền gửi ghi danh dài hạn của ngân hàng này có lãi suất 7,3%/năm đối với kỳ hạn 18 tháng. Trong khi hiện lãi suất tiền gửi kỳ hạn 18 tháng của ngân hàng đang áp dụng với khách hàng cá nhân chỉ là 6,7%/năm. Chứng chỉ tiền gửi của VRB còn có các mức lãi suất 7,1%, 7,15%, 7,20% lần lượt tương ứng với các kỳ hạn 12,13,15 tháng. Đối với khách hàng cá nhân, mỗi chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá tối thiểu 10 triệu đồng, khách hàng doanh nghiệp 100 triệu đồng/chứng chỉ. Tổng đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi lần này của VRB là 500 tỷ đồng.

HSBC Việt Nam cũng vừa công bố phát hành thành công 500 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi, mỗi chứng chỉ giá trị một tỷ đồng dành cho một nhà đầu tư thể chế. Theo HSBC đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi này nhằm làm đa dạng nguồn vốn để ngân hàng phục vụ nhu cầu tăng trưởng tín dụng cao khi nền kinh tết đang hồi phục mạnh mẽ. Chứng chỉ tiền gửi của HSBC phát hành có kỳ hạn 357 ngày với lãi suất 3,5%/năm. Ông Tim Evans - Tổng giám đốc HSBC Việt Nam cho biết, chứng chỉ tiền gửi của HSBC nhận được sự đón nhận tích cực của thị trường. Nguồn vốn từ chứng chỉ tiền gửi sẽ góp thêm vào nguồn vốn của ngân hàng trong đà tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ đang trở lại của thị trường Việt Nam.

VIB cũng phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 6 tháng, với ba loại mệnh giá: 500 triệu đồng, 1 tỷ đồng, 5 tỷ đồng/chứng chỉ. Ngân hàng này còn đang chuẩn bị cho ra sản phẩm tiền gửi đầu tư qua ứng dụng ngân hàng số.

C.H [t/h]

Kiến thức tài chínhĐầu tưNổi bật

Hiện nay các ngân hàng thương mại có rất nhiều loại hình dịch vụ tài chính để phục vụ khách hàng. Ngoài sổ tiết kiệm, phát hành các mã chứng khoán, các ngân hàng còn phát hành các chứng chỉ tiền gửi. Vậy chứng chỉ tiền gửi là gì, đặc điểm như thế nào? Tuy nhiên, chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng nào là cao nhất? Hãy để Infina giải đáp những câu hỏi trên ngay bây giờ nhé!

Định nghĩa chứng chỉ tiền gửi

Chứng chỉ tiền gửi [trong tiếng anh viết tắt là Certificate of deposit – CDs] là một loại giấy tờ có giá trị do ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân khác. Chứng chỉ CDs có tính chất tương tự với sổ tiết kiệm.

Hiện nay có 3 loại CDs, gồm:

  • Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Là một loại giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có ghi rõ tên người sở hữu.
  • Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Là loại giấy tờ có giá phát hành theo phương thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu. Chứng chỉ tiền gửi vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ chứng chỉ CDs.
  • Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: Là loại chứng chỉ CDs không thể chuyển nhượng hay giao dịch cho người khác mà được bán theo mệnh giá và trả lãi vào ngày đáo hạn.

Điều kiện để mua chứng chỉ tiền gửi

Để có thể mua chứng chỉ CDs, thông thường phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam;
  • Đủ 18 tuổi trở lên;
  • Có giao dịch tại ngân hàng mua chứng chỉ tiền gửi;
  • Có đủ giấy tờ tùy thân như căn cước công dân hay chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với người nước ngoài.

Ngoài các điều kiện trên, các ngân hàng có thể đặt ra các yêu cầu khác.

Một số ưu và nhược điểm của CDs

Sau khi đã hiểu chứng chỉ tiền gửi là gì, chúng ta sẽ cùng điểm qua ưa và nhược điểm của CDs nhé.

Ưu điểm

  • Cả tiền gốc và tiền lãi đều được bảo đảm trong toàn bộ thời gian gửi tiền như một hình thức gửi tiết kiệm với mức độ rủi ro thấp.
  • Chứng chỉ CDs thường có mức lãi suất cao hơn so với các tài khoản tiết kiệm thông thường có cùng kỳ hạn.
  • Chủ sở hữu có thể cầm cố, chuyển nhượng một cách dễ dàng.

Nhược điểm

  • Người mua bắt buộc không được thanh toán trước hạn.
  • Tính thanh khoản khá thấp.
  • Người mua hưởng mức lãi suất thấp nếu đầu tư trong thời gian dài.

Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng nào cao nhất?

Nhắc đến chứng chỉ CDs cao nhất, Infina đang đề cập tới mức lãi suất chứng chỉ CDs. Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều phát hành loại chứng chỉ này, và có thể kể đến một số loại điển hình như một số ngân hàng dưới đây:

Chứng chỉ tiền gửi SCB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank phát hành chứng chỉ tiền gửi vào ngày 15/3/2017. CDs của ngân hàng Sacombank có mức lãi suất khá cao.

Với mệnh giá thấp nhất là 10 triệu đồng với kỳ hạn 5 đến 7 năm, khách hàng sẽ nhận được mức lãi suất ưu đãi là 8,48%/năm đến 8,88%/năm trong năm thứ nhất.

Trong các năm sau đó, lãi suất được ngân hàng điều chỉnh theo lãi suất thực, tuy nhiên sẽ cao hơn so với việc gửi tiết kiệm.

Khi mua CDs tại ngân hàng Sacombank, bạn hoàn toàn có thể cầm cố, chuyển nhượng hay tặng cho người thân, bạn bè một cách dễ dàng.

Chứng chỉ tiền gửi Techcombank

Ngân hàng Techcombank cho ra đời CDs với hình thức dịch vụ tài chính mang tên “Phú Tài Lộc”. CDs tại ngân hàng Techcombank liên kết với trái phiếu doanh nghiệp, do vậy mang lại nhiều lợi ích cho người mua, cụ thể như sau:

  • Mức lãi suất vừa phải nhưng có mang lại lợi nhuận bền vững.
  • CDs liên kết với trái phiếu của các doanh nghiệp nên sẽ luôn đảm bảo lãi suất cao và ít bị rủi ro nhất. Lãi suất cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm truyền thống từ 0.5% – 1%.
  • Giá trị giao dịch tối thiểu là 1 tỷ đồng với khách hàng Priority, kỳ hạn linh hoạt theo các mốc là 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng theo yêu cầu của khách hàng.

Chứng chỉ tiền gửi MB

Chứng chỉ tiền gửi MB Bank cũng nằm trong những loại giấy tờ có giá mang lại lợi nhuận cao và có những điểm ưu việt hơn so với hình thức gửi tiền tiết kiệm như:

  • Lãi suất ổn định, hiện nay mức lãi cao nhất là khoảng 4,2%.
  • Kỳ hạn linh động, từ 6 tháng đến 84 tháng, tùy vào thời điểm phát hành chứng chỉ CDs.
  • Mệnh giá tối thiểu là 3,5 tỷ đồng.
  • Là loại tài sản đầu tư phi rủi ro, với mức lãi bình ổn, đảm bảo an toàn trong thời gian gửi.

Kết luận

Bài viết trên đây là những thông tin về chứng chỉ tiền gửi là gì, những chứng chỉ tiền gửi của những ngân hàng nào cao nhất. Infina mong rằng, đây sẽ là những kiến thức bổ ích đối với các bạn, hãy theo dõi Infina để có thêm những kiến thức về tài chính nhé!

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề