Điều chỉnh R đến giá trị để công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch đạt cực đại

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Câu 1.

Đoạn mạch điện xoay chiều gồm biến trở R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Biết hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu đoạn mạch là U, cảm kháng \[{{Z}_{L}}\], dung kháng \[{{Z}_{C}}\] [với\[{{Z}_{C}}\ne {{Z}_{L}}\]] và tần số dòng điện trong mạch không đổi. Thay đổi R đến giá trị \[{{R}_{0}}\] thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt giá trị cực đại \[{{P}_{m}}\], khi đó

[A]. \[{{R}_{0}}={{Z}_{L}}+{{Z}_{C. }}\]
[B]. ${{P}_{m}}=\dfrac{{{U}^{2}}}{{{R}_{0}}}. $
[C]. ${{P}_{m}}=\dfrac{Z_{L}^{2}}{{{Z}_{C}}}. $
[D]. ${{R}_{0}}=\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|$

Thay đổi R đến giá trị \[{{R}_{0}}\] thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt giá trị cực đại \[{{P}_{m}}\], thì khi đó: ${{R}_{0}}=\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|$

Câu 2.

Đặt điện áp xoay chiều \[u={{U}_{0}}cos2\pi ft\] [với \[{{U}_{0}}\] và f không đổi] vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm biến trở R, cuộn cảm thuần độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Điều chỉnh biến trở R tới giá trị \[{{R}_{0}}\] để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại. Công suất tiêu thụ cực đại khi đó là

[A]. \[\dfrac{{{U}^{2}}}{{{R}_{o}}}. \]
[B]. \[\dfrac{U_{o}^{2}}{2{{R}_{o}}}. \]
[C]. \[\dfrac{{{U}^{2}}}{2{{R}_{o}}}. \]
[D]. \[\dfrac{U_{o}^{2}}{\sqrt{2}{{R}_{o}}}. \]

Điều chỉnh biến trở R tới giá trị \[{{R}_{0}}\] để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại. Công suất tiêu thụ cực đại khi đó là: \[{{P}_{m}}=\dfrac{{{U}^{2}}}{2{{R}_{o}}}. \]

Câu 3.

Đặt điện áp xoay chiều \[u={{U}_{0}}cos2\pi ft\] [với \[{{U}_{0}}\] và f không đổi] vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm biến trở R, cuộn cảm thuần độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Điều chỉnh biến trở R tới giá trị \[{{R}_{0}}\] để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại. Cường độ hiệu dụng của dòng điện chạy qua mạch khi đó bằng

[A]. \[\dfrac{{{U}_{0}}}{2{{R}_{0}}}. \]
[B]. \[\dfrac{2{{U}_{0}}}{{{R}_{0}}}. \]
[C]. \[\dfrac{{{U}_{0}}}{{{R}_{o}}}. \]
[D]. \[\dfrac{U_{o}^{2}}{\sqrt{2}{{R}_{o}}}. \]

Điều chỉnh biến trở R tới giá trị \[{{R}_{0}}\] để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại. Cường độ hiệu dụng của dòng điện chạy qua mạch khi đó: $I=\dfrac{U}{\sqrt{{{R}^{2}}+{{[{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}]}^{2}}}}=\dfrac{U}{\sqrt{R_{0}^{2}+R_{0}^{2}}}=\dfrac{U}{\sqrt{2}{{R}_{0}}}=\dfrac{{{U}_{o}}}{2{{R}_{0}}}$

Câu 4. CĐ2010

Đặt điện áp \[u=200cos100\pi t\left[ V \right]\] vào hai đầu đoạn mạch gồm một biến trở R mắc nối tiếp với một cuộn cảm thuần có độ tự cảm $\dfrac{1}{\pi }$H. Điều chỉnh biến trở để công suất tỏa nhiệt trên biến trở đạt cực đại, khi đó cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch bằng

[A]. 1 A.
[B]. 2 A.
[C]. $\sqrt{2}$A.
[D]. $\dfrac{\sqrt{2}}{2}$A.

Điều chỉnh biến trở để công suất tỏa nhiệt trên biến trở đạt cực đại thì khi đó: $R={{Z}_{L}}=100\Omega $ Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch bằng: $I=\dfrac{U}{\sqrt{{{R}^{2}}+Z_{L}^{2}}}=\dfrac{100\sqrt{2}}{100\sqrt{2}}=1A. $

Câu 5. ĐH2007

Đặt điện áp \[u={{U}_{o}}sin[\omega t]\] V, [với \[{{U}_{o}}\] và \[\omega \] không đổi] vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Biết độ tự cảm và điện dung được giữ không đổi. Điều chỉnh trị số điện trở R để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại. Khi đó hệ số công suất của đoạn mạch bằng

[A]. 0,5.
[B]. 0,85.
[C]. \[\dfrac{1}{\sqrt{2}}. \]
[D]. 1.

Điều chỉnh trị số điện trở R để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại thì: $R=\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|$ $\Rightarrow \cos \varphi =\dfrac{R}{Z}=\dfrac{R}{\sqrt{{{R}^{2}}+{{R}^{2}}}}=\dfrac{1}{\sqrt{2}}$

Câu 6.

Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, có điện trở R biến đổi được. Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ cực đại, biết mạch có tính dung kháng. Khi đó, điện áp hai đầu mạch

[A]. sớm pha so với cường độ dòng điện góc \[\pi /2\] .
[B]. sớm pha so với cường độ dòng điện góc \[\pi /4\] .
[C]. trễ pha so với cường độ dòng điện góc \[\pi /2\].
[D]. trễ pha so với cường độ dòng điện góc \[\pi /4\].

Điều chỉnh trị số điện trở R để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại thì: $R=\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|=-[{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}]$ $\Rightarrow \tan \varphi =\dfrac{{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}}{R}=-1\Rightarrow \varphi ={{\varphi }_{u}}-{{\varphi }_{i}}=-\dfrac{\pi }{4}rad$ $\to $ điện áp hai đầu mạch trễ pha so với cường độ dòng điện góc \[\pi /4\].

Câu 7.

Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R, tụ điện C và cuộn cảm thuần L mắc nối tiếp. Điều chỉnh biến trở R để điện áp hai đầu đoạn mạch lệch pha $\dfrac{\pi }{4}$ so với cường độ dòng điện, khi đó đại lượng nào sau đây đạt cực đại ?

[A]. Công suất tỏa nhiệt trên biến trở.
[B]. Cường độ dòng điện hiệu dụng.
[C]. Điện áp hiệu dụng của điện trở.
[D]. Điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ.

$\tan \varphi =\dfrac{{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}}{R}\Rightarrow \tan \dfrac{-\pi }{4}=-1\Rightarrow \dfrac{{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}}{R}=-1\Rightarrow R=|{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}|$ $\to $ Công suất tỏa nhiệt trên biến trở đạt cực đại

Câu 8.

Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, có điện trở R biến đổi được. Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ cực đại, biết mạch có tính cảm kháng. Khi đó

[A]. điện áp hai đầu mạch sớm pha so với cường độ dòng điện góc π/4.
[B]. điện áp hai đầu mạch trễ pha so với cường độ dòng điện góc π/4.
[C]. cường độ dòng điện hiệu dụng đạt giá trị lớn nhất.
[D]. hệ số công suất của mạch đạt giá trị lớn nhất.

Điều chỉnh trị số điện trở R để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại thì: $R=\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|={{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}$ $\Rightarrow \tan \varphi =\dfrac{{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}}{R}=1\Rightarrow \varphi ={{\varphi }_{u}}-{{\varphi }_{i}}=\dfrac{\pi }{4}rad$ $\to $ điện áp hai đầu mạch sớm pha so với cường độ dòng điện góc \[\pi /4\].

Câu 9.

Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, có điện trở R biến đổi được. Điều chỉnh giá trị của R, nhận xét nào dưới đây không đúng?

[A]. Có một giá trị của R làm công suất của mạch cực đại.
[B]. Với mọi giá trị của R thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở luôn nhỏ hơn điện áp hiệu dụng hai đầu mạch.
[C]. Khi công suất tiêu thụ của mạch cực đại thì hệ số công suất bằng 1.
[D]. Khi công suất tiêu thụ của mạch cực đại thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch gấp \[\sqrt{2}\] lần điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở.

Điều chỉnh trị số điện trở R để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại thì: $R=\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|$ + $U=\sqrt{U_{R}^{2}+{{[{{U}_{L}}-{{U}_{C}}]}^{2}}}=\sqrt{U_{R}^{2}+U_{R}^{2}}=\sqrt{2}{{U}_{R}}\to {{U}_{R}}{{Z}_{L}}\]. Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ trên mạch lớn nhất, khi đó

[A]. tổng trở của mạch lớn gấp\[\sqrt{2}\] lần điện trở R.
[B]. tổng trở mạch lớn gấp\[\sqrt{2}\] lần dung kháng \[{{Z}_{C}}\]
[C]. tổng trở của mạch lớn gấp \[\sqrt{2}\] lần cảm kháng \[{{Z}_{L}}\]
[D]. tổng trở lớn gấp\[\sqrt{2}\] lần tổng điện trở thuần của mạch.

Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ của mạch đạt giá trị lớn nhất thì: $R+r=\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|$ Khi đó tổng trở mạch: $Z=\sqrt{{{\left[ R+r \right]}^{2}}+{{\left[ {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right]}^{2}}}=\sqrt{2}[R+r]$

Câu 38.

Một đoạn mạch gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm có cảm kháng \[44\Omega \] và điện trở R, tụ C có dung kháng \[102\Omega \]. Khi điều chỉnh giá trị của \[R=56\Omega \] thì công suất tiêu thụ trên mạch cực đại. Giá trị của r là

[A]. 6 Ω.
[B]. 4 Ω.
[C]. 2 Ω.
[D]. 8 Ω.

Khi điều chỉnh giá trị của \[R=56\Omega \] thì công suất tiêu thụ trên mạch cực đại thì: $R+r=\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|\to 56+r=\left| 44-102 \right|\to r=2\Omega $

Câu 39.

Cho một mạch gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm có điện trở r và tụ C mắc nối tiếp. Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ trên R là lớn nhất, khi đó điện áp hai đầu đoạn mạch lớn gấp hai lần điện áp hai đầu điện trở. Hệ số công suất của mạch khi đó là

[A]. 0,75.
[B]. 0,67 .
[C]. 1.
[D]. 0,71.

Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ trên R là lớn nhất thì: $R=\sqrt{{{r}^{2}}+{{\left[ {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right]}^{2}}}\to {{R}^{2}}-{{r}^{2}}={{\left[ {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right]}^{2}}[1]$ Bài cho: $U=2{{U}_{R}}\to Z=2R\to {{\left[ R+r \right]}^{2}}+{{\left[ {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right]}^{2}}=4{{R}^{2}}[2]$ Từ [1] và [2] suy ra: ${{\left[ R+r \right]}^{2}}+{{R}^{2}}-{{r}^{2}}=4{{R}^{2}}\Rightarrow R=r$ Khi đó: $\cos \varphi =\dfrac{R+r}{Z}=\dfrac{R+r}{\sqrt{{{\left[ R+r \right]}^{2}}+{{\left[ {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right]}^{2}}}}=1$

Câu 40.

Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp, trong đó cuộn dây có thêm điện trở trong r; R thay đổi được. Thay đổi R cho đến khi \[R={{R}_{o}}\] thì công suất tỏa nhiệt trên mạch đạt cực đại. Giá trị của \[{{R}_{o}}\] là

[A]. \[{{R}_{o}}=\sqrt{{{r}^{2}}+{{[{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}]}^{2}}}. \]
[B]. \[{{R}_{o}}=\sqrt{{{[{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}]}^{2}}-{{r}^{2}}}. \]
[C]. \[{{R}_{o}}=\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|+r. \]
[D]. \[{{R}_{o}}=\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|-r. \]

Thay đổi R cho đến khi \[R={{R}_{o}}\] thì công suất tỏa nhiệt trên mạch đạt cực đại thì: ${{R}_{0}}+r=\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|\to {{R}_{0}}=\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|-r$

Câu 41.

Cho một đoạn mạch điện xoay chiều gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm có cảm kháng \[10\Omega \] và điện trở hoạt động \[1\Omega \]. Điện áp hai đầu mạch có biểu thức \[u=10\sqrt{2}\,c\text{os}\left[ 100\pi t \right]V. \] Phải điều chỉnh R bằng bao nhiêu để công suất trên mạch có giá trị lớn nhất. Tính giá trị lớn nhất đó?

[A]. \[R=9\Omega \], P = 5 W.
[B]. \[R=10\Omega \], P = 10 W.
[C]. \[R=9\Omega \], P = 11 W.
[D]. \[R=11\Omega \], P = 9 W.

Để công suất trên mạch có giá trị lớn nhất thì: $R+r={{Z}_{L}}\to R=9\Omega $ Công suất khi đó là: ${{P}_{\max }}=\dfrac{{{U}^{2}}}{2{{Z}_{L}}}=5W$

Câu 42.

Một đoạn mạch nối tiếp gồm cuộn dây có điện trở thuần $r=100\sqrt{3}\,\Omega $ và độ tự cảm L = 0,191 [H], tụ điện có điện dung \[C=\dfrac{1}{4\pi }[mF],\]điện trở R có giá trị thay đổi được. Điện áp \[u=200\sqrt{2}c\text{os}[100\pi t]V\] vào hai đầu đoạn mạch. Thay đổi giá trị của R, xác định giá trị cực đại của công suất tiêu thụ điện trong mạch ?

[A]. 50 W.
[B]. 200 W.
[C]. 1000 W.
[D]. 100 W.

\[{{Z}_{L}}=60\Omega ,{{Z}_{C}}=40\Omega \] Thay đổi giá trị của R, công suất tiêu thụ điện trong mạch cực đại là: ${{P}_{\max }}=\dfrac{{{U}^{2}}}{2\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|}=1000W$

Câu 43.

Cho một đoạn mạch điện xoay chiều gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm có cảm kháng 10 Ω và điện trở hoạt động 1 Ω. Điện áp hai đầu mạch có biểu thức \[u=10\sqrt{2}\,c\text{os}\left[ 100\pi t \right]V. \] Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ trên mạch cực đại. Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch khi đó là

[A]. \[i=\sqrt{2}\,c\text{os}\left[ 100\pi t-\dfrac{\pi }{4} \right]A. \]
[B]. \[i=\sqrt{2}\,c\text{os}\left[ 100\pi t \right]A. \]
[C]. \[i=c\text{os}\left[ 100\pi t-\dfrac{\pi }{4} \right]A. \]
[D]. \[i=c\text{os}\left[ 100\pi t \right]A. \]

Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ trên mạch cực đại thì: $R+r={{Z}_{L}}\to R=9\Omega $ $\to Z=10\sqrt{2}\Omega \to {{I}_{0}}=1A$ $\to \tan \varphi =\dfrac{{{Z}_{L}}}{R+r}=1\to \varphi =\dfrac{\pi }{4}rad\to {{\varphi }_{i}}=\dfrac{-\pi }{4}rad$ \[\Rightarrow i=c\text{os}\left[ 100\pi t-\dfrac{\pi }{4} \right]A. \]

Câu 44.

Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây có hệ số tự cảm L và điện trở hoạt động r, tụ điện có điện dung C. Điện trở R có giá trị có thể thay đổi được, điều chỉnh R để công suất tiêu tỏa nhiệt trên R đạt giá trị lớn nhất. Khi đó

[A]. điện áp hai đầu mạch và cường độ dòng điện cùng pha.
[B]. hệ số công suất của mạch bằng \[\dfrac{\sqrt{2}}{2}. \]
[C]. hệ số công suất của mạch nhỏ hơn \[\dfrac{\sqrt{2}}{2}. \]
[D]. hệ số công suất của mạch lớn hơn \[\dfrac{\sqrt{2}}{2}. \]

Điều chỉnh R để công suất tiêu tỏa nhiệt trên R đạt giá trị lớn nhất thì: ${{R}_{0}}=\sqrt{{{r}^{2}}+{{\left[ {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right]}^{2}}}$ $\Rightarrow \left\{ \begin{align} & Z=\sqrt{2{{R}_{0}}[{{R}_{0}}+r]} \\ & \cos \varphi =\dfrac{{{R}_{0}}}{Z}=\sqrt{\dfrac{{{R}_{0}}+r}{2{{R}_{0}}}}\Rightarrow \cos \varphi >\dfrac{1}{\sqrt{2}} \\ \end{align} \right. $

Câu 45.

Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp, trong đó cuộn dây không thuần cảm có cảm kháng \[14\Omega \] và điện trở \[r=12\Omega \]. Tụ C có dung kháng \[30\Omega \]. Điều chỉnh R đến giá trị bằng bao nhiêu để công suất tiêu thụ trên R lớn nhất?

[A]. 16 Ω.
[B]. 24 Ω.
[C]. 20 Ω.
[D]. 18 Ω.

Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ trên R lớn nhất thì: $R=\sqrt{{{r}^{2}}+{{\left[ {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right]}^{2}}}=20\Omega $

Câu 46.

Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp, trong đó cuộn dây có thêm điện trở trong r. Biết rằng R của mạch thay đổi được. Thay đổi R cho đến khi \[R={{R}_{o}}\] thì công suất tỏa nhiệt trên R đạt cực đại. Khi đó, giá trị cực đại của \[{{P}_{R}}\] là

[A]. \[{{P}_{R\max }}=\dfrac{{{U}^{2}}}{2r+\sqrt{{{r}^{2}}+{{[{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}]}^{2}}}}. \]
[B]. \[{{P}_{R\max }}=\dfrac{{{U}^{2}}}{2\sqrt{{{r}^{2}}+{{[{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}]}^{2}}}}. \]
[C]. \[{{P}_{R\max }}=\dfrac{{{U}^{2}}}{2r+2\sqrt{{{r}^{2}}+{{[{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}]}^{2}}}}. \]
[D]. \[{{P}_{R\max }}=\dfrac{{{U}^{2}}}{r+2\sqrt{{{r}^{2}}+{{[{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}]}^{2}}}}. \]

Thay đổi R cho đến khi \[R={{R}_{o}}\] thì công suất tỏa nhiệt trên R đạt cực đại. Khi đó, giá trị cực đại của \[{{P}_{R}}\] là \[{{P}_{R\max }}=\dfrac{{{U}^{2}}}{2r+2\sqrt{{{r}^{2}}+{{[{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}]}^{2}}}}. \]

Câu 47.

Một đoạn mạch gồm biến trở R mắc nối tiếp với cuộn dây có độ tự cảm L = 0,08 [H] và điện trở thuần\[r=32\Omega \]. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp dao động điều hoà ổn định có tần số góc 300 [rad/s]. Để công suất toả nhiệt trên biến trở đạt giá trị lớn nhất thì điện trở của biến trở phải có giá trị bằng bao nhiêu?

[A]. 56 Ω.
[B]. 24 Ω.
[C]. 32 Ω.
[D]. 40 Ω.

${{Z}_{L}}=24\Omega $ Để công suất toả nhiệt trên biến trở đạt giá trị lớn nhất thì: $R=\sqrt{{{r}^{2}}+Z_{L}^{2}=40\Omega }$

Câu 48.

Cho một mạch gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm có cảm kháng \[30\Omega \], điện trở thuần \[5\Omega \] và một tụ điện có dung kháng \[40\Omega \]. Điện áp hiện dụng giữa hai đầu mạch là 200 V. Phải điều chỉnh R đến giá trị bằng bao nhiêu để công suất tiêu thụ trên cuộn dây có giá trị lớn nhất

[A]. \[5\Omega \] .
[B]. \[0\Omega \] .
[C]. \[10\Omega \] .
[D]. \[11,2\Omega \] .

Công suất tiêu thụ trên cuộn dây: ${{P}_{day}}={{I}^{2}}r=\dfrac{{{U}^{2}}}{{{\left[ R+r \right]}^{2}}+{{\left[ {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right]}^{2}}}r$ $\to $ Để công suất tiêu thụ trên cuộn dây có giá trị lớn nhất thì: $R=0\Omega $

Câu 49.

Cho mạch điện xoay chiều gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm có điện trở r với \[{{Z}_{L}}=r=\dfrac{{{Z}_{C}}}{3}. \] Khi điều chỉnh giá trị của R thì nhận định nào dưới đây không đúng?

[A]. Khi công suất tiêu thụ trên mạch cực đại thì hệ số công suất của mạch là \[\dfrac{\sqrt{2}}{2}. \]
[B]. Khi cường độ hiệu dụng của dòng điện cực đại thì mạch xảy ra cộng hưởng điện.
[C]. Với mọi giá trị của R thì dòng điện luôn sớm pha hơn so với điện áp hai đầu mạch.
[D]. Khi công suất tiêu thụ trên R cực đại thì \[R=\sqrt{5}{{Z}_{L}}. \]

+ Khi công suất tiêu thụ trên mạch cực đại thì: $R+r=\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|\to R+r=\left| r-3r \right|\Rightarrow R=r$ $\Rightarrow \cos \varphi =\dfrac{\sqrt{2}}{2}$. Vậy A đúng + Cường độ hiệu dụng của dòng điện: $I=\dfrac{U}{\sqrt{{{\left[ R+r \right]}^{2}}+{{\left[ {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right]}^{2}}}}$ $\to {{I}_{\max }}$ khi $R=0\Omega $. Vậy B sai. + $\tan \varphi =\dfrac{{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}}{R+r}$. Vì ${{Z}_{L}}

Chủ Đề