Diễn văn kỷ niệm 25 năm ngày ra trường năm 2024

Gio doc lai van thay xuc dong qua, ma Thang ko sua lai cho "co 2 nguoi chung ta ko bao gio gap lai" la chi mot nguoi thoi chu. Chuc moi nguoi khoe va cong viec tot nha.

Gửi từ iPhone của tôi

Phan Hoang Lam

unread,

Jun 2, 2011, 9:35:15 PM6/2/11

to chuyent...@googlegroups.com

Ngày 6/3/2011 7:09 AM, Phan Thi Thu Huyen viết:

Hi all,

Hava a nice weekend! Thắng và Huyền cũng bị nhầm thêm là: Số 2 là hơi ít vì nếu ko có buổi gặp mặt đó chắc chúng ta phải có hơn nửa lớp có thể chúng ta ko bao giờ gặp lại [khái niệm này hiểu theo nghĩa của câu thơ: Vắng anh thì lòng em như đã chết]! Chúng ta có quyền hy vọng buổi lễ kỷ niệm 80 năm sẽ đông đủ hơn và hoành tráng hơn! Anh em chúng ta nỗ lực tập luyện sk để đến ngày đó gặp mặt nhé! Cheers, HL

Phan Thi Thu Huyen

unread,

Jun 2, 2011, 10:29:28 PM6/2/11

to chuyent...@googlegroups.com

Hieu theo y cua Lam cung duoc nhung h nghi y cua Thang khac co, cau noi ky niem 80 nam thi huyen xin rut thoi h ko song duoc lau nhu vay dau "da tho da nhuc " chu duoc gi dau hihi.

Tran Quoc Khuyen

unread,

Jun 2, 2011, 10:32:00 PM6/2/11

to chuyent...@googlegroups.com

Noi chung la dung nen song den 80 ma phai song bang hai lan 80 y hoho

Hehe, co giao coi thi ma van viet mail duoc nhey

Phan Hoang Lam

unread,

Jun 2, 2011, 11:20:25 PM6/2/11

to chuyent...@googlegroups.com

Ngày 6/3/2011 9:32 AM, Tran Quoc Khuyen viết:

H & K à! có phải ý là "đa ......tổn thọ và đa thọ thì đa nhục"! biết đời ngắn thế cứ fang cật lực đi đằng nào rồi cũng về với 3 tấc đất! we are on the way to the death! tiến lên!

Phan Thi Thu Huyen

unread,

Jun 3, 2011, 12:03:16 AM6/3/11

to chuyent...@googlegroups.com

Duoc nghi ko phai di coi thi, cau khan truong cuoi vo di lam chi ma lau the nguoi ta con cai due hue ca roi Phan Huyen

Phan Hoang Lam

unread,

Jun 3, 2011, 3:05:42 AM6/3/11

to chuyent...@googlegroups.com

LỜI KÊU GỌI BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC NGÀY 5-6-2011

Bởi ngoclinhvugia

LỜI KÊU GỌI

Sea Free Blog

May 30, 2011

//pvhai.blogspot.com/2011/05/loi-keu-goi.html

NHẬT KÝ YÊU NƯỚC KÊU GỌI TUẦN HÀNH ÔN HÒA PHẢN ĐỐI TRƯỚC ĐẠI SỨ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI HÀ NỘI VÀ LÃNH SỰ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH [vào ngày Chủ Nhật 5/6/2011, bắt đầu lúc 8h sáng]

Thưa các bạn!

Trung Quốc đã trưng ra bản đồ 12 đoạn “lưỡi bò” tuyên bố 80% diện tích biển ĐÔNG là của họ trong đó ôm trọn cả 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa CỦA VIỆT NAM!

Không dừng lại ở tuyên bố chủ quyền bất chấp luật pháp và căn cứ lịch sử ấy, Trung Quốc ngang nhiên bắt ngư dân, tịch thu tàu, ngư cụ và cấm dân ta đánh bắt cá tại ngư trường truyền thống mà ta đã gắn bó hàng nghìn đời nay!

Mới đây, Trung Quốc đã huy động 3 tàu hải giám tấn công tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam ta, điều đáng nói tàu Trung Quốc đã vào sâu trong lãnh hải của Việt Nam, ngang ngược tấn công tàu Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế chứ không phải vùng biển đang tranh chấp chủ quyền, mặt khác, họ trơ tráo gọi đây là hành động “bình thường”.

Xét thấy những hành động gây hấn từ phía Trung Quốc không hề hiếm hoi mà gần đây ĐANG NGÀY CÀNG GIA TĂNG không những đối với Việt Nam mà còn đe dọa cả những nước trong khu vực đang tranh chấp, trong đó có Philippines.

Căn cứ lời gợi ý của Thiếu tướng, lão thành cách mạng, cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, một lão tướng có thâm làm việc ngoại giao với Trung Quốc, ông cho rằng chính quyền nên tạo điều kiện để dân chúng bày tỏ lòng yêu nước của mình trong đó có cả những cuộc biểu tình, lên tiếng phản đối công khai. Đó cũng là ý kiến của Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch UB Mặt trận TQ TP.HCM. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện – Viện trưởng Viện Hán-Nôm đã phát lời đề nghị các tổ chức đoàn thể tại Việt Nam huy động một cuộc tuần hành tương tự nhưng tới nay vẫn chưa có tổ chức, đoàn thể nào tại Việt Nam lên tiếng ủng hộ.

Căn cứ vào điều 69 Hiến Pháp năm 1992 của Việt Nam có quy định về quyền được biểu tình của người dân.

Căn cứ vào cuộc thăm dò mới đây của NHẬT KÝ YÊU NƯỚC với gần 400 người, trong đó có gần 300 người đa số là thanh niên, giới trẻ, cho biết họ sẵn sàng tham gia một cuộc tuần hành ông hòa, với mục đích thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, mong muốn hô to khẩu hiệu phản đối hành động bá quyền, ngang ngược của Trung Quốc.

TỪ ĐÓ…

NHẬT KÝ YÊU NƯỚC cho rằng, một cuộc tuần hành như vậy có thể sẽ không làm cho TRUNG QUỐC dừng tay THẾ NHƯNG đó là một cơ hội huy động sự chú ý của QUỐC TẾ, huy động sự chú ý của toàn dân tộc VIỆT NAM bất kể đảng phái, chính kiến, tôn giáo, trong hay ngoài nước…hễ ai mang dòng máu VIỆT NAM đều gánh trên vai trách nhiệm với TỔ QUỐC khi TỔ QUỐC đang lâm nguy!!!

Chúng ta nhớ rằng năm 2007, một cuộc biểu tình chưa từng có tiền lệ đã diễn ra bởi những thanh niên trẻ yêu nước, họ đã tập trung phản đối trước đại sứ quán Trung Quốc ở cả thủ đô lẫn TP.HCM.

VẬY NÊN, NHẬT KÝ YÊU NƯỚC KÊU GỌI TUẦN HÀNH ÔN HÒA PHẢN ĐỐI TRƯỚC ĐẠI SỨ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI HÀ NỘI VA LÃNH SỰ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI THÀNH PHỐHỒ CHÍ MINH vào ngày 5/6/2011

Cuộc tuần hành này KHÔNG CÓ người chỉ huy, cầm đầu mà tất cả những ai cảm thấy bất bình, muốn bày tỏ lòng yêu nước đều có thể tham gia và vận động người thân, bạn bè tham gia!

Đây là một CUỘC TUẦN HÀNH ÔN HÒA, HOÀN TOÀN BẤT BẠO ĐỘNG! Hoàn toàn hợp với HIẾN PHÁP VIỆT NAM.

Để đảm bảo điều đó, NKYN trân trọng để nghị những người tham gia thực hiện NGHIÊM TÚC những lưu điểm sau:

Thời gian và địa điểm 8h sáng ngày 5/6/2011 tại cả hai địa điểm: Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội: 46 Phố Hoàng Diệu, Quận Ba Đình. Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM: 39 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1.

KHÔNG MANG bất kỳ vật nhọn, hung khí, chất có thể gây cháy, nổ, nào trong người để tránh bị hiểu nhầm là thành phần xấu.

KHÔNG MANG bất kỳ biểu ngữ nào khác ngoài những biểu ngữ có nội dung “phản đối Trung Quốc”. Những khẩu hiệu NKYN gợi ý gồm: “PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC GÂY HẤN”, “TRƯỜNG SA, HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM”, “TRUNG QUỐC PHẢI CHẤM DỨT GÂY HẤN”, “TRUNG QUỐC PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO VIỆT NAM”, “TRẢ LẠI TRƯỜNG SA, HOÀNG SA”, “PHẢN ĐỐI ĐƯỜNG LƯỠI BÒ PHI PHÁP”…V..V.. Các biểu ngữ này có thể viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Trung, có thể viết tay trên giấy khổ lớn hoặc in vi tính. Nên là những màu sắc dễ đọc, gây chú ý.

KHÔNG ĐƯỢC đốt cờ, chống trả lực lượng công an giữ trật tự, hay có những hành động quá khích…

KHUYẾN KHÍCH cầm mang theo cờ Việt Nam, áo in màu cờ Việt Nam, ảnh Hồ Chí Minh…

CHÚNG TÔI KÊU GỌI CÁC BẠN, NHỮNG AI QUAN TÂM VÀ BẤT MÃN TRƯỚC NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN, NGANG NGƯỢC CỦA TRUNG QUỐC TRONG THỜI GIAN QUA THAM GIA CUỘC TUẦN HÀNH NGÀY 5/6/2011. CÁC BẠN CÓ THỂ GIÚP SỨC CHO CUỘC TUẦN HÀNH DIỄN RA BẰNG CÁCH CHUYỀN VĂN BẢN NÀY TỚI BẠN BÈ, NGƯỜI THÂN QUA NHỮNG PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN NHƯ TIN NHẮN SMS, BLOG, FACEBOOK, TWITTER,…V..V… HÃY ĐỪNG SỢ SỆT VÌ CÁC BẠN ĐANG ĐỨNG VỀ PHÍA CHÍNH NGHĨA, VỀ PHÍA TỔ QUỐC!!! VÀ CHÚNG TA KHÔNG THỂ ĐỢI LÂU HƠN NỮA ĐỂ CẤT LÊN TIẾNG NÓI!!!

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” – Hồ Chí Minh.

CHÚC TẤT CẢ CHÚNG TA SỨC KHỎE VÀ CHÚC CUỘC TUẦN HÀNH THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP!

VIỆT NAM MUÔN NĂM !!! Nguồn: Nhật Ký Yêu Nước

Ngày 6/3/2011 11:03 AM, Phan Thi Thu Huyen viết:

Zidan

unread,

Jun 3, 2011, 3:23:48 AM6/3/11

to Chuyentoan12A3

Cẩn thận bị kích động nhá,.... :]

On Jun 3, 2:05 pm, Phan Hoang Lam wrote: \> *LỜI KÊU GỌI BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC NGÀY 5-6-2011*... \> \> read more » \> \> Bởi ngoclinhvugia \> \> *_LỜI KÊU GỌI _*** \> \> *Sea Free Blog * \> \> *May 30, 2011* \> \> //pvhai.blogspot.com/2011/05/loi-keu-goi.html \> \> ** \> \> *NHẬT KÝ YÊU NƯỚC KÊU GỌI TUẦN HÀNH ÔN HÒA PHẢN ĐỐI TRƯỚC ĐẠI SỨ QUÁN

\> TRUNG QUỐC TẠI HÀ NỘI VÀ LÃNH SỰ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

\> MINH [vào ngày Chủ Nhật 5/6/2011, bắt đầu lúc 8h sáng]*

\> *TỪ ĐÓ… \> * \> *NHẬT KÝ YÊU NƯỚC* cho rằng, một cuộc tuần hành như vậy có thể sẽ không

\> làm cho TRUNG QUỐC dừng tay THẾ NHƯNG đó là một cơ hội huy động sự chú ý \> của QUỐC TẾ, huy động sự chú ý của toàn dân tộc VIỆT NAM bất kể đảng \> phái, chính kiến, tôn giáo, trong hay ngoài nước…hễ ai mang dòng máu \> VIỆT NAM đều gánh trên vai trách nhiệm với TỔ QUỐC khi TỔ QUỐC đang lâm \> nguy!!! \> \> Chúng ta nhớ rằng năm 2007, một cuộc biểu tình chưa từng có tiền lệ đã \> diễn ra bởi những thanh niên trẻ yêu nước, họ đã tập trung phản đối \> trước đại sứ quán Trung Quốc ở cả thủ đô lẫn TP.HCM. \>

\> *VẬY NÊN, NHẬT KÝ YÊU NƯỚC KÊU GỌI TUẦN HÀNH ÔN HÒA PHẢN ĐỐI TRƯỚC ĐẠI

\> SỨ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI HÀ NỘI VA LÃNH SỰ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI THÀNH PHỐHỒ

\> CHÍ MINH vào ngày 5/6/2011*

\> \> Cuộc tuần hành này KHÔNG CÓ người chỉ huy, cầm đầu mà tất cả những ai \> cảm thấy bất bình, muốn bày tỏ lòng yêu nước đều có thể tham gia và vận \> động người thân, bạn bè tham gia! \> \> Đây là một CUỘC TUẦN HÀNH ÔN HÒA, HOÀN TOÀN BẤT BẠO ĐỘNG! Hoàn toàn hợp \> với HIẾN PHÁP VIỆT NAM. \>

\> *Để đảm bảo điều đó, NKYN trân trọng để nghị những người tham gia thực \> hiện NGHIÊM TÚC những lưu điểm sau:*

\> *Nguồn: _Nhật Ký Yêu Nước _*

\> \> Ngày 6/3/2011 11:03 AM, Phan Thi Thu Huyen viết: \> \> \> \> \> \> > Duoc nghi ko phai di coi thi, cau khan truong cuoi vo di lam chi ma \> > lau the nguoi ta con cai due hue ca roi \> > Phan Huyen \> \> > On Jun 3, 2011, at 9:32 AM, "Tran Quoc Khuyen"

\> > wrote: \> \> >> Noi chung la dung nen song den 80 ma phai song bang hai lan 80 y hoho \> \> >> Hehe, co giao coi thi ma van viet mail duoc nhey \>

\> >> -------- \> \> >> *From:*chuyent...@googlegroups.com \> >> \> >> [mailto:chuyent...@googlegroups.com \> >> ] *On Behalf Of *Phan Thi Thu \> >> Huyen \> >> *Sent:* Thursday, June 02, 2011 7:29 PM \> >> *To:* chuyent...@googlegroups.com \> >> \> >> *Subject:* Re: [Chuyentoan12A3] Diễn văn kỷ niệm 15 năm ra trường

\> >> [đăng lại nhân kỷ niệm tròn 1 tháng tổ chức gặp mặt Cửa Lò] \> \> >> Hieu theo y cua Lam cung duoc nhung h nghi y cua Thang khac co, cau \> >> noi ky niem 80 nam thi huyen xin rut thoi h ko song duoc lau nhu vay \> >> dau "da tho da nhuc " chu duoc gi dau hihi. \> \> >> Gửi từ iPhone của tôi \>

\> >> On Jun 3, 2011, at 8:35 AM, Phan Hoang Lam >> > wrote: \> \> >>> Ngày 6/3/2011 7:09 AM, Phan Thi Thu Huyen viết: \> \> >>> Gio doc lai van thay xuc dong qua, ma Thang ko sua lai cho "co 2 nguoi chung ta ko bao gio gap lai" la chi mot nguoi thoi chu. Chuc moi nguoi khoe va cong viec tot nha. \> \> >>> Gửi từ iPhone của tôi \>

\> >>> On Jun 1, 2011, at 6:35 PM, Zidan< clbs...@gmail.com > wrote: \> \> >>> DIỄN VĂN KỶ NIỆM 15 NĂM RA \> >>> TRƯỜNG \> \> >>> Kính thưa các Thầy, cô giáo! \> >>> Thưa toàn thể các bạn! \> \> >>> Sau 15 năm, kể từ ngày rời mái trường CTB, hôm nay, lớp 12A3 \> >>> khóa 1993-1996 tụ họp về đây cùng tổ chức "Kỷ niệm 15 ngày \> >>> ra trường". \> >>> Đến dự buổi lể hôm nay xin trân trọng giới thiệu: \> >>> - Cô Cúc \> >>> - Thầy Vinh \> \> >>> Đề nghị tất cả chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh. \> \> >>> Kính thưa các Thầy, cô giáo! \> >>> Thưa toàn thể các bạn! \> >>> Ba năm gắn bó trên mái trường \> >>> 15 năm chia xa để có được một ngày hội ngộ. \> >>> Thiêng liêng và ý nghĩa biết bao khi mục đích của lớp 12A3 tụ \> >>> họp về đây để ôn lại những kỷ niệm xưa, gặp bạn cũ và khơi \> >>> gợi lại trong nhau những hồi ức đẹp đẽ tuổi thần tiên sau 15

\> >>> năm xa cách. Đặc biệt, chúng ta- Hide quoted text - \> \> - Show quoted text -

Nguyen Tat Thang

unread,

Jun 3, 2011, 4:35:26 AM6/3/11

to chuyent...@googlegroups.com

Đừng để mắc bẫy trong 'phép thử' của Bắc Kinh

03/06/2011 12:02

[VTC News] - Sức nóng của chủ đề biển Đông đang sôi sục trên khắp các mặt báo và diễn đàn đã thể hiện lòng yêu nước và quan tâm đến vận mệnh dân tộc của đông đảo người dân Việt Nam. Cùng với đó, hàng loạt các chủ đề nóng đã xuất hiện, như những ý kiến đưa vấn đề ra tòa án quốc tế, đa phương hóa, quốc tế hóa; và quan trọng nhất là thể hiện lòng yêu nước theo cách nào để không bị nước ngoài lợi dụng cho những luận điệu cáo buộc bất lợi cho ta.

Xung quanh chủ đề này, VTC News đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Hồng Thao, chuyên gia về nghiên cứu biển Đông ĐHQGHN, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, hiện đảm nhiệm vai trò Đại sứ Việt Nam tại Malaysia.

Đừng để mắc bẫy trong "phép thử" của Trung Quốc

- Thưa ông, trước nay, Việt Nam luôn bày tỏ thái độ nhất quán và cương quyết với các vấn đề chủ quyền trên biển Đông. Tuy nhiên, phản ứng lần này của ta trước động thái mới nhất của phía Trung Quốc dường như có phần cứng rắn hơn. Ông đánh giá thế nào về nhận xét này?- Nói đúng hơn, đây giống như một cuộc phát động xâm lược - xâm lược ở đây không phải là chiến tranh, mà mang nhiều ý nghĩa, với nhiều giai đoạn, mà vụ tàu Bình Minh 02 chính là một "phép thử". Nếu ta không phản ứng cương quyết, họ sẽ tiếp tục lấn tới, và càng lúc càng phức tạp hơn.

![][//ci3.googleusercontent.com/proxy/whd1goxR-IKqJo1_1ohLtM5Jekp_dKFXuuHQdrapMvJHipX13UMQ97DgoAM5qzltgDEIcQyX_JEvsNx7JrEyJDk2WCy7FICRMp8=s0-d-e1-ft

//farm.vtc.vn/media/vtcnews/2011/06/03/IMG2422.JPG] "Cả Việt Nam là một tàu sân bay lớn" - PGS. TS Nguyễn Hồng Thao

[Ảnh: Thành Lương]

- Tuy nhiên, theo quan sát, Trung Quốc đã tỏ ra khôn ngoan trong "phép thử" này, khi cố gắng bẻ lái dư luận bằng cách đưa ra những cáo buộc ngược về phía ta. Không những thế, họ cũng sử dụng báo chí một cách đắc sách khi giữ nguồn tin ngoại giao trên mặt báo và đẩy những luận điệu gây hấn sang các diễn đàn, trong khi "diễn đàn" lại chiếm vị trí trang trọng trên mục quân sự các báo, với sự góp mặt của nhiều chuyên gia.

Theo ông, báo chí Việt Nam phải làm sao để vừa hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền, vừa không bị lợi dụng cho những cáo buộc "gây hấn" của Trung Quốc?

- Đó đúng là một kinh nghiệm mà Trung Quốc đã rút ra được. Chính vì vậy, báo chí chúng ta nêu cao tinh thần dân tộc, nhưng nếu có những bài viết quá sa đà, nặng nề, chính là đang "mắc bẫy" họ.

Về cơ bản, thực chất, chúng ta lên tiếng về những gì thuộc về chính nghĩa của mình. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là chấm dứt đàm phán, chấm dứt quan hệ, hô hào "bài trừ, cắt đứt" hết, như một số người quá khích.

Tinh thần lên cao, nhưng phải đi kèm với sự tỉnh táo, nhìn vào toàn cục, hết sức tránh những việc có thể tạo cớ cho họ tiếp tục gây hấn với ta.

Kiện chưa hẳn là giải pháp

- Nói về việc giải quyết, hiện nay trong dư luận đang nhắc nhiều đến vấn đề đưa vụ việc ở biển Đông ra Tòa án Quốc tế. Ông đánh giá thế nào về khả năng này?

- Trước hết, nếu muốn kiện lên Tòa án Quốc tế thì phải đúng quy trình, thủ tục. Thẩm quyền xét xử của Tòa án Quốc tế theo quy định được xác lập trên cơ sở đồng thuận của các bên tranh chấp. Như vậy, nếu phía Trung Quốc không đồng ý thì Tòa án cũng không đủ cơ sở để xác lập quyền tài phán.

![][//ci3.googleusercontent.com/proxy/cs8UTPqTkhzEa2tjxuWUKKOoPlQNKaRxlDsjygFoXrWUDemRy3HWT19qg-OMGyF8CainsTfOIbHmVKnFdBcNLRVgZLsSPTBKMwhX2A5gyzaVUluhMpRYI8_tuhgL0NDVfugZyjpKbLmUBUKxKfcUOmRttTfIDcStXzzvbg=s0-d-e1-ft

//farm.vtc.vn/media/vtcnews/2011/06/02/nine-dash_line_map_of_the_south_china_sea_claims_-_taiwan.jpg] "Tất nhiên, tòa sẽ không đời nào chấp thuận đường lưỡi bò của Trung Quốc, nhưng cũng chưa chắc đã có một kết quả hoàn toàn theo mong đợi của ta."

Mặt khác, ngay cả khi Trung Quốc đồng thuận, thì tranh chấp này, về bản chất xét cho cùng là tranh chấp chủ quyền trên 2 quần đảo. Trong khi đó, tất cả những người nghiên cứu luật quốc tế đều biết rằng quy chế các đảo trong Công ước Luật biển 1982 cũng như các nguồn khác của luật biển đều chưa thực sự rõ ràng và phụ thuộc rất nhiều vào cách giải thích của các bên. Ngay cả bản thân mỗi khái niệm, định nghĩa trong Công ước vẫn tiếp tục là những vấn đề gây tranh cãi.

Cho nên, về mặt pháp lý, ta có ưu thế rõ ràng, nhưng không có nghĩa là chắc chắn chiến thắng trước tòa. Theo án lệ từ trước đến nay, tòa thường có xu hướng xử "phân đôi", hai bên cùng có lợi và cùng chịu thiệt. Nhưng chủ quyền quốc gia có thể thỏa thuận theo hướng đó được không? Người dân Việt Nam có chấp thuận mất dù chỉ một phần chủ quyền thiêng liêng và toàn vẹn không?

Cho nên, mấy ngày nay, nhiều người đề cập đến vấn đề "kiện". Tất nhiên, điều đó thể hiện lòng yêu nước đáng quý. Tuy nhiên, vô hình trung, lại định hướng cho người dân: Đã chắc chắn như vậy, vì sao chính phủ chưa làm ngay? Có phải là quá nhu nhược?

Sự thật thì, chúng ta phải cân nhắc tất cả các yếu tố, tình huống.

![][//ci4.googleusercontent.com/proxy/S3UPwVyC8mmvhoNT_FvpSUv5ZrN8ou8xUcAd9o-VqFABVwPqOnf6A9__zjH2moCFYpjCHE-N1Zo5nmyCSHvHJhk7Ejcn9DwHbDHGvAI6w9WcuXMZ=s0-d-e1-ft

//farm.vtc.vn/media/vtcnews/2011/05/12/nguyen-phuong-nga.jpg] Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga: "Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực tranh chấp."

- Một trong những thành công lớn của ngoại giao Việt Nam những năm gần đây là hoàn tất đàm phán và phân giới cắm mốc biên giới trên bộ với Trung Quốc, cũng sau nhiều năm kiên trì đàm phán. Theo kinh nghiệm của ông qua nhiều năm làm công tác biên giới, đàm phán trên biển có những thuận lợi và khó khăn gì so với đàm phán trên đất liền? Triển vọng và lộ trình?

- Thực ra, đàm phán trên biển, nếu thực sự thiện chí, có khá nhiều thuận lợi.

Thứ nhất, đàm phán trên đất liền liên quan trực tiếp đến lợi ích cục bộ của người dân: nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả..., cho nên nếu có bất kỳ vấn đề nào, phản ứng sẽ mạnh hơn rất nhiều. Sở dĩ hiện nay có thể phản ứng mạnh trên biển, cũng là vì đã hoàn thành trên đất liền; còn trước đây, biên giới trên đất liền vẫn là ưu tiên số 1.

Thứ hai, trên đất liền phải có cắm mốc, phân giới, với đầu tư rất lớn về kĩ thuật, nhân lực, vật lực... Còn đàm phán trên biển, nếu thực sự thiện chí, thì chỉ cần vài tấm bản đồ, thước kẻ, cứ theo tọa độ vạch ra. Ví như đàm phán Vịnh Bắc Bộ, khi đã đạt được thiện chí và nhận thức chung, thì chỉ từ năm 1996 đến năm 2000 là hoàn thành, trong khi biên giới trên bộ, chỉ tính riêng giai đoạn đàm phán thực chất, thì cũng kéo dài từ 1991 đến tận năm vừa rồi.

Cho nên, đối với đàm phán trên biển, quan trọng nhất vẫn là thiện chí của các bên. Tuy nhiên, đạt được thiện chí từ tất cả các bên lại chính là yếu tố nan giải nhất. [cười]

Đa phương và quốc tế hóa phải nhìn từ 2 mặt

- Thế còn một mối quan tâm khác của dư luận, vấn đề song phương và đa phương?

- Thực chất ở đây ít nhiều có sự hiểu lầm, do định hướng chưa chính xác của một số báo. Chúng ta phải tranh thủ tất cả các diễn đàn. Về thỏa thuận nguyên tắc, quan điểm của ta hết sức rõ ràng: những vấn đề nào là song phương thì phải giải quyết song phương, vấn đề nào là đa phương thì phải giải quyết đa phương. Phía Trung Quốc thì muốn tất cả đều phải giải quyết song phương, nên đến giờ vẫn còn tranh cãi ở điểm đó.

![][//ci3.googleusercontent.com/proxy/S-kDxsJFPp52rPs40nF85eUksTjO6pFSEwYpk96xE08Hzqn0ZLkUseIVfewdVHmmHxwa8-KHpAnS8izoWvBHIdZ9_LhUnNNpZYsCvr9v=s0-d-e1-ft

//farm.vtc.vn/media/vtcnews/2011/06/01/asean-forum.jpg] Việt Nam đã thực sự thành công trong Năm Chủ tịch ASEAN 2010

Thực sự, vấn đề này phải được giải quyết tổng thể, và không gì hơn là phải đàm phán. Kinh nghiệm lịch sử từ xưa đến nay, thậm chí qua các cuộc chiến tranh trên thế giới, cuối cùng tất cả cũng phải quay lại bàn đàm phán. Như vậy, không có lý do gì lại cắt đi một chiếc cầu của chính mình.

Tất nhiên, về lý thuyết, thế giới là bình đẳng, nhưng trên thực tế, các nước lớn luôn dùng nhiều loại sức ép, cả chính trị, kinh tế và quân sự để áp đặt ý đồ của mình lên các nước nhỏ. Trong bối cảnh đó, giải pháp tối ưu là phải xác định được thế mạnh của bản thân mình. Với trường hợp của ta, cần phải đẩy mạnh mặt trận ngoại giao - pháp lý, làm cho cả dân ta, dân họ và cả cộng đồng quốc tế hiểu và ủng hộ.

- Qua thành công rực rỡ của Năm Chủ tịch ASEAN 2010, đặc biệt qua việc vấn đề biển Đông được đưa ra diễn đàn ARF hồi tháng 7, người ta cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề "quốc tế hóa" và "ASEAN hóa"?

- Ngay hồi tháng 7 năm ngoái, tôi đã có bài phân tích với chủ đề: Vấn đề biển Đông không cần "quốc tế hóa", bởi bản thân nó đã là một vấn đề quốc tế. Khi lạm dụng thuật ngữ "quốc tế hóa", tức là chúng ta đang tạo cơ hội cho Trung Quốc cáo buộc mình phức tạp hóa vấn đề, trong khi chính Trung Quốc mới là bên thường xuyên gây phức tạp.

Hơn nữa, cần nhìn nhận từ cả 2 mặt của vấn đề. Bản thân Trung Quốc cũng phải đứng trước một bài toán không hề đơn giản. Một mặt, họ phải khẳng định sự hiện diện ở đây, đẩy bớt sự có mặt của Mỹ, làm cho các nước trong khu vực ngả theo họ. Nhưng nếu làm quá, rất có thể Mỹ sẽ là bên được lợi. Thứ nhất, quan hệ giữa 2 nước xã hội chủ nghĩa, cho dù không hoàn toàn cùng ý thức hệ. Thứ hai, Mỹ có cớ để nhảy vào, trong khi hiện tại vẫn đang loay hoay tìm cớ. Thứ ba, Mỹ được lợi từ việc bán vũ khí và phát động chạy đua vũ trang.

![][//ci6.googleusercontent.com/proxy/OoXXQJt4VimkeaN7LJLBLibcYEBxC0kzc4_XVRcNL2Cj1exYGZpdlo0nxxRtxO3n1N0Dpuiz_pEFl8kb6ni4mHJ_aYDN2OwVHdadpNK7S5tdJVA=s0-d-e1-ft

//farm.vtc.vn/media/vtcnews/2011/06/03/Tiananmen-Square.jpg] Nếu tiếp tục gây hấn, Bắc Kinh sẽ tự mình phá hủy hình ảnh "trỗi dậy hòa bình" mà họ đã dày công xây dựng

Chưa kể, nếu chiến tranh nổ ra, Mỹ có thể dựng lại "hàng rào chúa đảo" bao vây Trung Quốc, chặn đường xuất khẩu hàng hóa. Và thiệt hại lớn nhất đối với Trung Quốc chính là tổn hại đến hình ảnh một Trung Quốc "trỗi dậy hòa bình" mà họ mất rất nhiều công xây dựng lâu nay. Khi niềm tin của quốc tế đã mất đi thì khó mà xây dựng lại được.

Hơn nữa, khi bên ngoài có biến thì các vấn đề nội tại trong lòng Trung Quốc cũng sẽ được dịp bùng lên. Cho nên, nếu chỉ nhìn về mặt quân sự, thì dường như việc xuất quân của Trung Quốc là hết sức dễ dàng, nhưng đánh thì dễ, giữ mới là nan giải. Trung Quốc càng hung hăng, Mỹ càng có cơ hội.

Đừng cho rằng việc Mỹ nhảy vào Đông Nam Á sẽ đem lại toàn thuận lợi; càng không nên suy nghĩ đơn giản về "quốc tế hóa". Với sự thực dụng của Mỹ, nếu Trung Quốc chịu nhượng bộ một số quyền lợi trên biển, Mỹ không dại gì tham chiến. Mặt khác, trong quan hệ quốc tế luôn cần có một "điểm nóng". Afghanistan đã tạm xong, Trung Đông đã gần tàn cuộc, lực lượng Mỹ hay liên quân Mỹ dưới cái ô của Liên Hợp Quốc đang tìm điểm đáp mới, và sẽ chẳng hay gì nếu điểm đáp mới đó là biển Đông.

Vấn đề của Việt Nam phải do Việt Nam tự mình giải quyết!

Cả Việt Nam là một tàu sân bay lớn

- Còn việc Trung Quốc tăng cường vũ khí quân sự, liên tục phát triển hệ thống tàu chiến, tàu ngầm và cả tàu sân bay?

![][//ci5.googleusercontent.com/proxy/ft_Zew23EhGupNion2EfRA_EIEjFvckAyccm47IqwU8u7440cKTaZJ2Ib95iu6DohObwnB-BXu-rzaTjjaVOySBMjHHeTwSdDksXzDc6_w=s0-d-e1-ft

//farm.vtc.vn/media/vtcnews/2011/05/29/12133403721n.jpg] Vũ khí áp đảo chưa chắc giúp nước lớn giành chiến thắng

- Ở thời kỳ hiện đại, một nước lớn chưa chắc đã thắng được một nước nhỏ, nếu nước nhỏ đó nắm được công nghệ. Hãy thử nhìn một mình Israel đối đầu với cả thế giới Ả Rập. Khi xưa, trong chiến tranh Anh - Argentina 1982, tàu chiến hiện đại nhất của Anh bấy giờ cũng đã bị 2 tên lửa Argentina đánh hỏng.

Cả Việt Nam đã là một tàu sân bay lớn, không có gì đáng ngại. Quan trọng nhất, vẫn là xác định được thế mạnh của mình và huy động được sức mạnh toàn diện, đồng thời có những chiến lược hợp lý, hợp thời nhất.

Chủ Đề