Dđiều kiện vận tải hàng hóa bằng đường bộ năm 2024

Bộ Giao thông vận tải [GTVT] vừa có văn bản yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý đảm bảo chấp hành đúng quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.

Theo Bộ GTVT, vừa qua, tại một số địa phương có hiện tượng xe kinh doanh vận tải chở hàng hóa, nguyên vật liệu quá khổ quá tải, xe chở hàng siêu trường, siêu trọng như tôn-thép cuộn, cống hộp, ống cọc bê tông không được chằng buộc và chèn chống theo quy định, gây tai nạn giao thông.

Do đó, Bộ GTVT yêu cầu sở GTVT các tỉnh, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn và yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa trên địa bàn thực hiện đúng quy định của pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, các quy định về xếp hàng hóa trên xe ô tô khi tham gia giao thông trên đường bộ tại Thông tư số 35/2013/TT-BGTVT.

Các sở GTVT phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô đối với đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, kết hợp với cao điểm xử lý vi phạm tải trọng phương tiện.

Đồng thời tuyên truyền các quy định của pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, tải trọng phương tiện; các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển và chủ phương tiện khi vi phạm quy định.

Cục Đường bộ có trách nhiệm tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô; kiểm soát tải trọng phương tiện theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GTVT./.

Doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Lào thì cần phải được Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt - Lào.

1. Điều kiện về kinh doanh vận tải

Doanh nghiệp có đủ điều kiện về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được Đăng ký khai thác vận tải hành khách tuyến cố định Việt – Lào theo quy định tại Điều 28 Nghị định 119/2021/NĐ-CP:

- Tuyến vận tải hành khách tuyến cố định liên vận Việt – Lào phải xuất phát và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam tại bến xe khách từ loại 01 đến loại 04 hoặc bến xe loại 05 thuộc địa bàn huyện nghèo theo quy định của Chính phủ.

- Phương tiện khai thác tuyến vận tải hành khách cố định giữa Việt Nam và Lào phải có lệnh vận chuyển. Lệnh vận chuyển cấp cho từng chuyến xe lượt đi và lượt về [trường hợp chuyến xe thực hiện trong nhiều ngày], cấp hàng ngày [trường hợp trong ngày thực hiện nhiều chuyến]. Lệnh vận chuyển do đơn vị kinh doanh vận tải ban hành theo Mẫu số 11 Phụ lục IV của Nghị định 119/2021/NĐ-CP và phải được đánh số thứ tự theo năm để quản lý.

2. Điều kiện về phương tiện, lái xe và người đi trên phương tiện khi hoạt động vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam – Lào của doanh nghiệp

2.1. Đối với phương tiện

- Phương tiện được cấp Giấy phép liên vận Việt - Lào là xe ô tô bao gồm: xe ô tô đầu kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo ô tô và phương tiện chuyên dùng lưu thông trên đường bộ có Giấy đăng ký phương tiện và biển số do cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp. Phương tiện bao gồm phương tiện thương mại và phương tiện phi thương mại.

- Phương tiện thương mại bao gồm:

+ Xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định;

+ Xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng và vận tải khách du lịch;

+ Xe ô tô vận tải hàng hóa;

+ Xe ô tô chuyên chở người, hàng hóa và xe máy chuyên dùng lưu thông trên đường bộ phục vụ các công trình, dự án, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên lãnh thổ Lào [không bao gồm xe ô tô và xe máy chuyên dùng sang Lào chủ yếu phục vụ thi công công trình, thời gian phục vụ thi công trên 30 ngày và kết thúc công trình mới về nước].

- Phương tiện thương mại phải được gắn thiết bị giám sát hành trình, có phù hiệu, biển hiệu và niên hạn sử dụng theo quy định.

Phạm vi hoạt động của phương tiện

- Phạm vi hoạt động: các phương tiện được phép hoạt động tại các tỉnh, thành phố của Bên ký kết kia và qua lại các cặp cửa khẩu theo quy định tại Nghị định thư.

- Phương tiện không được phép vận tải hàng hóa hoặc hành khách giữa hai điểm trong lãnh thổ của Bên ký kết kia.

Quy định về giấy tờ của phương tiện

Khi lưu hành, phương tiện phải có các giấy tờ còn hiệu lực cùng bản dịch tiếng Anh hoặc bản dịch tiếng quốc gia của nước đến có chứng thực [trừ trường hợp giấy tờ được in song ngữ Việt - Lào hoặc Việt - Anh, Lào - Anh] để trình các cơ quan hữu quan khi được yêu cầu, cụ thể:

- Các giấy tờ của phương tiện bao gồm:

+ Giấy đăng ký phương tiện;

+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

+ Giấy phép liên vận;

+ Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với bên thứ ba;

+ Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập.

- Đối với phương tiện vận tải hành khách, ngoài các giấy tờ của phương tiện vừa nêu trên phải có thêm các giấy tờ sau:

+ Danh sách hành khách tuyến cố định [đối với phương tiện vận tải hành khách theo tuyến cố định được quy định tại Phụ lục 1a của Thông tư 88/2014/TT-BGTVT] hoặc Danh sách hành khách đối với phương tiện vận tải hành khách theo hợp đồng và vận tải khách du lịch [đối với phương tiện vận tải hành khách theo hợp đồng và vận tải khách du lịch được quy định tại Phụ lục 1b của Thông tư 88/2014/TT-BGTVT].

+ Hợp đồng vận tải hành khách [đối với phương tiện vận tải hành khách theo hợp đồng].

- Đối với phương tiện vận tải hàng hóa, ngoài các giấy tờ của phương tiện vừa nêu trên phải có thêm các giấy tờ sau:

+ Vận đơn;

+ Tờ khai hải quan đối với hàng hóa [tham khảo tại công việc: Thủ tục khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu và Thủ tục khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu];

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch động, thực vật.

- Ngoài giấy phép liên vận, phương tiện vận tải chuyên chở hàng nguy hiểm, hàng có trọng tải hoặc kích thước vượt quá quy định khi vào lãnh thổ của Bên ký kết kia phải được cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết đó cấp giấy phép lưu hành đặc biệt theo quy định.

Quy định đối với lái xe

Lái xe điều khiển phương tiện qua lại biên giới phải có các giấy tờ còn hiệu lực sau:

- Giấy phép lái xe quốc gia hoặc quốc tế phù hợp với loại xe mà mình điều khiển.

- Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp [trừ đối tượng được miễn thị thực].

- Trong trường hợp hộ chiếu của lái xe và Giấy đăng ký phương tiện không do cùng một Bên ký kết cấp thì phải có thêm bản sao có chứng thực Hợp đồng lao động có thời hạn 01 năm trở lên cùng bản dịch tiếng Anh hoặc bản dịch tiếng quốc gia của nước đến của lái xe với doanh nghiệp hoặc thẻ tạm trú hoặc chứng minh thư ngoại giao.

Hình từ Internet

Ký hiệu phân biệt quốc gia của phương tiện

Ký hiệu phân biệt quốc gia của Lào là LAO; ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam là VN. Ký hiệu phân biệt quốc gia do cơ quan cấp phép phát hành cùng với việc cấp Giấy phép liên vận. Phương tiện của Việt Nam phải gắn ký hiệu phân biệt quốc gia ở góc phía trên bên phải của kính trước [nhìn từ trong xe].

3. Thủ tục cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt – Lào

- Thành phần hồ sơ:

+ Giấy đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Lào theo Mẫu số 01 Phụ lục IV Nghị định 119/2021/NĐ-CP;

+ Phương án kinh doanh vận tải theo Mẫu số 02 Phụ lục IV Nghị định 119/2021/NĐ-CP.

Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;

- Thẩm quyền cấp giấy phép: Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Hình thức nộp hồ sơ và trả kết quả: trụ sở cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc qua đường bưu chính hoặc hình thức trực tuyến.

- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thực hiện cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Lào. Trường hợp không cấp, phải thông báo bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

4. Thủ tục cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Lào

- Thành phần hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép đối với phương tiện thương mại gồm:

+ Giấy đề nghị cấp, cấp lại giấy phép theo Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định 119/2021/NĐ-CP;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký hoặc bản sao từ sổ gốc của Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô. Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải phải xuất trình thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân, hợp đồng dịch vụ hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh;

+ Bản sao văn bản thông báo khai thác tuyến, văn bản thay thế phương tiện hoặc văn bản bổ sung phương tiện của cơ quan quản lý tuyến và hợp đồng đón trả khách tại bến xe khách ở Việt Nam và bến xe khách hoặc nơi đón trả khách ở Lào [đối với phương tiện kinh doanh tuyến vận tải hành khách cố định giữa Việt Nam và Lào].

- Thành phần hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép đối với phương tiện phi thương mại và phương tiện phục vụ các công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên lãnh thổ Lào:

+ Giấy đề nghị cấp, cấp lại giấy phép theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị định 119/2021/NĐ-CP;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân;

+ Bản sao quyết định cử đi công tác của cơ quan có thẩm quyền [đối với trường hợp xe công vụ và xe của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế đi công tác];

+ Bản sao hợp đồng hoặc tài liệu chứng minh đơn vị đang thực hiện công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Lào [đối với doanh nghiệp phục vụ các công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Lào].

- Thẩm quyền cấp giấy phép:

+ Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào cho phương tiện của các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc các bộ, các tổ chức chính trị, xã hội ở trung ương, các cơ quan ngoại giao, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu đề nghị cấp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

+ Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào cho phương tiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn địa phương;

+ Sở Giao thông vận tải địa phương nơi có cửa khẩu biên giới giáp với Lào cấp giấy phép cho phương tiện phi thương mại của các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn các tỉnh khác của Việt Nam đi qua cửa khẩu tại địa phương mình quản lý.

- Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân, đơn vị kinh doanh vận tải nộp hồ sơ trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;

- Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thực hiện cấp Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Lào. Trường hợp không cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thông báo bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do;

- Nơi nộp sồ sơ và trả kết quả: trụ sở cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc qua đường bưu chính hoặc hình thức trực tuyến theo quy định.

Chủ Đề