Điểm khác biệt có bản giữa Hợp tác xã và doanh nghiệp

1. Những điểm giống nhau giữa hợp tác xã và doanh nghiệp

  • Hợp tác xã và doanh nghiệp đều là những tổ chức tự nguyện và được phép kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm
  • Đây là những tổ chức có tư cách pháp nhân, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó và nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập

2. Những điểm khác nhau giữa hợp tác xã và doanh nghiệp

Tiêu chíHợp tác xãDoanh nghiệp
Khái niệmHợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Thành viên– Cá nhân [Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư hợp pháp tại Việt Nam]

– Hộ gia đình

– Tổ chức [Là pháp nhân Việt Nam]

– Cá nhân hoặc tổ chức [Việt Nam hoặc nước ngoài]
Kết nạp thành viênĐược phép kết nạp rộng rãiKhông được kết nạp bởi pháp luật quy định giới hạn số lượng thành viên trừ Công ty cổ phần
Quyền biểu quyếtBình đẳng với nhau không phụ thuộc vào vốn gópTheo vốn góp hoặc không theo vốn góp
Trách nhiệm tài sản của thành viênVô hạnVô hạn hoặc hữu hạn
Căn cứ xác định thu nhậpTheo vốn góp, mức độ sử dụng sản phẩm hoặc công sức lao động của thành viênTheo vốn góp
Quan tâm, giáo dục, phát triển cộng đồng thành viênCó, là mục tiêu hoạt động của hợp tác xãKhông, chủ yếu quan tâm lợi nhuận
Nguồn tiêu thụThị trường, thành viênThị trường
Địa vị pháp lý của thành viênTư cách nhà đầu tư, khách hàng sử dụng sản phẩmTư cách nhà đầu tư
Phân chia lợi nhuậnTheo vốn góp, công sức lao động, mức độ sử dụng sản phẩmTheo tỷ lệ góp vốn

Hợp tác xã là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012, hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng vàdân chủtrong quản lý hợp tác xã.

Tại bài viết này, Anpha sẽ giúp bạn so sánh điểm giống, khác nhau về đặc điểm kinh doanh hộ gia đình & hợp tác xã. Phân biệt ưu, nhược điểm của HTX và HKD.

Nội dung chính:

  • Hợp tác xã là gì? Hộ kinh doanh cá thể là gì?
  • So sánh hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể
    • 4 điểm giống nhau giữa hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể
    • 13 điểm khác nhau giữa hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể
  • Ưu, nhược điểm của hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể
  • Các câu hỏi thường gặp

Hợp tác xã là gì? Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Trước khi phân tích, so sánh, Anpha sẽ điểm qua khái niệm hợp tác xã, khái niệm hộ kinh doanh cũng như nêu 1 số đặc điểm cơ bản của kinh doanh hộ gia đình và hợp tác xã.

  • Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể tự chủ, do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập, đồng sở hữu và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên. Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, hoạt động như một loại hình doanh nghiệp [nhưng không phải là doanh nghiệp].
  • Hộ kinh doanh cá thể [hay còn gọi là hộ kinh doanh gia đình] là loại hình kinh doanh được cá nhân hoặc thành viên trong gia đình thành lập, không giới hạn số lượng lao động. Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân, không phải là tổ chức kinh tế và cũng không phải là doanh nghiệp.

So sánh hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể

Hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể là 2 loại hình kinh doanh được lựa chọn phổ biến tại Việt Nam do tính chất phù hợp với đối tượng kinh doanh quy mô nhỏ, tổ chức hoạt động đơn giản.

Nhằm hỗ trợ bạn có cơ sở để ra quyết định nên thành lập hợp tác xã hay hộ kinh doanh cá thể, Anpha phân tích tóm tắt các điểm giống nhau và khác nhau của 2 loại hình theo các tiêu chí cụ thể dưới đây.

4 điểm giống nhau giữa hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể

Căn cứ theo định nghĩa có thể dễ dàng thấy được 1 số điểm giống nhau giữa hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể, bao gồm:

  • Hộ kinh doanh và HTX đều không phải là loại hình doanh nghiệp;
  • Đối tượng thành lập: cá nhân người Việt Nam, hộ gia đình.
  • Địa điểm kinh doanh, trụ sở chính:
  • Có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm;
  • Chỉ được chọn 1 địa điểm để đặt trụ sở chính;
  • Đối với địa điểm kinh doanh ở địa chỉ khác cần thông báo cho cơ quan quản lý thuế và cơ quan quản lý thị trường.
  • Đăng ký thành lập HTX, HKD thủ tục không quá phức tạp, thời gian thành lập thường từ 3-5 ngày làm việc để được cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Xem thêm:

  • Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể
  • Hồ sơ và thủ tục đăng ký thành lập Hợp Tác Xã, Liên Hiệp HTX

13 điểm khác nhau giữa hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể

Hợp tác xã và hộ kinh doanh có nhiều điểm khác nhau, từ bản chất thành lập, đối tượng được đăng ký tham gia, cơ cấu tổ chức kinh doanh… Dưới đây, Anpha tổng hợp, phân tích những điểm khác nhau cơ bản nhất để bạn có thể dễ dàng phân biệt được 2 loại hình này.

1. Điểm khác về đối tượng và quyền đăng ký thành lập

► Đối tượng được đăng ký tham gia

  • Hợp tác xã:
    • Cá nhân, hộ gia đình là công dân Việt Nam;
    • Người nước ngoài;
    • Các tổ chức.
  • Hộ kinh doanh:
    • Cá nhân, hộ gia đình là công dân Việt Nam.

Quyền hạn đăng ký tham gia

  • Hợp tác xã:
    • Có thể đăng ký trở thành thành viên của nhiều HTX khác.
  • Hộ kinh doanh:
    • Chỉ được đăng ký một HKD cá thể duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Quyền hạn quyết định của thành viên

Hợp tác xã

Hộ kinh doanh cá thể

Có quyền bình đẳng giữa các thành viên trong mọi quyết định, hoạt động của hợp tác xã

Do chủ hộ kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên trong hộ gia đình

3. Người đại diện theo pháp luật

Hợp tác xã

Hộ kinh doanh cá thể

Chủ tịch hội đồng quản trị

Chủ hộ kinh doanh

4. Cơ cấu quản lý tổ chức

Do sự khác biệt về quy mô hoạt động cũng như thành viên đăng ký tham gia nên cơ cấu tổ chức quản lý của hợp tác xã và hộ kinh doanh được phân chia khác biệt rõ ràng, cụ thể như sau:

Hợp tác xã

Hộ kinh doanh cá thể

Đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc [tổng giám đốc] và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên

Chủ hộ kinh doanh, thành viên

5. Tư cách pháp nhân

Hợp tác xã

Hộ kinh doanh cá thể

Không

6. Căn cứ phân chia lợi nhuận

  • Hợp tác xã: Lợi nhuận được phân chia chủ yếu dựa theo công sức thành viên đóng góp và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Phần còn lại mới được chia theo tỷ lệ vốn góp.
  • Hộ kinh doanh: Phân chia lợi nhuận sẽ do cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình xác định, thống nhất.

7. Quyền và trách nhiệm tài sản

Hợp tác xã

Hộ kinh doanh cá thể

Chịu trách nhiệm hữu hạn

Chịu trách nhiệm vô hạn

Tài sản của hợp tác xã được quản lý, sử dụng theo quy định của điều lệ, quy chế quản lý và nghị quyết của đại hội thành viên. Trong khi đó, cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm tài sản đối với hoạt động kinh doanh.

8. Bản chất thành lập

Hợp tác xã

Hộ kinh doanh cá thể

Được thành lập nhằm giúp đỡ, tạo việc làm, đào tạo và phát triển chuyên môn của thành viên hợp tác xã

Mục đích chính thành lập hộ kinh doanh nhằm tăng thu nhập, nhắm đến lợi ích kinh tế

9. Thành viên góp vốn điều lệ

Hợp tác xã

Hộ kinh doanh cá thể

Thành viên không được góp vốn vượt quá 20% vốn điều lệ

Thành viên trong hộ kinh doanh tự thỏa thuận về tỷ lệ vốn góp

10. Góp vốn, mua bán cổ phần, thành lập doanh nghiệp

  • Hợp tác xã: Được phép góp vốn, mua bán cổ phần và thành lập doanh nghiệp với tư cách hợp tác xã nhưng không được vượt quá 50% vốn điều lệ [ghi trong báo cáo tài chính gần nhất].
  • Hộ kinh doanh: Chỉ được tham gia với tư cách pháp nhân trong các hoạt động mua, góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp.

11. Quy định về quyền khắc và sử dụng con dấu

Hợp tác xã

Hộ kinh doanh cá thể

Được quyền khắc và sử dụng con dấu

Không được khắc dấu

12. Các loại thuế phải nộp

Hợp tác xã

Hộ kinh doanh cá thể

  • Thuế môn bài;
  • Thuế giá trị gia tăng;
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Thuế môn bài;
  • Thuế giá trị gia tăng;
  • Thuế thu nhập cá nhân.

13. Xuất hóa đơn

Dưới đây là sự khác nhau về các loại hóa đơn mà hợp tác xã và hộ kinh doanh được phép sử dụng theo quy định:

Hợp tác xã

Hộ kinh doanh cá thể

  • Hóa đơn đỏ;
  • Hóa đơn bán hàng.
  • Hóa đơn bán hàng.

Ưu, nhược điểm của hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể

Dựa vào những phân tích điểm giống và khác nhau ở trên, Anpha tóm gọn ưu và nhược điểm của hợp tác xã và hộ kinh doanh như sau:

► Ưu, nhược điểm hợp tác xã:

Ưu điểm hợp tác xã:

  • Đăng ký thành lập dễ dàng, nhanh chóng;
  • Dễ dàng thu hút đông đảo thành viên tham gia do không giới hạn thành viên;
  • Có tư cách pháp nhân nên tài sản được phân tách rõ ràng giữa chung và riêng, có quyền yêu cầu tòa án giải quyết các tranh chấp thương mại với pháp nhân khác;
  • Thành viên chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn, vì vậy hạn chế rủi ro khi tham gia thành lập hợp tác xã;
  • Tạo việc làm, môi trường phát triển thành viên;
  • Được nhận nhiều ưu đãi, chính sách hỗ trợ từ nhà nước.

Nhược điểm hợp tác xã:

  • Thành viên không thể chủ động trong các quyết định và khó thu hút thành viên tham gia góp vốn do quyền hạn không phụ thuộc vốn góp.

Ưu, nhược điểm hộ kinh doanh cá thể:

Ưu điểm hộ kinh doanh cá thể:

  • Thành viên có thể chủ động, linh hoạt quyết định hoạt động kinh doanh;
  • Thủ tục đăng ký thành lập dễ dàng, nhanh chóng;
  • Không phải nộp nhiều loại thuế;
  • Quy mô nhỏ theo hộ gia đình nên dễ dàng quản lý.

Nhược điểm hộ kinh doanh cá thể:

  • Không có tư cách pháp nhân;
  • Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm tài sản vô hạn nên sẽ rủi ro hơn khi có vấn đề không mong muốn xảy ra;
  • Bị hạn chế hoạt động góp vốn, mua cổ phần và phải chuyển đổi lên doanh nghiệp khi muốn mở rộng kinh doanh.

Theo đó, tùy thuộc tình hình kinh tế và định hướng phát triển, bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp.

Để được tư vấn, hỗ trợ thông tin, phân tích chi tiết giữa các loại hình và giúp bạn có quyết định đúng đắn nhất, bạn có thể tham khảo dịch vụ đăng ký thành lập HTX, HKD nhanh - chính xác tại Anpha:

Dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Dịch vụ thành lập hợp tác xã

GỌI NGAY

Các câu hỏi thường gặp

Câu 1. Hợp tác xã là gì?

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể tự chủ, do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập, đồng sở hữu và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên. Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, hoạt động như một loại hình doanh nghiệp [nhưng không phải là doanh nghiệp].

Câu 2. Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không?

Không. Mặc dù hộ kinh doanh thành lập nhắm đến lợi ích kinh tế nhưng không có tư cách pháp nhân, không phải là doanh nghiệp.

Xem thêm các câu hỏi thường gặp khi thành lập hộ kinh doanh.

Câu 3. Hộ kinh doanh, hợp tác xã có con dấu không?

  • Hộ kinh doanh không có con dấu;
  • Hợp tác xã được quyền khắc và sử dụng con dấu riêng.

Câu 4. Hợp tác xã, hộ kinh doanh có phải là tổ chức kinh tế không?

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế, do 7 thành viên tự nguyện đăng ký thành lập;

Hộ kinh doanh không phải là tổ chức kinh tế, không có tư cách pháp nhân, do cá nhân và hộ gia đình đăng ký thành lập.

Câu 5. So sánh điểm giống nhau giữa hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể là gì?

Căn cứ theo định nghĩa có thể dễ dàng thấy được 1 số điểm giống nhau giữa hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể, bao gồm:

  • Hộ kinh doanh và HTX đều không phải là loại hình doanh nghiệp;
  • Đối tượng thành lập: Cá nhân người Việt Nam, hộ gia đình.
  • Quy định về địa điểm kinh doanh, trụ sở chính...

Xem chi tiết so sánh hợp tác xã và hộ kinh doanh.

Gọi cho chúng tôi theo số 0938.268.123 [TP. HCM] hoặc 09844.777.11 [Hà Nội] để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hồ sơ và thủ tục đăng ký thành lập Hợp Tác Xã, Liên Hiệp HTX

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể và 7 lưu ý bạn PHẢI BIẾT

Dịch vụ làm thủ tục đăng ký kinh doanh Thành Lập Hợp Tác Xã

Hướng Dẫn Cách Soạn Hồ Sơ Đăng Ký Hộ Kinh Doanh Cá Thể

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

  • Quay lại
  • Xem tiếp

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Viết nội dung câu hỏi...

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH

XEM THÊM HỎI ĐÁP

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp & hộ kinh doanh


So sánh doanh nghiệp, kinh doanh hộ gia đình, HTX và liên hiệp HTX. Từ đó, hiểu rõ: Hợp tác xã là gì? Liên hiệp hợp tác xã là gì? So sánh các loại hình kinh doanh.

Nội dung chính:

  • Định nghĩa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể
  • 8 điểm phân biệt các loại hình doanh nghiệp, HKD, HTX và liên hiệp HTX
  • Câu hỏi thường gặp

Định nghĩa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể

► Hợp tác xã là gì?

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể tự chủ, do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập, đồng sở hữu và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên. Hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã có tư cách pháp nhân.

Tham khảo dịch vụ đăng ký thành lập hợp tác xã tại Anpha.

Liên hiệp hợp tác xã là gì?

Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể tự chủ, do ít nhất 4 hợp tác xã tự nguyện thành lập, đồng sở hữu và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của các hợp tác xã thành viên. Liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo nguyên tắc của hợp tác xã và có tư cách pháp nhân.

Doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế tự chủ được thành lập nhằm mục đích kinh doanh, có tư cách pháp nhân [ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân], có tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch và được đăng ký thành lập theo quy định pháp luật. 5 loại hình doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam bao gồm:

  • Công ty TNHH 1 thành viên;
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Công ty hợp danh;
  • Công ty cổ phần;
  • Doanh nghiệp tư nhân.

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh được cá nhân hoặc thành viên trong gia đình thành lập, không có tư cách pháp nhân, không phải là tổ chức kinh tế và không giới hạn số lượng lao động.

Xem thêm giải đáp câu hỏi thường gặp về đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

8 điểm phân biệt các loại hình doanh nghiệp, HKD, HTX và liên hiệp HTX

1. Thành viên hay đối tượng được tham gia

  • Thành viên hợp tác xã [xã viên]
    • Là cá nhân hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam [hợp tác xã tạo việc làm chỉ được cá nhân tham gia].

  • Thành viên liên hiệp hợp tác xã [HTX thành viên]
    • Là các hợp tác xã thành viên có nhu cầu hợp tác và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hợp tác xã;
    • Cá nhân, tổ chức có thể là thành viên của nhiều hợp tác xã, hợp tác xã có thể đăng ký trở thành thành viên trong nhiều liên hiệp hợp tác xã;
    • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được kết nạp rộng rãi [không giới hạn số lượng] thành viên, hợp tác xã thành viên;
    • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được tự nguyện thành lập tổ chức đại diện [liên minh hợp tác xã] nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
  • Thành viên công ty
    • Có thể là cá nhân hoặc tổ chức, người Việt Nam hoặc nước ngoài [đối với cả 5 loại hình doanh nghiệp]. Chỉ cần đảm bảo các điều kiện theo quy định và thuộc 1 trong các trường hợp: thành lập, góp vốn, thừa kế, cho tặng, chuyển nhượng vốn góp.

Lưu ý: Về việc kiêm nhiệm chức danh hay tham gia hoạt động góp vốn, mua bán cổ phần của thành viên công ty được quy định tùy theo từng loại hình và điều lệ công ty.

  • Đối với hộ kinh doanh
    • Đối tượng được thành lập hộ kinh doanh là cá nhân, thành viên hộ gia đình [công dân Việt Nam] đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực về pháp luật và hành vi dân sự;
    • Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký 1 HKD trên lãnh thổ Việt Nam;
    • Được quyền tham gia các hoạt động mua góp vốn, mua cổ phần dưới tư cách cá nhân;
    • Ngoại trừ không được kiêm nhiệm chủ doanh nghiệp tư nhân hay thành viên hợp danh phải được sự đồng ý của thành viên, thì cá nhân, thành viên HKD có thể kiêm nhiệm tại các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
    • Cá nhân kinh doanh thời vụ không cần đăng ký hộ kinh doanh.

2. Quyền và trách nhiệm tài sản

  • Tài sản HTX và liên hiệp HTX
    • Được quản lý và sử dụng theo quy định của điều lệ, quy chế quản lý tài chính, nghị quyết đại hội thành viên và các quy định khác [đặc biệt, phần tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp HTX do chính phủ quy định nếu giải thể, phá sản];
    • Thành viên, hợp tác xã thành viên chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn.
  • Đối với doanh nghiệp
    • Trách nhiệm hay quyền định đoạt tài sản tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà thành viên tham gia;
    • Chịu trách nhiệm vô hạn: chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên công ty hợp danh;
    • Chịu trách nhiệm hữu hạn: thành viên góp vốn công ty hợp danh, thành viên công ty TNHH, cổ đông công ty cổ phần.
  • Đối với hộ kinh doanh cá thể
    • Cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình có tham gia đăng ký thành lập chịu toàn bộ trách nhiệm tài sản đối với hoạt động kinh doanh;
    • Thành viên có tham gia đăng ký thành lập chịu trách nhiệm tài sản vô hạn.

3. Căn cứ xác định doanh thu, phân phối lợi nhuận

  • HTX, liên hiệp hợp tác xã: [Thu nhập, lợi nhuận được phân chia ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính và trích lập các quỹ theo quy định]
    • Phân chia theo công sức lao động đóng góp và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ;
    • Theo vốn góp.
  • Đối với các loại hình doanh nghiệp: Được căn cứ phần lớn theo tỷ lệ vốn góp sở hữu của các thành viên, cổ đông công ty.
  • Đối với hộ kinh doanh cá thể: Do cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình cùng thống nhất xác định thu nhập, phân phối lợi nhuận.

4. Quy định về góp vốn điều lệ của thành viên

  • Đối với HTX
    • Xã viên hợp tác xã góp vốn theo thỏa thuận và điều lệ quy định;
    • Không được trên 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
  • Liên hiệp HTX
    • Hợp tác xã thành viên góp vốn theo thỏa thuận và quy định của điều lệ;
    • Không được trên 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.
  • Đối với doanh nghiệp
    • Hiện nay, luật chưa quy định về vốn điều lệ ở tối thiểu hay tối đa là bao nhiêu mà tùy thành viên góp hay cam kết góp. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định thời hạn góp vốn điều lệ là 90 ngày [tính từ ngày được cấp giấy thành lập doanh nghiệp] đối với công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần; 15 ngày đối với thành viên mới của công ty hợp danh; ngay sau khi thành lập đối với doanh nghiệp tư nhân;
    • Riêng một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đảm bảo các quy định về vốn pháp định. Xem thêm danh mục 227 mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
  • Đối với hộ kinh doanh
    • Luật chưa có quy định vốn góp cụ thể nên cá nhân hay thành viên trong gia đình đóng góp tùy theo khả năng kinh tế.

5. Cơ chế, phương pháp hay quyền quản lý của thành viên

  • Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác:
    • Thành viên vừa có tư cách nhà đầu tư góp vốn đồng thời là khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong tổ chức có quyền và nghĩa vụ bình đẳng không phụ thuộc vào vốn góp khi biểu quyết hoặc quyết định hoạt động phát triển.
  • Doanh nghiệp
    • Tư cách thành viên góp vốn là nhà đầu tư, có quyền và trách nhiệm theo tỷ lệ vốn góp [công ty cổ phần, công ty TNHH…], không theo vốn góp như công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
  • Đối với hộ kinh doanh
    • Chủ hộ kinh doanh và các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của hộ.

6. Người đại diện theo pháp luật

  • Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã: Là chủ tịch hội đồng quản trị do đại hội thành viên bầu ra.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
    • Là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định;
    • Phải luôn có ít nhất 1 người đại diện cư trú tại Việt Nam.Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp và điều lệ quy định mà sẽ có số lượng, chức danh, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khác nhau.

Xem thêm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

  • Người đại diện theo pháp luật của hộ kinh doanh: Là chủ hộ kinh doanh.

7. Bản chất hay mục đích thành lập

  • Mục đích thành lập hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nhằm giúp đỡ, giáo dục đào tạo và phát triển bền vững cộng đồng thành viên hơn là sinh lợi.
  • Ngược lại, doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể được thành lập nhằm mục đích sinh lợi là chính.

8. Nguồn tiêu thụ, đối tượng phục vụ

  • Ngoài nguồn tiêu thụ chính [đối tượng phục vụ] là khách hàng trên thị trường như doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã có nguồn tiêu thụ chính thứ 2 là các thành viên trong tổ chức.

Câu hỏi thường gặp

Câu 1. Hợp tác xã là gì?

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể tự chủ được thành lập tự nguyện bởi ít nhất 7 thành viên, đồng sở hữu. Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, hoạt động như một loại hình doanh nghiệp nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh để đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên.

Câu 2. Tổ chức kinh tế là gì?

Hiện nay luật không có quy định rõ về tổ chức kinh tế tuy nhiên căn cứ theo Đều 3 Luật Đất đai 2013 có quy định như sau: Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp [trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài], hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Câu 3. Hợp tác xã có tư cách pháp nhân không?

Có. Hợp tác xã được thành lập theo quy định Việt Nam trên cơ sở các thành viên tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, có sơ đồ cơ cấu tổ chức gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc [tổng giám đốc], ban kiểm soát.

Câu 4. Hợp tác xã có phải là doanh nghiệp không?

Không. Hợp tác xã không phải là doanh nghiệp nhưng được tổ chức hoạt động như một loại hình doanh nghiệp [có tư cách pháp nhân, có trách nhiệm tài sản, điều lệ hợp tác xã, mô hình hợp tác xã theo quy định…].

Câu 5. Liên minh hợp tác xã gì?

Liên minh hợp tác xã [liên minh HTX] được các thành viên hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã tự nguyện thành lập. Liên minh HTX là tổ chức đại diện cho HTX, liên hiệp hợp tác xã nhằm bảo vệ quyền lợi, đại diện cho thành viên quan hệ đối ngoại với các tổ chức trong và ngoài nước.

Câu 6. Liên hiệp hợp tác xã là gì?

Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể tự chủ, được thành lập tự nguyện bởi ít nhất 4 hợp tác xã, hoạt động theo nguyên tắc của hợp tác xã và có tư cách pháp nhân. Các hợp tác xã thành viên đồng sở hữu và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung.

Câu 7. Tổ chức không có tư cách pháp nhân gồm?

Tổ chức không có tư cách pháp nhân gồm doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể và nhóm tổ chức khác được quy định theo pháp luật.

Câu 8. Mọi chủ thể kinh doanh đều là doanh nghiệp? Hộ kinh doanh cá thể có phải là doanh nghiệp không?

​​​​​​Không. Tùy thuộc vào chủ thể kinh doanh chọn thành lập loại hình kinh doanh nào, vì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được tổ chức hoạt động như loại hình doanh nghiệp nhưng không phải là doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp xã hội cũng không phải là 1 loại hình doanh nghiệp.

Xem thêm doanh nghiệp xã hội là gì, thủ tục đăng ký thành lập.

Hy vọng qua bài phân tích trên đây bạn có thể dễ dàng so sánh hợp tác xã và doanh nghiệp hay các tổ chức kinh tế khác để áp dụng cho đơn vị kinh doanh.

Gọi cho chúng tôi theo số 0938 268 123 [TP. HCM] hoặc 0984 477 711 [Hà Nội] để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dịch vụ làm thủ tục đăng ký kinh doanh Thành Lập Hợp Tác Xã

Hồ sơ và thủ tục đăng ký thành lập Hợp Tác Xã, Liên Hiệp HTX

Có nên thành lập công ty? Phân tích ưu điểm và nhược điểm

6 Quy định mới về góp vốn thành lập hợp tác xã, liên hiệp HTX

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

  • Quay lại
  • Xem tiếp

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Viết nội dung câu hỏi...

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH

XEM THÊM HỎI ĐÁP

So sánh loại hình kinh doanh hợp tác xã và công ty cổ phẩn

Tweet

1. Giống nhau:

- Về đặc điểm: HTX và CTCP đều có tư cách pháp nhân

- Thành viên của hợp tác xã và công ty cổ phần có thể là tổ chức, cá nhân, pháp nhân và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp.

- Nguồn vốn chủ yếu dựa trên nguồn vốn của các thành viên, vay các tổ chức tín dụng, ngân hàng hay huy động hợp tác khác. Có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ theo quyết định của hội đồng thành viên.

- Các quyền và nhiệm vụ của ban quản trị HTX và hội đồng quản trị CTCP [ngoại trừ một số quyền liên quan tới Chứng khoán đối với CTCP]. Quyền, nhiệm vụ và nghĩa vụ của ban kiểm soát và kiểm soát viên.

- Các thủ tục tổ chức lại, giải thể và phá sản của công ty cổ phần và hợp tác.

2. Khác nhau:

Đặc điểmHợp tác xãCông ty cổ phần
Khái niệm

Khái niệm: HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân [sau đây gọi chung là xã viên] có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật HTX để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động SX, KD và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển KT

- XH của đất nước.

Đặc điểm:

- HTX mang tính XH và hợp tác cao.[1]

- HTX còn phân phối dựa theo công sức góp vào của xã viên và mức độ tham gia dịch vụ.

- Số lượng xã viên tối thiểu là 7 và mỗi xã viên đều có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát HTX và có quyền ngang nhau trong biểu quyết.

Khái niệm: CTCP là doanh nghiệp được quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

Đặc điểm:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

- Cổ đông cóquyền tự do chuyển nhượngcổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp QĐ tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh nghiệp 2014.

- CTCP có quyền phát hànhchứng khoáncác loại để huy độngvốn.

Quy chế pháp lý, thành viên

Xác lập tư cách thành viên:

- Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi Dân sự.

- Cán bộ, công chức được tham gia HTX nhưng không được trực tiếp quản lý và điều hành HTX.

- Hộ gia đình, pháp nhân khi tham gia HTX phải cử người đại diện có đủ điều kiện tham gia.

Chấm dứt tư cách thành viên:

- Xã viên là cá nhân chết, mất tích, mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; xã viên là hộ gia đình không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ HTX; xã viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản hoặc không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ HTX.

- Xã viên đã được chấp nhận ra HTX.

- Chuyển hết vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác theo quy định của Điều lệ HTX.

- Bị Đại hội xã viên khai trừ.- Các trường hợp khác do Điều lệ HTX quy định.

Quyền và nghĩa vụ:

- Được ưu tiên làm việc cho HTX.

- Hưởng lãi chia theo vốn góp, công sức đóng góp và mức độ sử dụng dịch vụ của HTX.

- Tất cả các xã viên đều được dự Đại hội xã viên và có quyền biểu quyết.

- Vốn góp không được mua bán từ người này sang người khác. Chỉ có HTX mới được mua lại vốn góp của xã viên.

- Xã viên không được ủy quyền cho người khác biểu quyết thay. Mỗi xã viên có 1 phiếu biểu quyết.

Xác lập tư cách thành viên: Cá nhân, tổ chức tham gia thành lập công ty,nhận chuyển nhượng phần vốn góp , nhận cho tặng, nhận thừa kế, nhận thanh toán nợ và tán thành điều lệ của công ty đều trở thành cổ đông của công ty.

Chấm dứt tư cách thành viên:

- Chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho một tổ chức, cá nhân khác.

- Cho, tặng toàn bộ số cổ phần của mình tại công ty.

- Thanh toán nợ bằng toàn bộ số vốn góp của mình tại công ty.

- Thành viên là cá nhân bị chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết, thành viên là tổ chức bị giải thể, phá sản.

Quyền và nghĩa vụ:

- Không nhất thiết phải tham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh.

- Hưởng lãi chia theo cổ phần nắm giữ.

- Chỉ có cổ đông phổ thông và cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết mới có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội cổ đông.

- Được tự do mua bán, chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết.

- Cổ đông phổ thông có thể thực hiện quyền biểu quyết thông qua đại diện được ủy quyền, mỗi cổ phần phổ thông có 1 phiếu biểu quyết.

Cơ cấu tổ chức

- Đứng đầu là Đại hội Xã viên.

- Ban quản trị HTX là bộ máy quản lý HTX do đại hội xã viên bầu trực tiếp. Số thành viên Ban quản trị HTX do điều lệ HTX quy định.

- BKS được BQT HTX bầu trực tiếp. HTX có ít xã viên có thể bầu một kiểm soát viên.

- Đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông.

- HĐQT CTCP là cơ quan nắm thực quyền quản lý công ty, được bầu ra từ ĐHĐCĐ theo nguyên tắc bầu dồn phiếu. HĐQT gồm ít nhất 3 thành viên, nhiều nhất 11 thành viên nếu điều lệ công ty không quy định khác.

- BKS đc ĐHĐCĐ bầu dồn phiếu. CTCP có trên 11 cổ đông thì phải có BKS. BKS có 3-5 thành viên.

Vốn và chế độ tài chính

- Xã viên có nghĩa vụ góp một số vốn tối thiểu theo điều lệ HTX, mức vốn góp không quá 30% vốn điều lệ của HTX.

- HTX còn có thể nhận đươc nguồn vốn do nhà nước, hoặc các tổ chức các nhân trong và ngoài nước cung cấp trợ cấp.

- Giảm vốn điều lệ: trả lại vốn góp cho xã viên [trong các trường hợp 1, 3, 4, 5 chấm dứt tư cách thành viên].

- Vốn điều lệ được thể hiện một phần dưới dạng cổ phần phổ thông và các cổ đông sáng lập phải sở hữu ít nhất 20% số cổ phần phổ thông

.- CTCP có thể huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán.

- Giảm vốn điều lệ: mua lại cổ phần, hoàn lại vốn góp cho cổ đông sở hữu CP ưu đãi, điều chỉnh giảm tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty.

Ưu nhược điểm:

Hợp tác xã

Công ty cổ phần

Ưu điểm

- Mang tính xã hội cao, nâng cao đời sống cho người lao động.

- Hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn.

- Xã viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn.

- Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng.

- Hoạt động đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu.

- Chuyển nhượng vốn tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia rất rộng.

- Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn.

Nhược điểm

- Không khuyến khích được người nhiều vốn tham gia.

- Việc quản lý hợp tác xã phức tạp do số lượng xã viên đông.

- Sở hữu manh mún của các xã viên đối với tài sản của mình làm hạn chế các quyết định của Hợp tác xã.

- Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế thu nhập DN, cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ.

- Chi phí thành lập khá tốn kém.

- Bảo mật kinh doanh và tài chính hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông.

- Khả năng thay đổi lĩnh vực KD không linh hoạt do phải có Đại hội đồng Cổ đông quyết định.



Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Luật sư - Giám đốc điều hành
Hà Kim Tâm

Email:

Liên hệ với luật sư:090 419 0080

Luật sư Trần Thị Tĩnh

Email:

Liên hệ với luật sư:0916 161 621

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7:024 32191780

Tags:

  • so sánh loại hình kinh doanh hợp tác xã và công ty cổ phẩn

Tin mới hơn:

  • 22/04/2016 15:09 - Mua hóa đơn lần đầu
  • 22/04/2016 09:38 - Điều kiện và thủ tục chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần

Tin cũ hơn:

  • 19/04/2016 11:11 - So sánh kinh doanh hộ gia đình và công ty TNHH một thành viên
  • 19/04/2016 10:32 - Điểm giống nhau của công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh
  • 19/04/2016 10:17 - So sánh công ty TNHH 2 thành viên trở lên và doanh nghiệp tư nhân
  • 19/04/2016 09:52 - Những lưu ý khi chuyển nhượng cố phần
  • 14/04/2016 17:06 - Những điểm mới của luật doanh nghiệp 2014 về người đại diện theo pháp luật so với luật doanh nghiệp 2005

Trang kế >>

Sự khác biệt giữa Tổng công ty và Hợp tác xã

Sự khác biệt giữa Tổng công ty và Hợp tác xã - ĐờI SốNg

Video liên quan

Chủ Đề