Giáo án so sánh hình tròn, hình chữ nhật

giáo án : LQVT "So sánh sự giống và khác nhau giữa các hình"

Đọc bài Lưu

LQVT: So sánh sự giống và khác nhau giữa các hình

1. Kết quả mong đợi:

- Kiến thức: + Trẻ nhận biết được sự giống và khác nhau giữa các hình

- Kĩ năng: + Trẻ thực hiện được kĩ năng so sánh các hình và trả lời rõ ràng, mạch lạc

+ Phát triển tư duy, khả năng phán đoán, phân tích

- Thái độ: + Trẻ có ý thức trong giờ học, tích cực tham gia hoạt động

2. Chuẩn bị:

- Giáo án điện tử, máy tính, rổ, xắc xô, bảng

- Các hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông

- Nhạc bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”

3. Tiến hành:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Ôn nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật:

- Cô và trẻ cùng hát bài "Cháu yêu cô chú công nhân”

+ Bài hát nói về điều gì?

+ Cô chú công nhân thường làm những công việc gì?

+ Cho trẻ tìm các đồ vật trong lớp có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật

- Cô khái quát: Có rất nhiều đồ vật có các hình dạng khác nhau, mỗi loại đều có những công dụng riêng nên các con phải luôn giữ gìn nhé

+ Cho trẻ đọc bài đồng dao “Rềnh rềnh ràng ràng” và về ngồi hình chữ U

* So sánh sự giống và khác nhau hình tròn, hình vuông, tam giác, chữ nhật:

Cô phát rổ đựng hình tròn, hình vuông, tam giác, chữ nhật và hỏi trẻ:

+ Trong rổ các con có gì?

- Cô lần lượt xếp các hình [Tròn, tam giác, vuông, chữ nhật] lên bảng. Cô yêu cầu trẻ xếp theo cô
+ Đây là hình gì?
- Cô cho 1 trẻ sờ quanh hình tròn
+ Con có nhận xét gì về hình tròn?
-> Khái quát: Hình tròn là một đường cong khép kín, không có cạnh, không có góc, lăn được
+ Còn đây là hình gì?
+ Hình tam giác như thế nào?

- Cô cho trẻ đếm các cạnh của hình tam giác
* So sánh hình tròn và hình tam giác:
- Cháu có nhận xét gì về hình tròn và hình tam giác?
+ Hình tròn và hình tam giác khác như thế nào?
+ Hình tròn và hình tam giác giống nhau như thế nào?
-> Khái quát: Hình tròn và hình tam giác khác nhau là hình tam giác có 3 góc, 3 cạnh không lăn được, hình tròn, không có cạnh, không có góc và lăn được, giống nhau là hình tròn và hình tam giác đều có bề mặt phẳng và gọi chung là hình học
- Mời cá nhân trẻ nhắc lại sự khác và giống nhau
- Cô đưa hình vuông lên và hỏi:
+ Đây là hình gì?
+ Hình vuông như thế nào?
- Cho trẻ đếm cạnh của hình vuông
+ Các cạnh của hình vuông như thế nào? [các cạnh của hình vuông đều bằng nhau]
-> Khái quát: Hình vuông có 4 cạnh, 4 góc, các cạnh của hình vuông đều bằng nhau và hình vuông không lăn được
- Cô đưa hình chữ nhật lên và hỏi: Đây là hình gì?
- Hình chữ nhật có mấy cạnh?
- Các cạnh hình chữ nhật như thế nào?
- Cho trẻ chỉ hai cạnh ngắn, hai cạnh dài và đếm
* So sánh hình chữ nhật và hình vuông
- Hình chữ nhật và hình vuông có gì khác nhau?
- Hình chữ nhật và hình vuông giống nhau ở đặc điểm nào?
-> Khái quát: hình vuông và hình chữ nhật khác nhau là hình vuông các cạnh đều bằng nhau, hình chữ nhật có 2 cạnh dài và 2 cạnh ngắn, giống nhau là đều là dạng hình học

* Luyện tập củng cố:

- TC: “Ai nhanh hơn”

- Cô giới thiệu trò chơi, nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi

- Kết thúc: Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” và ra ngoài

- Trẻ hát

- Trẻ trả lời

- Trẻ tìm các đồ vật

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ đọc đồn dao và về ngồi hình chữ u

- Trẻ trả lời

- Trẻ xếp

- Hình tròn

- Trẻ nhận xét

- Trẻ lắng nghe

- Hình tam giác- Trẻ đếm

- Trẻ nhận xét

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ nhắc lại

- Hình vuông

- Trẻ đếm

- Trẻ lắng nghe

- Hình chữ nhật

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

- Trẻ hát và ra ngoài

Nguồn:Tự soạn Copy link

Tổng số điểm của bài viết là: 22 trong 5 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Download Giáo án LQVT phân biệt hình tròn hình vuông - Giáo án mầm non so sánh hình khối

Giáo án LQVT phân biệt hình tròn, hình vuông là bộ giáo án phát triển nhận thức dành cho trẻ lớp 3 tuổi để các bé làm quen với hình khối và học cách phân biệt những hình khối cơ bản nhất là hình tròn và hình vuông. Nội dung giáo án làm quen toán học nhận biết hình tròn hình vuông được đăng tải chi tiết dưới đây

Giáoán LQVT phân biệt hình tròn, hình vuông cần soạn thảo như thế nào và bao gồm những nội dung gì là câu hỏi rất nhiều giáo viên đặt ra khi cần soạn thảo giáo án so sánh hình khối cho trẻ làm quen với toán và phát triển nhận thức. Mục tiêu bài giảng điện tử nhận biết hình tròn hình vuông đặt ra là các em học sinh phải nhận biết, phân biệt được hình tròn, hình vuông. Về chủ đề so sánh hình khối thì có rất nhiều đề tài khác nhau như nhận biết hình tam giác hình chữ nhật, giáo án so sánh hình vuông và hình tam giác, nhận biết hình tròn, hình vuông hình tam giác nhưng giáo án nhận biết hình tròn hình vuông lớp 3 tuổi là nội dung được quan tâm nhiều nhất.

Download Giáo án LQVT phân biệt hình tròn hình vuông - Phần mềm Giáo án mầm non so sánh hình khối

Ngoài hoạt động học đề tài phân biệt hình tròn hình vuông thì nội dung giáo án lớp chồi cũng là tài liệu giảng dạy mầm non rất hay mà các giáo viên có thể tham khảo thêm để ứng dụng vào công việc giảng dạy của mình, giáo án lớp chồi trọn bộ được xây dựng theo chuẩn cấu trúc giáo án của bộ Giáo dục vì thế các giáo viên có thể sử dụng ngay mà không cần soạn thảo lại, tiết kiệm đáng kể thời gian.

Phát triển nhận thức

Nhận biết – phân biệt hình tròn, hình vuông

1. Mục đích yêu cầu:

* Kiến thức:

- Trẻ nhận biết và phân biệt được các hình: Tròn, vuông

- Biết được tính chất cơ bản của hình học: Hình tròn lăn được, hình vuông có các cạnh không lăn được.

* Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ quan sát có chủ định của trẻ

* Thái độ:

- Giáo dục trẻ yêu quý người thân trong gia đình.

- Ngoan ngoãn nghe lời ông bà cha mẹ.

2. Chuẩn bị:

- Mỗi trẻ 1 hình tròn, 1 hình vuông [Có màu sắc khác nhau]

3. Tiến hành:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Ổn định sỹ số trẻ

+ Hôm nay cô mời chúng mình cùng đến thăm nhà bạn búp bê nhé!

Hát mời anh lên tàu lửa đi đến nhà búp bê

+ Có cả bạn Gấu nữa này chúng mình chào bạn Gấu và bạn búp bê nào! Búp bê hôm nay rất vui vì có các bạn đến thăm!

- Trò chuyện đồ dùng của nhà búp bê

+ Búp bê có món quà tặng cho chúng mình!

+ Búp bê tặng quà cho chúng mình!

- Cô phát rổ cho trẻ

* Hoạt động 1

Nhận biết hình tròn, hình vuông

- Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi

- Hỏi trẻ: Búp bê tặng cho chúng mình có đồ chơi gì?

Cô có gì đây? Đây là hình tròn.

Chúng mình cùng tìm hình giống cô nào!

+ Đây là hình gì?

Cho trẻ đọc hình tròn tập thể cá nhân

+ Hình tròn có màu gì đây?

Cô cho trẻ chọn hình

+ Trên tay con đang cầm hình gì?

+ Chúng mình thử lăn hình tròn giúp cô nào?

+ Chúng mình có lăn được không nào?

Hình tròn có đường bao cong nên chung ta có thể lăn được?

- Chúng mình cùng sờ đường bao của hình tròn nào?

Cho trẻ cất hình vào rổ. Xem bạn Búp bê còn tặng chúng mình hình gì nữa?

- Đây là hình gì? [Cô giơ hình vuông lên và hỏi trẻ]

- Đây là hình gì? Hình vuông có màu gì?

- Cả lớp cùng chọn hình vuông và giơ lên và đọc to [2 lần]

- Cô cho cả lớp chọn hình và cô nói lại tên hình và màu sắc của hình vuông một lần nữa.

- Các con chọn cho cô hình vuông

- Chúng mình thử lăn hình vuông nào! Chúng mình có lăn được không?

- Hình vuông không lăn được vì hình vuông có đường bao là các cạnh thẳng.

- Cùng đếm các cạnh của hình vuông

- Có mấy cạnh, các cạnh của hình vuông như thế nào?

Cô giới thiệu các góc

Cho trẻ khát quát hình tròn lăn được, hình vuông không lăn được.

Cô chú ý quan sát và hỏi cá nhân trẻ chú ý trẻ phát âm kém.

* So sánh:

- Cho trẻ nhận xét đặc điểm khác nhau của hai hình.

- Cô khái quát lại

- Điểm khác nhau: Hình tròn lăn được và hình vuông không lăn được. Hình vuông có các cạnh, hình tròn có đường bao là đường cong tròn khép kín còn hình vuông có các cạnh

- Giống nhau: Là hình hình học

- Tìm đồ vật xung quanh lớp co dạng hình vuông và dạng hình tròn.

* Trò chơi 1: Thi ai nhanh

- Cho trẻ chọn theo yêu cầu của cô

+ Chọn hình vuông – hình tròn

+ Cho trẻ chọn hình màu đỏ - màu xanh

+ Chọn hình lăn được – không lăn được

+ Chọn hình có cạnh và không có cạnh

* Trò chơi 2: Cùng thi tài

- Hôm nay bạn búp bê và bạn Gấu rất vui vì được học cùng chúng mình, cô và chúng mình sẽ mang quà đến để cám ơn bạn búp bê và bạn Gấu đã tặng cho chúng mình nhé!

Cô sẽ chia lớp mình thành hai đội: Đội 1 tặng cho búp bê bánh có dạng hình vuông

Đội 2: Tặng cho gấu bánh có dạng hình tròn

Đổi lại giữa hai đội chọn bánh ngược lại

- Luật chơi: Đi khéo léo qua đường hẹp, ai làm rơi bánh sẽ không được tính, nếu chọn không đúng bánh sẽ không tính.

- Cho trẻ chơi

* Kết thúc:

- Cô nhận xét kết thúc trò chơi, tuyên dương trẻ.

Trẻ hát và đi thăm nhà búp bê

Trẻ chào

- Đồ chơi

Trẻ cầm rổ và đi về chỗ

Có hình ạ!

Cả lớp nhắc lại hình tròn

Trẻ tìm hình giống cô

- Hình tròn

Màu đỏ

Hình tròn, màu đỏ

Lăn thử

Lăn được

Sờ đường bao

Trẻ chọn theo yêu cầu

Hình vuông

Hình vuông màu xanh

Trẻ giơ hình và đọc

Trẻ đọc tên hình

Lăn hình

Không lăn được

Đếm cạnh 1... 4

Có 4 cạnh, các cạnh bằng nhau

Không lăn được

Trẻ đếm

Có 4 cạnh thẳng

Trẻ lắng nghe cô

Trẻ chọn hình theo yêu cầu của cô

Trẻ lắng nghe

Trẻ về hai đội chơi

Trẻ lắng nghe

Trẻ chơi trò chơi

Mời các bạn tham khảo thêm 1 số mẫu giáo án làm quen toán học khác nhưGiáo án LQVT đếm đến 5,Giáo án LQVT đếm đến 7

-Giáo án LQVT đếm đến 5

-Giáo án LQVT đếm đến 7


giáo án LQVT; giáo viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

Chủ đề: Gia đình

Đề tài: Nhận biết các hình

Lứa tuổi: 5 -6 tuổi

Thời gian: 30 phút

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

*Kiến thức:

Trẻ nhận biết được các hình, đếm được các cạnh của các hình

– Nhận biết xếp các hình để tạo thành các sản phẩm

– Trẻ biết được màu sắc các hình

– Trẻ so sánh được hình vuông với hình chữ nhật , hình tròn với hình tam giác.

*Kỷ năng :

Trẻ biết đếm, xếp que tạo thành các hình

– Nhận biết các hình qua các trò chơi

*Thái độ :

Giáo dục trẻ trật tự trong giờ học, biết yêu quý ngôi nhà của mình.

II/ CHUẨN BỊ :

– Mỗi trẻ có 4 hình : Hình tròn, vuông , tam giác, chữ nhật, khăn

– Các hình được cài bằng powerpoint và trò chơi “ chọn hình theo yêu cầu và chọn chữ số”

– Một số hình để trẻ tham gia trò chơi ghép các kiểu nhà.

III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:

  1. Hoạt động mở đầu:

– Trẻ trãi nghiệm trên đồ chơi, trẻ sáng tạo ghép hình ngôi nhà, ô tô, tàu hỏa….

– Cô nói: Các con chơi gì đó? [ Trẻ nói theo ý tưởng của mình ]

– Các con xếp hình gì vậy? [ Trẻ nói theo ý tưởng của mình ]

– Cô nói: Từ những hình các con xếp được ô tô, ngôi nhà. Ngôi nhà là nơi chúng con được sinh sống, nơi đây chứa đựng biết bao tình cảm yêu thương gắn bó, nào chúng ta cầm ta nhau hát về ngôi nhà thân yêu.

– Trẻ vận động hát bài “ Nhà của tôi ” tạo đội hình 3 hàng ngang.

– Vừa rồi cô thấy các con chơi rất vui. Thế con xếp ngôi nhà từ những hình gì vậy ? [ trẻ trả lời theo ý tưởng của mình ]

– Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về đặt điểm của các hình.

  1. Hoạt động nhận thức:

– Cô đố: Hình gì có một nét cong

Giống ông trăng tròn trung thu của bé

Đố con đó là hình gì?

– Cô cho trẻ quan sát hình tròn [ đồng thanh]

– Trẻ quan sát và nói đặc điểm hình tròn

– Cô nói: Hình tròn không có cạnh không có góc, vậy để biết đặc điểm của hình tròn con quan sát và lắng nghe.

– Cô nói trốn cô: trẻ áp 2 tay vào mặt

– Cô nói: Òa

– Trẻ nói: Ồ đẹp quá!

– Cô cho trẻ quan sát hình chữ nhật [đồng thanh ]

– Cô nói: Hình chữ nhật có đặc điểm gì ?

– Trẻ quan sát và nói lên đặc điểm hình chữ nhật.

– Nào chúng mình cùng đếm các cạnh hình chữ nhật [ trẻ đếm cạnh hình chữ nhật]

– Để biết hình chữ nhật có bao nhiêu cạnh các con cùng quan sát và lắng nghe.

* Cô cho trẻ quan sát hình vuông [đồng thanh ]

– Cô nói: Hình vuông có đặc điểm gì ?

– Trẻ quan sát và nói lên đặc điểm hình vuông.

– Nào chúng mình cùng đếm các cạnh hình vuông [ trẻ đếm cạnh hình vuông]

– Để biết hình vuông có bao nhiêu cạnh các con cùng quan sát và lắng nghe.

* Cô đố: Có ba que tính

Xếp được một hình

Bạn nào thông minh

Đoán tên hình đó ?

– Cô cho trẻ quan sát hình tam giác [ đồng thanh]

– Trẻ quan sát và nói đặc điểm hình tam giác

– Cô nói: Hình tam giác có 3 cạnh có 3 góc, vậy để biết đặc điểm của hình tam giác con quan sát và lắng nghe.

* Cho trẻ quan sát lại các hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác.

*So sánh : Hình vuông với hình chữ nhật

Giống nhau: Đều có cạnh, có góc

Khác nhau : hình vuông có 4 cạnh bằng nhau, hình chữ nhật có 4 cạnh không bằng nhau

* Cô tóm ý: Hình vuông và hình chữ nhật giống nhau đều có cạnh, có góc, khác nhau hình vuông có 4 cạnh bằng nhau, hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.

So sánh : Hình tròn với hình tam giác

* Giống nhau: hình tròn, hình tam giác đều có màu vàng

* Khác nhau : Hình tam giác có cạnh , có góc

Hình tròn không có cạnh, không có góc.

Cô tóm ý: Hình tròn và hình tam giác khác nhau, hình tròn không có cạnh , không có góc, hình tam giác có cạnh, có góc nên 2 hình này khác nhau.

– Cô nói: các con biết được đặc điểm các hình nào chúng mình cùng học đếm nhé ! [ Trẻ hát bài “ Bé học đếm” đến lấy rổ chuyển đội hình chữ U ]

* Luyện tập:

Cô đố: Cái gì bằng vải

Xinh xắn hình vuông

Bé mang đến trường

Lau mặt, lau tay

Đố con là cái gì?

– Trẻ trả lời: cái khăn

– Trẻ cầm khăn đưa lên

– Cô hỏi: cái khăn có dạng hình gì? [ trẻ trả lời]

– Trẻ xếp cái khăn tạo thành hình vuông, tam giác, chữ nhật.

– Trẻ tạo hình tròn nhỏ, lớn trên đôi tay xinh xắn.

– Đưa hình theo yêu cầu cô [ Lớp, tổ, cá nhân]

* Trò chơi1: Bé làm thợ xây

– Cô nói: Để thể hiện tinh thần đồng độị, các con chung tay góp sức xây một ngôi nhà thật đẹp

– Trẻ đọc thơ: Nhanh tay bé xếp ngôi nhà

Lấy hình chữ nhật làm đà của thân

Mái nhà tam giác cho cân

Hình tròn cửa sổ bé cần thiên nhiên

Hình vuông bé xếp từng viên

Làm nền sạch đẹp tiện đường bé đi

Ngôi nhà bé xếp để thi

Chúc cho các bạn ai thì hơn ai.

– Trẻ đọc thơ chuyển đội hình 3 hàng dọc.

Cách chơi: Trẻ chia nhau làm 3 đội có số lượng bằng nhau. Trong cùng thời gian 2 phút các con đi theo đường hẹp nhanh tay chọn các hình đã học ghép thành những ngôi nhà thật, đội nào hoàn thành trước là thắng cuộc.

– Cô nhận xét – tuyên dương

*Trò chơi 2: Xem ai nhanh hơn

– Từ những ngôi nhà các con đã xây xong, cô tặng cho con một trò chơi để kiểm tra xem trong ngôi nhà có hình gì? [ Trẻ minh họa theo bài hát : ngôi nhà thiếu nhi chuyển đội hình]

– Cách chơi: Trên màng hình của cô có nhiều hình, trẻ quan sát và chọn chữ số theo yêu cầu cô đưa ra. Bạn nào chọn đúng thì rất là tài giỏi

– Cô nhận xét- tuyên dương

  1. Kết thúc: Trẻ hát bài: cả nhà thương nhau

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề