So sánh sức mạnh quân sự Nga Mỹ

  • Kế hoạch bí mật của Mỹ đối phó Liên Xô đánh chiếm Alaska

  • Nga, Trung và cuộc cạnh tranh chiến lược ở Trung Á

Được hỗ trợ bởi một lực lượng quân sự đang trỗi dậy, chính sách đối ngoại mạnh mẽ của Nga đang phơi bày những hạn chế về chủ nghĩa phiêu lưu của Mỹ và có thể làm suy yếu liên minh phương Tây.

Đó là nhận định của ông Rakesh Krishnan Simha, chuyên gia phân tích các vấn đề đối ngoại và hiện là một nhà báo có trụ sở ở New Zealand. Trong một bài phân tích trên trang mạng Russia&India Report mới đây có tựa đề: "How Russian military might is eroding the Western alliance" [Tạm dịch: "Sức mạnh quân sự Nga đang làm xói mòn liên minh phương Tây ra sao?"], ông Simha đã đưa ra một số so sánh sau:

Nga vẫn là nước duy nhất có khả năng “xóa sổ” Mỹ trên bản đồ thế giới. Với 8.500 đầu đạn hạt nhân [và ít nhất 30.000 đầu đạn dự trữ], các lực lượng chiến lược của Nga là đáng sợ nhất thế giới. Trong khi đó, Mỹ sở hữu 7.500 đầu đạn hạt nhân cộng thêm 20.000 đầu đạn dự trữ.

Nga vẫn là nước duy nhất có khả năng “xóa sổ” Mỹ trên bản đồ thế giới.


Sự khác biệt về số lượng có thể không lớn nhưng các lực lượng chiến lược của Nga có một số mặt mạnh hơn so với kho vũ khí của Mỹ. Người Mỹ biết rằng trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào giữa hai cường quốc, những tên lửa đạn đạo liên lục địa [ICBM] của Nga - vốn an toàn trong hầm chứa siêu cứng, có thể chịu được áp lực đáng kinh ngạc, lên tới 6000 psi [khoảng 400 kg/cm2] so với 300 psi đối với các tên lửa của Mỹ - sẽ là yếu tố quyết định. Lực lượng “ngày tận thế” này được bảo vệ như vậy không chỉ để có thể tồn tại trong một cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên, mà còn có khả năng dễ dàng xâm nhập vào hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có. Mỹ không có bất kỳ sự bảo vệ nào trong việc chống lại “một cú vô lê” từ các ICBM của Nga.

Moskva còn có một lực lượng mang tính quyết định khác. Chúng là những tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân được phóng từ các máy bay ném bom chiến lược như T-160 Blackjack, Tu-95 Bear và T-95 Backfire. Những máy bay này có thể cất cánh từ các căn cứ ở phía tây và nam của Nga và có thể thực hiện các cuộc tấn công với tên lửa hành trình hạt nhân nhằm vào Mỹ.

Đồng thời, những máy bay ném bom tầm ngắn hơn tại vùng Viễn Đông của Nga có thể phóng tên lửa hành trình hạt nhân tới bờ Tây nước Mỹ. Những năm 80 của thế kỷ 20, người Nga đã rất chắc chắn về độ chính xác của tên lửa Raduga Kh-22 [tên NATO: AS-4 Kitchen] trang bị đầu đạn hạt nhân mà các máy bay Backfire mang theo chỉ một quả duy nhất. Theo các chuyên gia vũ khí Bill Sweetman và Bill Gunston, những tên lửa này có thể đã được "lập trình để bay vào cửa sổ của Lầu Năm Góc một cách chính xác".

Trong thực tế, chỉ cần lực lượng máy bay ném bom chiến lược của Nga với 195 chiếc [so với 171 chiếc của Mỹ] có thể xóa sổ Mỹ chỉ trong vài giờ.

Hiện Nga có một loạt các vũ khí mới đang trong quá trình hoàn thiện để bổ sung cho các “chiến binh lạnh” này. Các máy bay ném bom chiến lược đầy uy lực sẽ được hộ tống bởi các siêu cơ động Sukhoi-27 Flanker và thành viên mới nhất của gia đình Flanker, Su-35 Flanker. Với tải trọng lớn, Su-35 có thể mang theo các loại vũ khí uy lực nhất hiện nay đó là một phiên bản của tên lửa không đối không K-77 và tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kh-59. Cả hai loại máy bay trên gần như vô hình với các radar nhờ vào khả năng cơ động cao của chúng.

Chính sách ngoại giao hợp lý của Tổng thống Vladimir Putin đảm bảo rằng Nga không phải đối đầu với toàn bộ khối phương Tây.


Việc xây dựng tàu ngầm hạt nhân cũng đã đạt đến đỉnh cao thời hậu Xô-viết ở Nga. 10 chiếc tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân mới lớp Yasen đã và đang được phát triển sẽ làm lu mờ các tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ. Những tàu ngầm này có thể ẩn nấp và cơ động rất yên tĩnh dưới biển sâu. Năm 2012, một tàu ngầm Akula cũ của Nga đã xâm nhập vào Vịnh Mexico và tuần tra vùng biển hạn chế của Mỹ trong hơn một tháng mà không bị Hải quân Mỹ phát hiện.

Lực lượng tàu ngầm chiến lược đang được tân trang lại với tàu ngầm lớp Borei dài 170m, được trang bị tới 20 tên lửa đạn đạo Bulava mới, đặc biệt là có khả năng phòng thủ tiên tiến được thiết kế để xâm nhập vào hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Ngoài ra, kể từ cuộc chiến 5 ngày ở Gruzia tháng 8/2008, quân đội Nga đã trở nên nhanh nhẹn hơn, phối hợp tốt hơn và được vũ trang tốt hơn. Với 300.000 quân và 2.500 xe tăng [bao gồm cả “xe tăng bay” hiện đại T-90], và với các hệ thống tên lửa phòng không S-500, S-400, quân đội Nga có hỏa lực mạnh nhất châu Âu.

Nga có khoảng 845.000 quân thường trực và gần 2,5 triệu quân dự bị trong khi Mỹ có 1,4 triệu quân thường trực và 850.000 quân dự bị. Tuy nhiên, trong khi tất cả binh sĩ Nga hiện diện ở trong nước, binh sĩ Mỹ lại nằm rải rác ở 598 căn cứ trên toàn thế giới.

Phản ứng chậm chạp của quân đội Mỹ khi Crimea sáp nhập Nga và cuộc khủng hoảng Ukraine đang diễn ra đã cho thấy, thách đấu với quân đội Nga không phải là một nhiệm vụ dành cho kẻ nhút nhát. Thêm vào đó, sau nhiều năm không ngừng tham chiến - và tổn thất đáng xấu hổ - ở Iraq và Afghanistan, quân đội Mỹ đang mệt mỏi và mất tinh thần chiến đấu, nếu chưa muốn nói là bị thất bại về mặt tinh thần. Do đó, Mỹ không nhiệt tình cho một sự can dự quân sự khác, đặc biệt là không muốn đầu với một quốc gia từng đánh bại cả Napoleon và Hitler.

Việc xây dựng tàu ngầm hạt nhân cũng đã đạt đến đỉnh cao thời hậu Xô-viết ở Nga.


Ở mức độ nào đó, quân đội Mỹ, mặc dù có ngân sách quốc phòng gấp 7 lần Nga, nhưng sự đầu tư này mang lại ít lợi nhuận. Sự "thành công" của vũ khí Mỹ phần lớn là trên kênh CNN chứ không phải ở chiến trường. Trong bối cảnh này, sự trỗi dậy của quân đội Nga đã “thổi bay” sang một bên, thậm chí là hành động quân sự giả vờ chống lại Moskva. Sự phản ứng một cách yếu ớt này đã buộc Mỹ và đồng minh của mình là Anh tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Các lệnh trừng phạt sẽ dẫn đến sự trả đũa và nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh thương mại quy mô lớn, nhưng điều mà phương Tây không thể thực hiện được đó là sự thay đổi chính sách của Điện Kremlin. Ngược lại, chính sách ngoại giao hợp lý của Tổng thống Vladimir Putin đảm bảo rằng Nga không phải đối đầu với toàn bộ khối phương Tây. Đức và Pháp ít quan tâm đến một cuộc chiến chống lại Nga. Tình cảm ủng hộ Moskva rất mạnh ở Hy Lạp - một thành viên khác của NATO - thậm chí như Italy, Tây Ban Nha và các nước Nam Âu nhỏ hơn nhận thấy rằng không có lý do để can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Mặt khác, Moskva cũng đã có sự ủng hộ rộng rãi từ BRICS.

Cả Tôn Tử và triết gia Ấn Độ Chanakya đều khẳng định rằng chiến thắng lý tưởng là chiến thắng mà không phải đổ máu - có nghĩa là bằng ngoại giao hoặc sự khôn khéo. Việc xây dựng quân đội có sức đề kháng cao của Nga có thể sẽ tạo ra chiến thắng mà không cần bắn sang phương Tây một phát đạn nào.


Công Thuận

Ngoại trưởng Mỹ, Nga rục rịch bàn về Syria, Ukraine

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ gặp người đồng cấp Nga Sergei Lavrov vào tuần tới tại thủ đô Paris [Pháp] để bàn về vấn đề Ukraine và Syria.

Chia sẻ:
Từ khóa:
  • Nga,
  • Mỹ,
  • tên lửa,
  • tàu ngầm,
  • hạt nhân,
  • phương tây,
  • quân sự,
  • quân đội,

Hiện Nga có hỏa lực quân sự mạnh hơn Ukraine, cả trên bộ, trên không và trên biển.

  • Quân đội Ukraine pháo kích dồn dập, thường dân Donbass vội vã sơ tán sang Nga

  • Estonia chuyển tên lửa Javelin cho Ukraine

  • Vì sao các lãnh đạo quốc tế từ chối trao DNA cho Nga khi gặp Tổng thống Putin

  • Khủng hoảng Ukraine dưới góc nhìn từ Belarus

  • Toàn cảnh căng thẳng Nga-Ukraine, quan điểm và cán cân lực lượng các bên

Theo trang tin News.sky.com [Anh] ngày 19/2,Nga hiện có sức mạnh quân sự thông thường vượt trội gấp 5 lần Ukraine.

Nga chiếm ưu thế áp đảo so với Nga về tiềm lực quân sự. Ảnh: Skynews

Moskva có 900.000 binh sĩ đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang, so với 196.600 quân của Ukraine. Điều này xuất phát từ ngân sách quốc phòng của Nga cao hơn của Ukraine.

Sự mất cân bằng trên biển là lớn nhất, với việc Nga có số lượng nhân viên, lính hải quân gấp 10 lần Ukraine. Hải quân Nga có 74 tàu chiến và 51 tàu ngầm, so với chỉ hai tàu chiến của Ukraine.

Trên bộ, chênh lệch cán cân lực lượng có sự thu hẹp hơn. Quân đội Nga có 280.000 binh sĩ so với 125.600 của Ukraine.

Ukraine cũng có 900.000 quân nhân dự bị, những người đã trải qua huấn luyện quân sự trong 5 năm qua - so với 2 triệu của Nga.

Nga cũng chiếm ưu thế khi xét về trang thiết bị với số lượng pháo gấp 3 lần, số lượng xe tăng gấp 6 lần và xe bọc thép nhiều hơn gần 7 lần so với Ukraine.

Trên không, Nga có số lượng máy bay tấn công và trực thăng gấp 10 lần của Ukraine.

Ukraine có hơn 400 bệ phóng tên lửa đất đối không có thể tiêu diệt máy bay, nhưng con số này vẫn chỉ bằng một phần mười so với số lượng mà Nga sở hữu.

Nga cũng có lợi thế mạnh về vũ khí tầm xa, sở hữu hơn 500 bệ phóng tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất.

Trong những tuần gần đây, các nước NATO đã cung cấp cho Ukraine thêm "viện trợ sát thương", chẳng hạn như việc Anh cung cấp 2.000 vũ khí chống tăng. Trong khi các lô hàng này được thiết kế để có thể gây thêm tổn thất cho Nga nếu tấn công Ukraine, một số chuyên gia cho rằng những vũ khí này sẽ thay đổi kết quả tức thì của cuộc tấn công.

Công Thuận/Báo Tin tức
Ba kịch bản tiếp theo cho cuộc khủng hoảng Ukraine-Nga

Giới lãnh đạo chính trị Ukraine không nên để các cường quốc bên ngoài quyết định tương lai của nước mình.

Chia sẻ:
Từ khóa:
  • Nga,
  • Ukraine,
  • sức mạnh quân sự,
  • hỏa lực,
  • tên lửa,
  • máy bay,
  • xe tăng,
  • tàu chiến,
  • tàu ngầm,
  • hải quân,
  • ngân sách quốc phòng,

So dàn 'binh hùng tướng mạnh' Nga-Mỹ nếu xảy ra xung đột

Quang Hiếu 27/12/2021 10:20
Baoquocte.vn. Giữa Nga và Mỹ, quốc gia nào có lực lượng dự bị động viên lớn hơn? Nếu xảy ra xung đột, mỗi bên có thể huy động bao nhiêu binh sĩ dự bị là những câu hỏi người ta thường đặt ra khi so sánh tiềm lực quân sự Nga-Mỹ.
Nga có khả năng huy động lực lượng dự bị động viên lớn hơn Mỹ. [Nguồn: vitalykuzmin]

Câu chuyện so sánh tiềm lực quân sự của Nga và Mỹ là chủ đề bất tận cho các chuyên gia phương Tây. Trong một bài viết có tựa đề Nga có những khả năng quân sự nào mà Mỹ không có?, tác giả Carl Hamilton đến từ Đại học Roskilde [Đan Mạch] cho rằng cả hai quốc gia này đều có khả năng “phát triển các hệ thống quân sự bình đẳng về chất lượng” tuy nhiên Nga có khả năng huy động lực lượng dự bị động viên lớn hơn.

Theo tác giả, mặc dù ngân sách chi tiêu quân sự của hai quốc gia chênh lệnh khá lớn, nhưng Nga lại có những ưu thế mà chưa chắc "nhà giàu hơn" đã có được.

Cụ thể, chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump của đảng Cộng hòa từng yêu cầu Quốc hội Mỹ thông qua gói ngân sách quốc phòng trị giá 740 tỷ USD cho năm tài chính 2021. Nhưng sau đó vào cuối tháng 11/2020, với đề xuất tăng chi tiêu cho việc đóng hai tàu ngầm hạt nhân đa năng lớp Virginia, con số này đã lên tới 778 tỷ USD [tăng 4,4% so với năm 2019].

Cùng năm đó, ngân sách quốc phòng của Nga không vượt quá 61,7 tỷ USD [tăng 2,5% so với năm 2019]. Điều này thật khó lý giải khi hai nước có sức mua vũ khí với quy mô tương đương.

Đến thời Tổng thống Joe Biden, chính quyền đảng Dân chủ đã quyết định duy trì chi tiêu quân sự ở mức tương tự [770 tỷ USD] trong năm tài chính 2022. Cho đến gần đây, ít nhất 80 tỷ USD đã được chi hàng năm cho các hoạt động quân sự ở Afghanistan và Iraq. Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan, phần lớn số tiền này đã được dành cho việc phát triển các loại vũ khí tiên tiến, đồng nghĩa với việc tăng chi tiêu quân sự.

Điều này đặt ra câu hỏi cho các chuyên gia phương Tây về tính hiệu quả của chi tiêu quân sự Mỹ.

Lực lượng dự bị động viên lớn là một lợi thế

Một trong những lợi thế của Nga là khả năng huy động lực lượng vũ trang nhiều hơn Mỹ trong một khoảng thời gian ngắn. Chuyên gia Hamilton lý giải điều này là do Nga xây dựng lực lượng vũ trang theo chế độ nghĩa vụ quân sự, trong khi đó quân đội Mỹ là theo hợp đồng.

Trong vòng 5 năm qua, lực lượng dự bị động viên từng phục vụ trong lực lượng vũ trang Nga, được đào tạo trong quân đội có tỷ lệ là 2 triệu người/năm. Thêm vào đó là 350.000 quân nhân trong Vệ binh Quốc gia Nga luôn sẵn sàng chiến đấu và 20 triệu người trong các đơn vị quân dự bị khác [những người đã phục vụ hơn 5 năm trong quân ngũ].

Trong khi đó, Mỹ có số quân dự bị trải qua huấn luyện là 800.000 người, hơn một nửa trong số đó thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia. Điều này đồng nghĩa với việc Washington sẽ không thể nhanh chóng bù đắp tổn thất về binh sĩ trong một cuộc xung đột quy mô lớn.

Tuy nhiên, Nga sẽ có thể tăng gấp đôi quy mô binh sĩ so với thời bình hoặc tăng cường lực lượng lên 3 triệu người trong một thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, chuyên gia Hamilton cũng lưu ý các lực lượng vũ trang Mỹ cũng đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu nhân lực trong thời bình, phần lớn là do khả năng tuyển dụng quân nhân mới thấp.

Mỹ có số quân dự bị trải qua huấn luyện là 800.000 người, hơn một nửa trong số đó thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia. [Nguồn: Twitter]

Khả năng xung đột tác động tới quy mô lực lượng dự bị động viên

Theo vị chuyên gia Đan Mạch, Mỹ không quá lo lắng về lực lượng dự bị động viên của mình trong một cuộc xung đột tiềm tàng với Nga bởi một số lý do.

Thứ nhất, khả năng xung đột trên đất Mỹ không cao. Hầu hết những xung đột tiềm tàng đang ở những châu lục khác. Nếu xung đột nổ ra ở nơi khác, người Mỹ sẽ cố gắng sử dụng tối đa tiềm năng quân sự của các đồng minh, mặc dù thực tế là người dân Mỹ vẫn có khả năng trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trả đũa.

Thứ hai, dù Nga sở hữu một lượng dự bị động viên lớn để bảo vệ lãnh thổ, nhưng việc triển khai trong cuộc chiến ở Mỹ lại là một câu chuyện khác. Khoảng cách địa lý xa, lực lượng hải quân Mỹ có khả năng vượt trội, dân số Mỹ lớn, trong khi năng lực hàng không vận tải quân sự Nga còn hạn chế,... là những yếu tố khiến cuộc chiến trên đất Mỹ càng bất khả thi.

Thứ ba, học thuyết quân sự của Mỹ quy định một cuộc tấn công vũ khí hạt nhân và vũ khí dẫn đường chính xác nhằm vào Nga nếu xảy ra xung đột giữa hai bên. Đó là lý do vì sao tháng 12/2001, chính quyền ông Bush Jr. đã rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo [ABM].

Nhằm phòng ngừa trường hợp xảy ra cuộc tấn công từ lực lượng tên lửa hạt nhân của Nga, Mỹ đã triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia. Đặc biệt, một hệ thống đánh chặn chiến lược được đặt ở Alaska [hướng chủ yếu của cuộc tấn công từ Nga được dự báo là đi qua Bắc Cực].

Về phần mình, Nga đã triển khai các hệ thống vũ khí siêu thanh có khả năng xuyên thủng hệ thống đánh chặn của Mỹ như Avangard, Kinzhal và Zircon.

Dựa trên học thuyết quân sự và những tính toán, mỗi quốc gia có một hệ thống duy trì lực lượng dự bị động viên riêng.

Có quốc gia thiên về xu hướng xây dựng lực lượng dự bị động viên từ lực lượng nghĩa vụ quân sự, trong khi có quốc gia khả năng xung đột tại lãnh thổ ít hơn, hoặc có thể dựa vào sự phòng thủ của các đồng minh thường giới hạn lực lượng quân đội theo dạng hợp đồng.

[theo Russia Beyond]

Trong bối cảnh Nga, Mỹ và NATO đang “chạy đua” phát triển tên lửa chiến thuật và chiến lược thì việc Mỹ hay Nga giành chiến thắng khi xảy ra xung đột quân sự là vấn đề mà giới quan sát đặc biệt quan tâm.

Theo báo cáo của Sohu [29/10], đối với câu hỏi trên, Nhà trắng đã từng đưa ra đáp án là Nga. Do Nga có thực lực mạnh mẽ để trả đũa lại một cuộc tấn công của Mỹ. Trên phương diện thực lực quân đội thông thường, Nga không phải là đối thủ của Mỹ.

Tuy nhiên, trên phương diện vũ khí kỹ thuật cao và vũ khí hạt nhân, Nga lại vượt qua Mỹ rất nhiều. Trên phương diện vũ khí kỹ thuật cao, Nga nắm giữ nhiều kỹ thuật đông tây hiện đại như Tên lửa chống hạm siêu vượt âm Kinzhal, tên lửa hành trình siêu thanh Zircon, tên lửa chống hạm Bastion, tên lửa Pioneer…

Nếu xảy ra xung đột quân sự Nga – Mỹ, Nga được đánh giá sẽ chiếm ưu thế lớn trên phương diện vũ khí kỹ thuật cao. Nguồn: Sohu

Tên lửa chống hạm siêu vượt âm Kinzhal là loại tên lửa hành trình phóng từ trên không của Không quân Nga. Tầm phóng 1.000 km, theo giới thiệu của Bộ Quốc phòng Nga, tên lửa có tốc độ tối đa đạt tới 10 Mach. Khi bay ở tốc độ này, các hệ thống phòng ngự của đối phương sẽ “bó tay” trong việc đánh chặn.

Quan trọng hơn, quỹ đạo bay của tên lửa này là quỹ đạo “trôi” [không phân tách là ở giai đoạn hành trình cuối, tên lửa có thể lợi dụng bánh lái điều khiển ở phần đuôi để thực hiện cơ động nhiều hướng, không có quy luật], do vậy không có bất cứ hệ thống phòng không nào trên thế giới hiện nay có thể phòng ngự được loại tên lửa này.

Đối với tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz 100.000 tấn, mặc dù một quả tên lửa Kinzhal sẽ không thể đánh chìm, nhưng cũng khiến nó bị mất sức chiến đấu, đây là điều không có gì phải nghi ngờ. Điều khiến Hải quân Mỹ đau đầu nhất là, Nga đang có kế hoạch hiện đại hóa hơn 100 chiếc Tu-22M3 còn tương đối mới, dùng để trang bị tên lửa Kinzhal, với tầm bắn lên tới 2.000 km.

Nếu mỗi chiếc Tu-22M3 được trang bị 4 tên lửa Kinzhal, mỗi lần xuất kích khoảng 20 máy bay, mang được khoảng 80 tên lửa Kinzhal, sẽ khá dễ dàng để đối phó với một biên đội có hai tàu sân bay của Hải quân Mỹ.

Mỹ đang “bó tay” trước các tên lửa siêu vượt âm của Nga. Nguồn: Sohu

Tên lửa Pioneer là một loại tên lửa hành trình khác của Không quân Nga, tầm phóng đạt 2.000 km. Tên lửa này có tốc độ lên đến 20 Mach, nó có đầu đạn hủy diệt riêng với sức công phá mạnh mẽ, và có thể đánh chìm tàu khu trục trọng tải 10.000 tấn. Tên lửa này đã được Mỹ và NATO công nhận là “nỗi kinh hoàng” của hệ thống phòng không và mệnh danh cho loại tên lửa này là “bão táp châu Âu”. Các hệ thống phòng thủ của Mỹ và phương Tây không có cách nào ngăn chặn được loại tên lửa này từ quan điểm kỹ chiến thuật.

Hai loại tên lửa trên chỉ là hai trong nhiều đại biểu của vũ khí siêu vượt âm do Nga chế tạo. Tên lửa hành trình siêu thanh Zircon, tên lửa chống hạm Bastion cũng có tính năng tương tự tên lửa Kinzhal. Điều đáng chú ý là Nga đã phát triển rất nhiều tên lửa siêu vượt âm mới, nhưng Mỹ đã không phát triển tên lửa siêu vượt âm tương tự như của Nga. Trong kho vũ khí của Mỹ, hiện nay các loại tên lửa siêu vượt âm gần như là “trống rỗng”.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ bị tiêu diệt trước tên lửa siêu vượt âm của Nga. Nguồn: Sohu

Việc Quân đội Nga mạnh hơn quân đội Mỹ về vũ khí siêu vượt âm cũng đồng nghĩa với vấn đề là: Một khi xảy ra xung đột quân sự, nếu Nga điều động MIG-31, Tu-22M3 cùng máy bay hiện đại khác mang theo số lượng lớn tên lửa siêu vượt âm tấn công từ không trung vào Quân đội Mỹ, trước đòn tấn công “bầy sói” này, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn mà không có bất cứ khả năng chống trả nào.

Đây là nguy cơ hiện hữu đối với Mỹ, điều này được Mỹ công nhận trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng 2019 [NDAA], trong Đạo luật này có điều khoản yêu cầu Bộ Quốc phòng đẩy mạnh chương trình phòng thủ tên lửa siêu vượt âm. Nỗ lực của Mỹ đã khá rõ ràng nhưng điều bất ngờ là Mỹ đã đề ra tốc độ cho vũ khí siêu vượt âm của mình khá khiêm tốn khi chỉ đạt Mach 10 trong khi đối thủ chính của Mỹ là Nga tuyên bố đã bắt đầu quá trình sản xuất đầu đạn siêu vượt âm có tốc độ Mach 20.

Lực lượng tấn công hạt nhân của Nga đang khiến Mỹ đặc biệt “quan ngại”. Nguồn: Sohu

Ngoài tên lửa siêu vượt âm, sức mạnh của lực lượng tấn công hạt nhân của Nga cũng khiến Mỹ quan ngại. Giới quan sát cho rằng, công nghiệp chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga đã vượt trước Mỹ 10 năm. Điều này đã được chứng minh, Mỹ hiện có khoảng 500 tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman-3 LGM-30g sử dụng kỹ thuật tên lửa từ những năm 1970. Mặc dù Mỹ đã có nhiều cải tiến để kéo dài thời gian phục vụ của loại tên lửa này đến năm 2040, tuy nhiên độ chính xác của Minuteman-3 và khả năng đột phá của đầu đạn từ lâu đã không thể so sánh với tên lửa của Nga.

Mặc dù Mỹ có kế hoạch xây dựng Hệ thống răn đe chiến lược mặt đất [GBSD] để thay thế 500 tên lửa Minuteman-3 LGM-30g từ năm 2028 với tổng kinh phí lên đến hơn 300 tỷ USD, tuy nhiên, kể từ khi bắt đầu chương trình GBSD đã có không ít khó khăn xảy ra, giới quan sát cũng như nhiều quan chức đang đặt dấu hỏi cho chương trình này. Thậm chí, nội bộ Quốc hội Mỹ cũng xảy ra một số tranh cãi về tầm quan trọng của chương trình GBSD.

Tên lửa RS-28 Sarmat là vũ khí “đáng sợ”, có thể “quét sạch” toàn bang Texas hoặc nước Pháp chỉ trong vài giây. Nguồn: Sohu

Trong khi đó, trong kho vũ khí tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga đang sở hữu những tên lửa hiện đại nhất trên thế giới, như tên lửa đạn đạo liên lục địa RT-2PM2 Topol-М, tên lửa đạn đạoRS-24 Yars, đặc biệt là tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat. Các loại tên lửa này có tính năng vượt xa so với Minuteman-3. Điều này đã được Nga kiểm nghiệm trong cuộc diễn tập hạt nhân mới nhất gần đây mang tên “sấm sét 2019”.

Báo chí Pháp đã từng nhận xét tên lửa RS-28 Sarmat là vũ khí rất đáng sợ vì có thể quét sạch toàn bang Texas hoặc nước Pháp chỉ trong vài giây. RS-28 Sarmat nặng 100 tấn, sử dụng nhiên liệu lỏng, đạt tầm bắn đến 17.000 km, tức có thể bắn đến Paris hoặc London và có thể mang đến 10 đầu đạn hạt nhân phân hướng. Mỗi đầu đạn có sức công phá từ 150-300 kiloton [tương đương 150.000-300.000 tấn chất nổ TNT] và có thể tách ra bay đến từng mục tiêu riêng. Trang web Business Insider của Mỹ lo ngại siêu tên lửa RS-28 Sarmat có thể bắn phá các mục tiêu ở Mỹ và các nước thành viên NATO bởi tên lửa có thể vô hiệu hóa mọi hệ thống phòng thủ tên lửa.

Mỹ cùng NATO đang tăng cường xây dựng chiến lược đối phó với Nga ở khu vực sát sườn Nga là Đông Âu. Nguồn: Sohu

Nếu như Nga và Mỹ xảy ra một cuộc xung đột hạt nhân, Mỹ tuyệt đối sẽ không là đối thủ của Nga. Nga sẽ dựa vào tên lửa đạn đạo liên lục địa trên mặt đất và tên lửa phóng từ tau ngầm để tác chiến đã có thể chiếm được ưu thế lớn so với Mỹ.

Đây cũng là lý do tại sao thời gian qua, Mỹ rút khỏi các Hiệp ước hạt nhân với Nga, đồng thời cùng NATO tăng cường chế tạo và cải tiến vũ khí hạt nhân của mình, đồng thời cũng thắt chặt quan hệ và nâng cao khả năng phối hợp tác chiến hạt nhân, đặc biệt là tại các khu vực chiến lược ở châu Âu, trong đó có khu vực giáp biên giới Nga ở Đông Âu. Từ đó xây dựng chiến lươc, chiến thuật mới cho quân đội mình để chung tay đối phó với “mối đe dọa” Nga đang ngày càng gia tăng.

Hành động của Mỹ cũng đang thể hiện ý đồ “biến NATO thành tốt thí, đưa chiến trường đến châu Âu” để bảo toàn lãnh thổ của mình, một khi xảy ra xung đột quân sự với Nga.

Đức Trí [lược dịch]
Từ khóa: xung đột quân sự Mỹ - Nga quan hệ Mỹ - Nga quân đội Mỹ quân đội Nga NATO tên lửa chiến thuật vũ khí hạt nhân

Sức mạnh quân sự : Lợi thế ngả về Trung Quốc hay Hoa Kỳ ?

Đăng ngày: 22/07/2021 - 12:23

Ảnh minh họa: Khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS John Finn [DDG 113] tiếp cận tàu sân bay USS Theodore Roosevelt [CVN 71] ngày 14/01/2021. USS Theodore Roosevelt [CVN 71] - Petty Officer 1st Class Christop
Thùy Dương
17 phút

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư nhiều và liên tục để hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Tham vọng của Bắc Kinh là đạt thế vượt trội về quân sự so với các nước khác trên thế giới. Nhờ thế, quân đội Trung Quốc đã đạt được những bước tiến đầy ấn tượng.

Quảng cáo
Đọc tiếp

Thế nhưng, trong bài viết“Năng lực quân sự : Trung Quốc và Mỹ, nước nào có lợi thế ?”đăng trên trang mạng châu Á The Asialyst ngày 20/07/2021, tác giả Pierre-Antoine Donnet nhận định Trung Quốc chưa thể cạnh tranh với Mỹ về sức mạnh quân sự, dù là bây giờ hay trong một thời gian dài nữa. RFI giới thiệu bài viết trên trang mạng The Asialyst dưới dạng hỏi đáp.

Trung Quốc bị coi là mối đe dọa chính cho Mỹ trong những thập niên tới đây ? Tại sao ?

Bắc Kinh có nhiều nỗ lực quân sự đến mức một vị tướng của Mỹ đã gọi Trung Quốc là"mối đe dọa chính trong những thập niên tới đây"đối với Hoa Kỳ. Trong một phiên điều trần trước Quốc Hội hồi năm 2017 để được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Joseph Dunford từng nói, đối với ông,“những mối đe dọa nghiêm trọng nhất”vẫn là“những mối đe dọa chưa xuất hiện”.

Trong một phiên điều trần khác trước Ủy ban Lực lượng Vũ trang của Thượng Viện, vào ngày 26/09/2017, tướng Joseph Dunford xác định mối đe dọa đó chính là Trung Quốc, trong khi nhiều người vào thời điểm đó coi Bắc Triều Tiên, thậm chí cả Nga và Iran mới là mối đe dọa lớn nhất đối với Washington. Vị tướng này phát biểu:"Nếu nhìn đến năm 2025 và tính đến dân số và tình hình kinh tế, tôi nghĩ rằng Trung Quốc rất có thể sẽ là mối đe dọa lớn nhất"đối với Hoa Kỳ.

Tướng Joseph Dunford giải thích:“Trung Quốc đã tập trung vào việc hạn chế khả năng thể hiện sức mạnh của chúng ta [nước Mỹ] và nhằm làm suy yếu các quan hệ đồng minh của chúng ta ở Thái Bình Dương […] Trung Quốc dường như tích cực tăng chi tiêu quân sự"để trang bị cho lực lượng vũ trang của họ"các khả năng có thể làm suy yếu các lợi thế công nghệ chính của Hoa Kỳ".

Vậy lực lượng bộ binh của Trung Quốc hiện giờ ra sao, về quân số cũng như chất lượng ?

Lục quân Trung Quốc đông về số lượng nhưng ít được trang bị và huấn luyện. Năm 2020, chi tiêu quân sự của Mỹ là 778 tỷ đô la, cao nhất thế giới về ngân sách quân sự và ở mức vượt rất xa so với các nước khác. Nhưng Washington không được lãng phí thời gian, bởi ngân sách quân sự của Trung Quốc năm nay lại tăng 6,8% sau khi tăng liên tục trong hai thập kỷ vừa qua.

Trung Quốc hiện giờ giữ kỷ lục thế giới về quân số tại ngũ : 2 triệu người vào năm 2019. Về phía Mỹ, Lầu Năm Góc đã đệ trình lên Quốc Hội ngân sách cho năm 2022 và dự kiện số binh lính tại ngũ là 1,35 triệu.

Thế nhưng, điều quan trọng không phải là quân số mà là bao nhiêu người trong số họ đã lĩnh hội được các kỹ thuật chiến tranh tinh vi nhất. Chúng ta thấy là quân lính Trung Quốc hoặc được trang bị lỗi thời hoặc không thể chiến đấu hiệu quả do không được huấn luyện một cách thích đáng. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã không thụ động khoanh tay đứng nhìn. Chính phủ Trung Quốc đã giải ngân để phát triển và chế tạo các loại vũ khí tự động cho bộ binh.

Trong khi đó, theo tạp chí Mỹ Forbes, Mỹ có 6.333 xe bọc thép, nhiều thứ hai thế giới, chỉ sau Nga. Còn số xe thiết giáp của Trung Quốc là 5.800.

Nhưng về không quân, Mỹ có ở thế áp đảo so với Trung Quốc hay không ?

Nếu nói đến lực lượng không quân, thì sự vượt trội của Hoa Kỳ lấn át hẳn Trung Quốc. Theo một báo cáo năm 2021 của Lực lượng Không quân Thế giới [World Air Forces] được tạp chí Flight Global công bố, Mỹ có 13.000 chiến đấu cơ, trong đó có các máy bay chiến đấu F-35 Lightning và Raptor F-22, những loại chiến đấu cơ đáng gờm nhất trên toàn thế giới.

Còn theo báo cáo năm 2020 của China Military Power, Trung Quốc có khoảng hơn 2.500 phi cơ, trong đó có khoảng 2.000 máy bay chiến đấu. Chiến đấu cơ tinh vi nhất của Trung Quốc là J-20, còn được gọi là Mighty Dragon, được thiết kế để cạnh tranh với chiến đấu cơ F-22 của Mỹ. Nhưng khả năng cạnh tranh của loại máy bay chiến đấu này của Trung Quốc vẫn chưa được chứng minh, bởi cho đến nay vẫn chưa có cuộc chiến nào xảy ra giữa hai đối thủ J-20 của Trung Quốc và F-22 của Mỹ.

Hai nước cũng đang nghiên cứu để sản xuất máy bay ném bom mới. Trung Quốc đã có oanh tạc cơ Tây An [Xian] H-20. Còn Hoa Kỳ thì đã phát triển máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider thế hệ mới.

Thế còn tàu sân bay và kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có sánh được với Hoa Kỳ hay không?

Các tàu sân bay của Trung Quốc đã lỗi thời còn kho vũ khí nguyên tử của Trung Quốc thì không thể sánh bằng Mỹ. Hải quân có vai trò quan trọng đối với Trung Quốc và nước này có số tàu chiến nhiều nhất thế giới : 360 tàu so với con số 297 của Hoa Kỳ. Thế nhưng, về lĩnh vực này cũng vậy, số lượng không làm nên chất lượng. Mỹ có nhiều ưu thế hơn Trung Quốc, với tổng cộng 11 tàu sân bay vận hành bằng năng lượng hạt nhân, mỗi tàu sân bay có chỗ cho hơn 60 chiến đấu cơ cất cánh nhờ hệ thống phóng tối tân. Còn Trung Quốc chỉ có hai tàu sân bay được trang bị động cơ đẩy thông thường và dễ nhận thấy. Đó là các tàu sân bay Liêu Ninh [Liaoning] và Sơn Đông [Shandong], vốn dĩ vận hành dựa trên công nghệ lạc hậu, lỗi thời có từ những năm 1980 và chỉ có thể chứa tối đa 24 hoặc 36 máy bay chiến đấu J-15.

Cũng cần nói đến kho vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Một lần nữa, Trung Quốc không thể sánh với Hoa Kỳ. Mỹ có khoảng 5.800 đầu đạn hạt nhân, trong đó có 1.400 đầu đạn hạt nhân trong tình trạng báo động thường trực và sẵn sàng được phóng vào bất cứ lúc nào, so với con số 250-350 đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc.

Trung Quốc còn có những điểm yếu quân sự nào khác?

Ngành công nghiệp vũ khí Trung Quốc trong những năm qua gặp khó khăn về chế tạo các loại vũ khí mới. Theo một nghiên cứu của cơ quan tư vấn Mỹ Rand Corporation, có 3 lĩnh vực mà Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc phải đối mặt với những hạn chế : thiết bị bán dẫn thế hệ mới, tàu ngầm tàng hình và động cơ máy bay tiêm kích.

Chính vì thế hệ thống vũ khí của Trung Quốc "chậm nhiều năm" so với Mỹ. Máy bay chiến đấu J-20 và J-31 của Trung Quốc so với chiến đấu cơ F-22 và F-35 của tập đoàn Mỹ Lockheed Martin là một ví dụ: máy bay Trung Quốc bị máy bay Mỹ vượt rất xa.

Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý về những phát biểu gần đây của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Vào ngày 01/07/2021, phát biểu tại quảng trường Thiên An Môn ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh nhân kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc, ông Tập đã dọa là bất cứ nước nào dám liều lĩnh uy hiếp Trung Quốc sẽ "sứt đầu mẻ trán và đổ máu".Đó là điều đáng suy ngẫm!

Chú thích:Pierre Antoine Donnet làcựu thông tín viên của hãng tin Pháp AFP, tác giả của khoảng 15 cuốn sách về Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Ấn Độ và những thách thức lớn ở châu Á. Vào năm 2020, Pierre-Antoine Donnet cho xuất bản cuốn sách về vai trò lãnh đạo thế giới - cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ [NXB Aube].

  • Quốc tế
  • Mỹ
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Quân sự
  • Quân đội
  • Vũ khí
  • Vũ trang
  • Hạt nhân
  • Không quân

Video liên quan

Chủ Đề