Dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh

Những năm qua, việc du khách tham quan và tìm hiểu các lễ hội, công trình kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo như: đình, chùa, miếu, phủ, nhà thờ, thánh đường...; đã trở nên phổ biến.

Dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh

Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có những quan niệm khác nhau và đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất. Tuy nhiên, xét về nội dung và tính chất hoạt động, du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần.

.jpg)Du lịch tâm linh Côn Đảo

Mỗi dịp đầu năm mới, nhu cầu du xuân, đi lễ của người dân lại tăng cao. Các điểm di tích, du lịch tâm linh luôn trong tình trạng rất đông du khách. Tại Hà Nội, chỉ tính riêng đợt nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, chùa Hương đã thu hút hơn 3 vạn du khách; Hoàng thành Thăng Long thu hút 3,3 vạn du khách; Khu di tích đền Sóc đón gần 1 vạn người/ngày từ Tết Nguyên đán đến Rằm tháng Giêng…

Với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, các lễ hội văn hóa dân gian ở khắp các tỉnh, thành phố, từ lâu du lịch tâm linh đã phát triển, đáp ứng nhu cầu vừa du lịch, vừa hành hương, đi lễ của du khách. Các sản phẩm du lịch tâm linh ngày càng được nâng cao chất lượng, mang đến nhiều trải nghiệm cho du khách. Đây cũng được xem là một trong những dòng sản phẩm có thể tạo sức hút cho du khách quốc tế khi đến Việt Nam.

Trong số các điểm đến gắn với văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam, cơ sở thờ tự Phật giáo có số lượng lớn nhất (chiếm tới 90%) cùng tồn tại với công trình của các tôn giáo khác như Công giáo, Cao Đài... Bên cạnh đó, du khách còn đến tham quan, lễ bái ở các công trình gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tri ân những vị anh hùng dân tộc, tiền bối có công với nước, dân tộc, trở thành du lịch về cội nguồn như: Đền Hùng (Phú Thọ), Yên Tử (Quảng Ninh); Tây Yên Tử (Bắc Giang), chùa Hương (Hà Nội); Tam Chúc (Hà Nam), chùa Bái Đính (Ninh Bình), Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), Tây Thiên (Vĩnh Phúc), Đền Trần, Phủ Dầy (Nam Định)…

Dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh
Chùa Tam Chúc tọa lạc tại thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Các di tích tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội là cơ sở, nền tảng để loại hình du lịch văn hóa - tâm linh phát triển và ngược lại thông qua du lịch, những giá trị của di tích tín ngưỡng, tôn giáo được quảng bá rộng rãi đến với công chúng, thu hút nhiều du khách đến di tích đồng thời tạo thêm nguồn thu để tu bổ, tôn tạo di tích.

Việt Nam định hướng phát triển du lịch tâm linh theo hướng khai thác những giá trị nổi trội về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa gắn với quy hoạch liên kết vùng. Phát triển du lịch tâm linh trở thành động lực thu hút khách, thúc đẩy hoạt động dịch vụ du lịch khác, tạo sự đa dạng cho du lịch Việt Nam, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.

Tại Hà Nội, du lịch văn hóa, tâm linh luôn được thành phố coi trọng, phát triển. Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, du lịch văn hóa vẫn là cốt lõi của du lịch Thủ đô. Để phát huy thế mạnh của loại hình du lịch này, Sở đề nghị các địa phương không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng các sản phẩm liên kết để tăng tính trải nghiệm, hấp dẫn mới cho du khách.

Khi đời sống vật chất ngày càng tăng cao, xã hội ngày càng hiện đại, con người càng có nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần. Bởi vậy vấn đề tâm linh không còn là đề tài quá xa lạ với mọi người. Để đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người du lịch tâm linh đã ra đời và ngày càng nở rộ, thỏa mãn tinh thần cho con người. Vậy du lịch tâm linh là gì? Du lịch tâm linh ở Việt Nam như thế nào?

Dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh
Tâm linh

Mục lục

Khái niệm

Văn hóa tâm linh được hiểu là văn hóa biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Tất cả những biểu hiện liên quan đến đời sống tâm linh con người sẽ tạo nên văn hóa tâm linh.

Du lịch tâm linh tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đều có những quan niệm khác nhau và đến nay vẫn chưa có một quan điểm thống nhất. Tuy nhiên ta có thể hiểu du lịch tâm linh thuộc loại du lịch văn hóa, lấy yếu tố tâm linh để thỏa mãn nhu cầu tinh thần cho con người. Du lịch tâm linh thường gắn liền với những giá trị văn hóa, với lịch sự, tín ngưỡng, tôn giáo, những giá trị tinh thần khác. Đây là hình thức du lịch, vãn cảnh kết hợp với đi thăm viếng, chiêm bái tại các đại điểm tâm linh như đền, chùa,nhà thờ,… với mục đích cầu nguyện, để giải thoát tâm hồn. Bản chấcủa du lịch tâm linh là hướng thiện, là ghé thăm viếng trái tim và tâm trí của những bậc hiền triết mà họ tôn sùng.

  • Mang lại giá trị của tình yêu thương con người, mang lại sự bình an, an lạc cho những người xung quanh.
  • Mang lại trải nghiệm và cảm xúc thiêng liêng cho con người về tâm linh. Từ đó củng cố đức tin giúp cân bằng trí tuệ, tinh thần, tạo nên những suy nghĩ tích cực của con người, nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Là loại hình du lịch hướng con người đến những điều tốt lành loại bỏ những yếu tố mê tín dị đoan, những kẻ ” buôn thần bán thánh”.
  • Du lịch tâm linh góp phần quan trọng giúp bảo tồn, giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc.
  • Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, một nguồn thu tích cực cho nền kinh tế quốc dân.
  • Quảng bá du lịch, tăng thêm hiểu biết về quốc gia, đất nước nơi họ tới thăm.

\>> Tham khảo tại đây: Ảnh hưởng rõ nét của sự phát triển du lịch đến văn hóa, xã hội

Du lịch tâm linh trên thế giới

Trên thế giới loại hình du lịch tâm linh đã ra đời từ rất lâu và ngày càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Hiện tại có khoảng hơn 10.000 tôn giáo khác nhau trên thế giới, vấn đề tâm linh bao phủ toàn bộ cuộc sống của con người, luôn luôn phát sinh những nhu cầu từ tìm hiểu, khám phá tới thỏa mãn những đức tin của chính mình. Nhiều thế kỷ nay, thế giới đã có những chuyển biến tích cực trong mối quan hệ du lịch, tham quan, thưởng ngoạn, hành lễ, thông qua vật thể như di sản kiến trúc, di sản thiên nhiên, văn hóa phi vật thể tín ngưỡng thờ cúng, tế lễ,… Gần đây, du lịch tâm linh hình thành và phát triển rộng rãi ở các nước Châu Á, đặc biệt là những quốc gia theo Phật Giáo như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan.

Một vài địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như: Nepal, Bhutan, Myanmar, Ấn Độ,…

Du lịch tâm linh tại Việt Nam

Tại Việt Nam, một đất nước có nền tôn giáo đa dạng và hòa nhập, có truyền thống sinh hoạt, đa dạng tín ngưỡng cộng đồng dân tộc, bề dày văn hóa, truyền thống nên có đa dạng các địa danh tôn giáo, các hoạt động được tổ chức hàng năm của tín ngưỡng, tôn giáo tạo điều kiện thuận lợi để loại hình du lịch này phát triển.

Có thể nói du lịch tâm linh ở nước ta đã và đang phát triển mạnh từ Bắc đến Nam. Đây là một nhân tố quan trọng không chỉ mang lại sự tăng trưởng của nền kinh tế mà còn phát huy giá trị tinh thần, lòng yêu nước, niềm tin, tinh thần đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước bền vững.

Các loại hình du lịch tâm linh ở Việt Nam

Du lịch tâm linh ngày càng phát triển nên có đa dạng các loại hình tâm linh. Đây là một số loại hình cơ bản :

  • Đi du lịch để tham quan, vãn cảnh các địa điểm tôn giáo. Đây là loại hình du lịch phổ biến nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
  • Các hoạt động tham quan, vãn cảnh kết hợp cúng bái, cầu nguyện tại các địa điểm tín ngưỡng, tôn giáo. Nhưng hầu hết chỉ thu hút khách du lịch trong nước.
  • Loại hình du lịch tâm linh có mục tiêu giáo lý con người hướng tới sự hoàn thiện cá nhân, giải thoát tâm hồn, cân bằng và củng cố đức tin, hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thực trang phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam

Ngày nay du lịch tâm linh ở Việt Nam nở rộ khi các lễ hội diễn ra, các ngày quan trọng của tôn giáo.

  • Số lượng thực khách du lịch ngày càng ra tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách du lịch.
  • Nhu cầu du lịch tâm linh ngày đa đạng mở rộng cả các hoạt động sinh hoạt tinh thần, tín ngưỡng dân gian hay nhiều loại hình tín ngưỡng khác dần chở thành yếu tố cần thiếtrong cuộc sống con người.
  • Nhân thấy tiềm năng phát triển du lịch tâm linh, nhiểu nhà doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh mạnh tay đầu tư, khai thác ở nhiều các địa phương có thế mạnh du lịch tâm linh như đền Hùng ( Phú Thọ ), Yên Tử (Quảng Ninh), Chùa Hương (Hà Nội)Chùa Bái Đính (Ninh Bình) , Đền Trần-Phủ Dầy (Nam Định)…Đây là yếu tố tích cực cho việc phát triển du lịch tâm linh tới đây.
  • Nhà nước đã chú trọng hơn trong việc phát triển loại hình này đưa ra những chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, giải pháp đáp ứng đời sống tinh thần cho nhân dân, bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống, suy tôn những giá trị nhân văn cao đẹp.

Đặc điểm du lịch tâm linh tại Việt Nam

  • Du lịch tâm linh ở Việt Nam thường gắn liền với tôn giáo và đức tin mà chủ yếu là Phật giáo và các tôn giáo khác như Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Cao Đài.
  • Một đăc điểm khá độc đáo là du lịch tâm linh Việt Nam còn là tín ngưỡng tri ân, thờ cúng các vị anh hùng dân tộc Việt Nam, người có công với đất nước như: Thành Hoàng Làng, vua Hùng,…đúng theo đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
  • Du lịch tâm linh tại Việt Nam gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên, người sinh thành.
  • Du lịch tâm linh gắn liền với nhu cầu tìm hiểu, khám phá những điều thiêng liêng, huyền bí.
  • Du lịch tâm linh có tính mùa vụ rõ nét, mạnh nhất vào những ngày đầu năm, hay mùa lễ hội,…

Một số địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Việt Nam

Gắn liền với tôn giáo và đức tin

Dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh
Chùa Bái Đính- Ninh Bình

Đầu tiên phải kể đến ngôi chùa Bái Đính sở hữu nhiều kỷ lúc nhất: Ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á, chùa có chuông đồng lớn nhất Việt Nam, có pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam, Tượng phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Việt Nam,…Bái Đính là bức tranh hòa quyện giữa sắc màu thiên nhiên tươi mới và chút cổ điển, tâm linh, phong cảnh hùng vĩ, là nơi lý tưởng để các tăng ni, phật tử tới tu tập, chiêm bái.

Dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh
Miếu Bà Chúa Xứ

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam tọa lạc nơi chân núi Sam, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang là địa điểm linh thiêng, chỗ dựa tinh thần cho người dân địa phương nơi đây. Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam vang danh khắp vùng không chỉ bởi yếu tố tâm linh mà còn bởi ý nghĩa lịch sử to lớn. Từ những di tích vật thể đến những giai thoại được truyền miệng từ đời này sang đời khác đều gắn với những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc.

Dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh
Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

Thiền Viện Trúc Lâm – một trong những thiền viện lớn nhất tại Thành phố Đà Lạt. Tọa lạc trên đỉnh núi Phụng Hoàng rất thơ mộng và hùng vĩ. Trúc Lâm Thiền Viện tại Đà Lạt thuộc trường phái Trúc Lâm Yên Tử. Nơi đây không chỉ là một địa điểm đơn thuần của chốn cửa Phật thanh tịnh và yên bình mà nơi đây còn là một địa điểm tham quan, du lịch được ưa thích nhất tại Đà Lạt, nằm trong 3 thiền viện lớn nhất của Việt Nam. Tới đây du khách sẽ cảm nhận rõ nét cảm giác yên bình, thanh tịnh, cảm thấy tâm hồn được thư thái, thoải mái.

Dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh
Tòa Thánh Cao Đài- Tây Ninh

Tòa Thánh Cao Đài là công trình tôn giáo dặc biệt của đạo Cao Đài – tôn giáo có xuất xứ tại Việt Nam. Ấn tượng đầu tiên đối với du khách khi đến đây là hình Thiên Nhãn ở ngay mặt trước của Tòa Thánh – một con mắt tỏa hào quang, biểu tượng thiêng liêng của đạo Cao Đài. Khuôn viên tòa thánh rộng hơn một 1km2 với những con đường thênh thang liên kết các kiến trúc với nhau, là sự kết hợp giữa quan điểm triết học Đông – Tây, thể hiện sự tổng hợp của nhiều yếu tố tâm linh một cách dung hòa.

Dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh
Tượng Chúa Kito – Vũng tàu

Tượng Chúa Kitô Vua (dân đại phương vẫn gọi là Tượng Chúa giang tay) là bức tượng Chúa Giêsu cao 32m, sải tay dang rộng 18.4m. Năm 2012, tượng đã chính thức được xác lập kỷ lục “Tượng chúa Kito lớn nhất châu Á”. Bên trong tượng là cầu thang xoắc ốc gồm 133 bậc. Để lên tượng du khách phải leo 1000 bậc thang cao 500m để cảm nhận làn gió từ biển trên cánh tay Chúa.

Gắn liền với tín ngưỡng tri ân, thờ cúng các vị anh hùng dân tộc Việt Nam

Dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh
Du lịch tâm linh Côn Đảo

Ở Côn Đảo, người dân Côn Đảo thờ cúng và ngưỡng mộ 2 người phụ nữ đặc biệt, có số phận gắn bó với vùng đất này đó là anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu và bà chúa phi Hoàng Phi Yến. Mộ liệt sĩ Võ Thị Sáu ở nghĩa trang Hàng Dương và có một đền thờ bà Phi Thị yến. Ngoài ra còn một số địa điểm tâm linh các bạn có thể tham quan khi tới đây như di tích nhà tù Côn Đảo hay chùa Núi Một. Những di tích lịch sử này đều mang ý nghĩa sâu sắc nhằm tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Hi vọng rằng qua những thông tin này các bạn đã có cho mình thêm những kiến thức về du lịch tâm linh. Nếu các bạn có ý định sẽ tới thăm những địa điểm du lịch tâm linh nào hãy liên hệ với mình https://dulichkhatvongviet.com/ để được tư vấn thêm nhé!