Dịch trong ổ bụng là bệnh gì năm 2024

Cổ trướng có thể là hậu quả của bệnh lý gan, thường là mạn tính nhưng đôi khi cấp tính; các bệnh lý không liên quan đến gan cũng có thể gây ra cổ trướng.

Các nguyên nhân gan bao gồm:

Huyết khối tĩnh mạch cửa thường không gây ra cổ trướng trừ khi có kèm theo tổn thương tế bào gan.

Các nguyên nhân không do gan bao gồm:

  • Bệnh lý phúc mạc (ví dụ, ung thư biểu mô hay viêm phúc mạc, rò rỉ mật do phẫu thuật hoặc thủ thuật y khoa khác)

Cơ chế phức tạp và chưa được hiểu rõ. Các yếu tố bao gồm giãn tĩnh mạch do nitric oxide gây ra, lực Starling trong các mạch máu cửa (áp suất keo thấp do giảm albumin máu cộng với tăng áp lực tĩnh mạch cửa), tăng tái hấp thu natri ở thận (nồng độ natri niệu thường < 5 mEq/L [5 mmol/L] và có thể tăng sinh bạch huyết ở gan.

Các cơ chế góp phần giữ lại natri trong thận bao gồm kích hoạt hệ thống renin-angiotensin-aldosterone; tăng trương lực giao cảm; sự phân tách máu trong lòng mạch từ vỏ não; tăng hình thành oxit nitric; và thay đổi sự quá trình hình thành hoặc chuyển hóa của hocmon chống bài niệu, kinin, prostaglandins, và ANF. Sự giãn mạch tạng có thể là yếu tố khởi phát, tuy nhiên, vai trò chính và sự liên quan của các rối loạn này vẫn chưa rõ ràng.

Các triệu chứng và dấu hiệu của cổ trướng

Các dấu hiệu bao gồm diện đục thay đổi (phát hiện bởi gõ bụng) và dấu hiệu sóng vỗ. Thể tích < 1500 mL có thể không gây ra các triệu chứng lâm sàng. Cổ trướng nhiều gây ra căng cứng thành bụng và rốn phẳng. Trong các bệnh gan hoặc bệnh lý phúc mạc, cổ trướng thường độc lập hoặc không tương xứng với phù ngoại vi; trong các bệnh toàn thân (ví dụ, suy tim), thì ngược lại.

  • Siêu âm hay CT trừ phi các dấu hiệu lâm sàng rõ ràng
  • Xét nghiệm thường quy dịch cổ trướng
  • Cổ trướng mới phát hiện.
  • Không rõ nguyên nhân.
  • Nghi ngờ SBP.

Lấy khoảng 50 đến 100 mL dịch và phân tích về ngoại quan đại thể, hàm lượng protein, số lượng tế bào và số lượng tuyệt đối của từng loại tế bào, nuôi cấy và theo chỉ định lâm sàng, tế bào học, nhuộm nhanh bằng axit và/hoặc amylase. Trái ngược với cổ trướng do viêm hoặc do nhiễm trùng, cổ trướng do tăng áp lực tĩnh mạch cửa tạo ra dịch trong và có màu vàng rơm, có nồng độ protein thấp, số lượng bạch cầu đa nhân trung tính (PMN) thấp (< 250 tế bào/mcL) và đáng tin cậy nhất là gradient nồng độ albumin huyết thanh so với dịch cổ trướng cao (SAAG), đây là nồng độ albumin huyết thanh trừ đi nồng độ albumin cổ trướng. SAAG ≥ 1,1 g/dL (11g/L) là tương đối đặc hiệu cho cổ trướng do tăng áp tĩnh mạch cửa. Trong dịch cổ trướng, số bạch cầu đa nhân \> 250 tế bào/mcL cho thấy có SBP, trong khi dịch máu có thể gợi ý một khối u hoặc lao. Các trường hợp cổ trướng dịch như sữa (chylous) thường gặp nhất trong u lympho hoặc tắc nghẽn ống bạch huyết.

  • Chế độ ăn hạn chế natri
  • Đôi khi dùng spironolactone, có thể phối hợp với furosemide
  • Đôi khi điều trị paracentesis

Các kỹ thuật truyền dịch tự thân bằng dịch cổ trướng (ví dụ, shunt phúc mạc-tĩnh mạch LeVeen) thường gây ra các biến chứng và thường không còn được sử dụng nữa. Tạo shunt cửa chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh (TIPS) có thể làm giảm áp lực cửa và thành công trong điều trị kháng trị, nhưng TIPS là xâm lấn và có thể gây ra các biến chứng, bao gồm hội chứng não cửa chủ và suy tế bào gan trở nên trầm trọng hơn.

  • 1. European Association for the Study of the Liver: EASL clinical practice guidelines for the management of patients with decompensated cirrhosis. J Hepatol 69:406-460, 2018. doi.org/10.1016/j.jhep.2018.03.024
  • Cổ trướng là dịch tự do trong khoang bụng, thường là do tăng áp lực tĩnh mạch cửa và đôi khi do các bệnh lý về gan hoặc bệnh lý ngoài gan.
  • Cổ trướng mức độ vừa có thể làm tăng chu vi bụng và làm tăng cân, và mức độ nhiều có thể gây ra sự chướng bụng, chèn ép và khó thở; các dấu hiệu có thể không có khi lượng dịch < 1500 mL.
  • Xác định sự hiện diện của cổ trướng bằng siêu âm hoặc CT trừ khi chẩn đoán đã rõ ràng.
  • Nếu cổ trướng mới được chẩn đoán, nguyên nhân không rõ, hoặc nghi ngờ viêm phúc mạc tiên phát do vi khuẩn, chọc dò dịch cổ trướng làm xét nghiệm.
  • Khuyến cáo chế độ ăn hạn chế natri, nếu không đủ hiệu quả, cân nhắc sử dụng thuốc lợi tiểu và chọc tháo dịch cổ trướng điều trị.
  • Kịp thời chuyển tuyến bệnh nhân bị xơ gan cổ trướng khó chữa để ghép gan.

Dịch trong ổ bụng là bệnh gì năm 2024

Bản quyền © 2024 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Dịch ổ bụng bao nhiêu là bình thường?

Nếu dịch đục và có mủ thì chứng tỏ đã có nhiễm trùng xảy ra. Trung bình dịch báng chứa khoảng <500 bạch cầu/μL và <250 bạch cầu đa nhân/μL. Khi xảy ra nhiễm trùng sẽ có hiện tượng tăng bạch cầu. Nếu bạch cầu đa nhân > 250/μL thì có thể là viêm phúc mạc do vi trùng.

Dịch ổ bụng không nên ăn gì?

Bệnh nhân bị tràn dịch màng bụng nên giảm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày để tránh tích nước. Ngoài ra, bệnh nhân nên uống ít nước và các loại chất dịch khác. Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cũng là cách giúp tăng sức đề kháng, giúp ích cho quá trình điều trị.

Ăn gì để làm giảm dịch ổ bụng thai nhi?

1.1. Trái cây và rau xanh. ... .

1.2. Sữa và thực phẩm từ sữa. ... .

1.3. Protein. ... .

1.4. Bánh mì và ngũ cốc. ... .

1.5. Thực phẩm giàu sắt. ... .

1.6. Thực phẩm giàu acid folic. ... .

1.7. Thực phẩm giàu vitamin C và D..

Tràn dịch màng bụng là gì?

Sự tích tụ chất lỏng bất thường trong màng bụng được gọi là tràn dịch màng bụng. Trên thực tế, bệnh nhân ít có biểu hiện bệnh ở giai đoạn đầu, đến giai đoạn muộn khi da bụng căng lên kèm theo những triệu chứng rất khó chịu, bệnh nhân mới đi khám.