Đế thích là ai

Ngọc Hoàng Thượng đế [chữ Hán: 玉皇上帝], cũng gọi Ngọc Hoàng Đại Đế [玉皇大帝], gọi tắt là Ngọc Hoàng [玉皇] hay Ngọc Đế [玉帝], là những tước vị nói đến vị vua tối cao của bầu trời, là chủ của vạn vật trong quan niệm tín ngưỡng của Đạo giáo tại Trung Quốc và tại Việt Nam, Triều Tiên.

Đàn Kính Thiên Tràng An, nơi có tượng thờ Ngọc Hoàng trên tầng cao nhất của Thiên Đàn

Ở Việt Nam có các di tích sau đây thờ Ngọc Hoàng Thượng đế [chỉ thống kê nơi thờ chính, không tính việc phối thờ Ngọc Hoàng trong rất nhiều đền, chùa và điện thờ Mẫu Tam Phủ]:

  • Đàn Kính Thiên Tràng An ở xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng đế cùng các vị Phạm Thiên, Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu với Lễ tế Thiên được diễn ra hàng năm.
  • Đàn Nam Giao thuộc di tích cố đô Huế là nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm. Lễ tế Nam Giao là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới chế độ quân chủ vì chỉ nhà vua mới có quyền làm lễ tế Giao, tức là tế Trời Đất, nhằm khẳng định tính chính thống của triều đại, uy quyền của Hoàng đế tuân theo mệnh trời mà cai trị dân chúng.
  • Đền Đậu An tại thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng đế cùng các thiên thần.[7]
  • Chùa Ngọc Hoàng ở thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
  • Chùa Ngọc Hoàng toạ lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM, vốn là một ngôi điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế.
  • Nhà thờ họ Trương Việt Nam tại thị trấn Thiên Tôn, Hoa Lư, Ninh Bình thờ Ngọc Hoàng Thượng đế với tên húy Trương Hữu Nhân hay Trương Ngọc Hoàng.
  • Điện Bồ Hong trên đỉnh núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.[8]
  • Chùa Vân An ở thị trấn huyện Bảo Lạc, Cao Bằng thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và Quan thế âm Bồ Tát với lễ hội Lồng Tồng hằng năm được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng Giêng, ngày sinh của Ngọc Hoàng Thượng đế.[9]
  • Đền Ô Xuyên, xã Cổ Bì,Bình Giang, Hải Dương thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và 5 vị Thành hoàng làng. Tương truyền, đây là nơi Ngọc Hoàng thường xuống chơi du ngoạn.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Ngô Tử Tân [1957] “Lai lịch của thần Táo quân”, Tạp chí Văn học Dân gian, số 12.
  2. ^ cõi trời Đao Lợi
  3. ^ “Kinh Ngọc-Hoàng Thượng-Đế”. tamlinh.ucoz.com. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2021.
  4. ^ //www.daotam.info/tnhtv1.htm#Dimanche 24 Octobre 1926
  5. ^ “Các vị thần trong đạo mẫu”.
  6. ^ Đạo trời và tín ngưỡng dân gian qua ca dao
  7. ^ Dấu ấn ngôi đền cổ thờ Ngọc Hoàng Thượng đế ở Hưng Yên
  8. ^ Lên điện Bồ Hong thở cùng mây ngàn lãng đãng
  9. ^ Bảo Lạc: Lễ hội Lồng Tồng xuân Mậu Tuất 2018

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Ngọc Hoàng Thượng đế.

Video liên quan

Chủ Đề