Dđảng cộng sản nhật ra đời trong bối cảnh nào năm 2024

Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc. Các nước tư bản đế quốc thực hiện chính sách: bên trong tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài gia tăng các hoạt động xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc làm đời sống nhân dân lao động trên thế giới trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.

Năm 1917, với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác -Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người; là ánh sáng soi đường cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Tháng 3 năm 1919, Quốc tế Cộng sản [Quốc tế III] ra đời đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

1.2. Bối cảnh trong nước

- Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và từng bước thiết lập bộ máy thống trị, biến nước ta từ một quốc gia phong kiến thành “một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác”. Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi.

Về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội, đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, đó là một chính sách chuyên chế điển hình, chúng đàn áp đẫm máu các phong trào và hành động yêu nước của người Việt Nam, mọi quyền tự do bị cấm. Chúng chia rẽ ba nước Đông Dương, chia Việt Nam thành ba kỳ [Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ] và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng.

Về kinh tế, thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ để thực hiện chính sách bóc lột tàn bạo, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; ra sức vơ vét tài nguyên, cùng nhiều hình thức thuế khóa nặng nề, vô lý; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.

Về văn hóa, thực dân Pháp tiến hành chính sách ngu dân, chúng bưng bít, ngăn cản ảnh hưởng của văn hóa tiến bộ trên thế giới, khuyến khích văn hóa độc hại, xuyên tạc lịch sử, giá trị văn hóa Việt Nam và dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu.

- Sự phân hóa giai cấp và mâu thuẫn xã hội diễn ra ngày càng gay gắt

Phần lớn giai cấp địa chủ cấu kết với thực dân Pháp ra sức bóc lột nông dân; một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau. Các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội Việt Nam đều mang thân phận người dân mất nước và đều bị thực dân áp bức, bóc lột, chèn ép nên đều căm phẫn thực dân Pháp. Do đó, mẫu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc này, không chỉ là mâu thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến, mà đã nảy sinh mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.

- Các cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh của quần chúng chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng về đường lối cách mạng

Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các cuộc khởi nghĩa và các phong trào đấu tranh của nhân dân ta diễn ra liên tục và mạnh mẽ. Tuy nhiên do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến như phong trào Cần Vương đã chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo [1896]; phong trào nông dân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài 30 năm cũng không giành được thắng lợi. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại,… Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.

Đảng Lao động Triều Tiên là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và là đảng cầm quyền ở Cộng hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên; được thành lập ngày 10 tháng 10 năm 1945 dựa trên sự sáp nhập giữa Đảng Cộng sản Triều Tiên và Đảng Dân chủ mới Triều Tiên.

  • Đảng Cộng sản Việt Nam

    Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà [nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam], đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
  • Đảng Cộng sản Pháp

    Đảng Cộng sản Pháp [PCF], chính đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp. Đảng Cộng sản Pháp không phải là đảng cầm quyền, nhưng luôn giữ vai trò quan trọng trong nền chính trị của Pháp.
  • Đảng Nhân dân cách mạng Lào

    Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được thành lập tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất họp ở tỉnh Hủa Phăn từ 22-3 đến 6-4-1955. Đại hội thông qua Báo cáo thành lập Đảng; lấy tên là Đảng Nhân dân Lào, thông qua các đường lối cơ bản, chương trình hành động trước mắt và Điều lệ của Đảng; lập Ban Chỉ đạo Trung ương do đồng chí Cayxỏn Phômvihẳn làm Tổng Bí thư.
  • Đảng Nhân dân Cămpuchia

    Tiền thân là Đảng Nhân dân cách mạng Cămpuchia [CPRP], trải qua nhiều biến cố lịch sử, nay là Đảng Nhân dân Cămpuchia [CPP], là tổ chức chính trị đang cầm quyền lãnh đạo ở Cămpuchia.
  • Vì sao Liên Xô sụp đổ: II. Sự chống phá điên cuồng và thâm độc của phương Tây

    Để lật đổ Liên Xô, các thế lực thù địch ở phương Tây đặc biệt là Mỹ đã đặt ra nhiệm vụ hàng đầu cần phải lũng đoạn được cơ quan đầu não. Đó là Đảng Cộng sản Liên Xô. Từ đó, kẻ thù giấu mặt đã len vào nhiều vị trí then chốt trong bộ máy của Đảng Cộng sản Liên Xô. Mỹ đã sử dụng nhiều lực lượng từ bên ngoài xâm nhập vào nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô thông qua các “cuộc chiến” về tổ chức nhân sự, thông tin báo chí, tài chính và các cuộc chiến khác.
  • Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và Đảng Công nhân [tháng 5-1969] tại Matxcơva [Nga]

    Sau năm 1960, tình hình phong trào cộng sản và công nhân ngày càng phức tạp. Trong bối cảnh đó, Hội nghị quốc tế lần thứ ba các Đảng Cộng sản và Đảng Công nhân đã diễn ra ở Matxcơva [Nga] vào mùa hè 1969 nhằm đề ra đường lối, củng cố sự thống nhất phong trào cộng sản quốc tế và các lực lượng chống đế quốc. Hơn 10 Đảng Cộng sản, trong đó có Đảng Cộng sản Trung Quốc, không tham gia hội nghị. Do tập trung cho công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không có mặt ở Hội nghị này.
  • Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và Đảng Công nhân [tháng 11-1960] tại Matxcơva [Nga]

    Trong bối cảnh lịch sử này, Hội nghị đại biểu của 81 Đảng Cộng sản và Đảng Công nhân họp ở Matxcơva vào tháng 11-1960. Đây là hội nghị lớn nhất từ trước đến nay của phong trào cộng sản quốc tế. Hội nghị Matxcơva năm 1960 đã khẳng định và kế thừa những nội dung cơ bản của bản Tuyên bố năm 1957, phát triển và bổ sung thêm một số luận điểm quan trọng.
  • Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và Đảng Công nhân [tháng 11-1957] tại Matxcơva [Nga]

    Vào cuối những năm 50, phong trào cách mạng thế giới có những bước phát triển mới, nhưng đồng thời lại xuất hiện những diễn biến phức tạp. Trong tình hình ấy, Hội nghị các Đảng Cộng sản và Đảng Công nhân quốc tế họp tháng 11-1957 tại Matxcơva [Nga] có ý nghĩa quan trọng, đưa ra nhiều nhận định quan trọng về lí luận, đường lối chiến lược, sách lược, củng cố phong trào cộng sản quốc tế.
  • Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế [1917 - 1995]

    Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, trong bối cảnh quốc tế có nhiều khó khăn, thách thức nổi lên ngày càng gay gắt, các đảng cộng sản, công nhân trên thế giới vẫn đang tiếp tục nỗ lực củng cố tổ chức và lực lượng, ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và nâng cao vai trò, ảnh hưởng trong đời sống chính trị - xã hội các nước

Chủ trương, chính sách mới

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

[ĐCSVN] - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Chủ Đề