Đây là hội thi dành cho học sinh sinh viên nhằm thể hiện sự sáng tạo về ứng dụng Khoa học công nghệ

Không chỉ là JROTC của Fishburne là một trong những trường lâu đời nhất trong nước, với tư cách là Đơn vị Danh dự với Sự xuất sắc, Fishburne là một trong số ít trường ở bất cứ đâu có thể đề cử các ứng viên đủ tiêu chuẩn cho BẤT KỲ học viện dịch vụ nào của Hoa Kỳ. Nếu con trai bạn muốn theo học tại một học viện phục vụ, Fishburne mang đến những lợi thế mà các học viện quân sự Virginia khác không thể sánh bằng.

At Fishburne, Grades 9-12 are automatically enrolled in our JROTC [Junior Reserved Officer Training Corps] program every academic year, making it an integral part of the FMS experience.

Giống như Fishburne, JROTC tập trung vào việc giảng dạy giá trị của:
Quyền công dân
Khả năng lãnh đạo
Phục vụ cộng đồng
Trách nhiệm cá nhân

Giống như Fishburne, JROTC cam kết truyền thụ những phẩm chất sau trong mỗi học viên:
Một cảm giác hoàn thành
Lòng tự trọng
Làm việc theo nhóm
Kỷ luật tự giác

Chương trình JROTC của chúng tôi do Nhân viên quân đội trực tiếp giảng dạy

Sử dụng tài liệu giảng dạy do Quân đội Hoa Kỳ phát triển và cung cấp, chương trình giảng dạy đã được soạn thảo để giúp mọi học viên trở thành một công dân tốt hơn, một nhà lãnh đạo mạnh mẽ hơn, một nhà tư tưởng phản biện hơn và một người đàn ông toàn diện hơn. Khi bạn trải qua bốn năm JROTC, bạn sẽ học được mọi thứ từ súng hơi và các cuộc tập trận quân sự đến kỹ thuật và trách nhiệm xã hội. Bạn cũng sẽ có được các kỹ năng lãnh đạo sẽ theo bạn suốt cuộc đời.

Bởi André Casault

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi André Casault

Giới thiệu về cuốn sách này

10 đội dẫn đầu hai hạng mục Công nghệ thông tin [CNTT] và Kỹ thuật tại vòng Chung kết Cuộc thi sáng kiến công nghệ TechGenius

Tại vòng Chung kết được tổ chức gần đây, mười đội dẫn đầu hai hạng mục Công nghệ thông tin [CNTT] và Kỹ thuật đã trình bày giải pháp của các em với ban giám khảo là chuyên gia trong ngành. Các em đã tìm hiểu việc ứng dụng công nghệ vào giải quyết những thách thức hiện tại về môi trường, sức khỏe, và học tập và giảng dạy trực tuyến.

Giải pháp tạo tác động giúp đỡ người khuyết tật

Hai giải nhất hạng mục CNTT được trao cho đội HDK đến từ trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành [Kon Tum] và đội Anonymous đến từ trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đội HDK đưa ra ý tưởng phát triển thiết bị hỗ trợ kỹ thuật có thể chuyển ngôn ngữ ký hiệu thành văn bản để hỗ trợ người khiếm thính hoặc những người mất khả năng nghe và không thể giao tiếp hiệu quả. Theo HDK, các sản phẩm chuyển ngữ hiện nay không thân thiện với người gặp vấn đề về thính giác vì chúng dựa vào ánh sáng và có kích thước lớn.

Đội HDK đã phát triển thiết bị hỗ trợ kỹ thuật có thể chuyển ngôn ngữ ký hiệu thành văn bản để hỗ trợ những người gặp vấn đề về thính giác

Lấy cảm hứng từ ứng dụng học ngoại ngữ trên điện thoại, ba nữ sinh thuộc đội Anonymous đã phát triển A-Eye - ứng dụng có thể phát hiện vật thể, khoảng cách, văn bản và biểu cảm của con người.

Thành viên của đội Anonymous Nguyễn Ngọc Anh chia sẻ: "Chúng tôi hi vọng ứng dụng có thể trở thành đôi mắt thay thế hỗ trợ người khiếm thị trong sinh hoạt hàng ngày. Tất cả tính năng đều được mã hóa trên điện thoại Android với ngôn ngữ lập trình Java và có thể tải xuống dễ dàng".

Giải pháp kỹ thuật sáng tạo cho các vấn đề bền vững và an toàn

Hai đội đến từ Hà Nội gồm WP từ trường THPT Sơn Tây và The Invincibles từ trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành đã giành giải Nhất hạng mục dành cho các giải pháp kỹ thuật.

Với sáng kiến ​​chống ô nhiễm nguồn nước, ba học sinh đội WP đã tự lắp ráp một nguyên mẫu robot có thể thu gom và nhặt rác trên mặt nước. Sản phẩm sử dụng năng lượng mặt trời được trang bị cảm biến radar để phát hiện chất thải và tránh chướng ngại vật trong quá trình hoạt động.

Mong muốn của nhóm là phát triển các tính năng của robot hơn nữa trong tương lai.

Thành viên nhóm WP Nguyễn Thị Minh Huyền chia sẻ: "Chúng tôi hi vọng có thể phát triển thêm những tính năng đo mức độ ô nhiễm nước và lọc các hạt vi nhựa để đảm bảo an toàn cho các loài thủy sinh. Nhờ tham gia cuộc thi, chúng tôi đã học được cách xây dựng trang web, thiết kế sản phẩm mô phỏng 3D và trình bày ý tưởng".

Trong khi đó, The Invincibles đã đề xuất giải pháp bền vững với tên gọi CASS [viết tắt của các từ tiếng Anh có nghĩa thị giác máy tính, hỗ trợ, an toàn và tín hiệu] giúp người đi đường tránh nguy cơ va chạm bằng cách xác định tín hiệu đèn đỏ, biển báo đường bộ, phát hiện các nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn và cảnh báo người dùng bằng âm thanh.

Thành viên đội The Invincibles Đức Anh chia sẻ: "Đề xuất của nhóm là tạo ra một thiết bị áp dụng các thuật toán học máy cấp tiến và nhiều loại cảm biến khác nhau đóng vai trò như đầu não dữ liệu để xác định và dự đoán tai nạn đường bộ nhằm hỗ trợ các biện pháp an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam".

Các giải pháp khác được trình bày tại cuộc thi gồm ứng dụng học tập thay thế sách giáo khoa, trang web tìm kiếm người cố vấn và quản lý thời khóa biểu, ứng dụng điện thoại đo lường ô nhiễm ánh sáng và thiết bị bảo vệ thị lực học sinh khi học trực tuyến trong thời gian dài.

Theo Giám đốc tư vấn chiến lược Tập đoàn Insider và là một trong những giám khảo cuộc thi TechGenius ông Hoàng Viết Tiến, hầu hết những giải pháp mà các đội đề xuất đều là sản phẩm hoàn chỉnh và có thể ứng dụng ngay vào thực tế.

"Tôi cũng ngạc nhiên về cách các em thể hiện khả năng lãnh đạo, sự nhanh nhẹn và kiên trì trong suốt cuộc thi, đặc biệt khi tất cả các vòng đều được tiến hành trực tuyến".

Giáo sư Brett Kirk, Trưởng khoa Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ Đại học RMIT

Ông nói: "TechGenius tập trung vào các giải pháp sáng tạo nhằm giải quyết những vấn đề trong thế giới thực và tạo cơ hội cho các bạn trẻ đam mê sáng tạo thực hành kỹ năng làm việc nhóm và thuyết trình - những phẩm chất quan trọng của các nhà lãnh đạo công nghệ trong tương lai".

Cuộc thi kéo dài chín tháng đã thu hút ​​gần 100 ý tưởng sáng tạo của học sinh đến từ 60 trường trung học phổ thông thuộc 17 tỉnh thành trên cả nước.

P.Q


Khởi động cuộc thi Startup Kite 2021

Sáng 18/6, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTB&XH phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc [UNFPA] tổ chức Lễ phát động Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 2021 - Startup Kite từ nguồn tài trợ của Chính phủ Nhật Bản.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Tấn Dũng, để thúc đẩy và khuyến khích phong trào khởi nghiệp ngay từ trong nhà trường, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH cũng đã phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, tinh thần chủ động tìm và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Đây chính là động lực quan trọng để thúc đẩy các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên tục đổi mới, nâng cao chất lượng, có biện pháp, giải pháp, tạo môi trường thuận lợi để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo trong học sinh, sinh viên.

“Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 2021 là hành động "nói đi đôi với làm" để thực hiện thành công Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ”, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng khẳng định.

Ông Lê Tấn Dũng cho rằng, cuộc thi sẽ thúc đẩy các bạn trẻ tin tưởng lựa chọn giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao, có khả năng thích ứng với sự thay đổi của khoa học công nghệm và của thị trường lao động.

Cũng tại Lễ phát động, ông Okabe, Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nhận định: “Để thực hiện “xã hội bao trùm”, chú trọng đến những người dễ bị tổn thương, thế hệ trẻ trong thời đại công nghệ số sẽ đóng vai trò quan trọng. Chính phủ Việt Nam vẫn thường xuyên nhấn mạnh chuyển đổi số có thể là động lực thay đổi xã hội. Trong đó, cuộc sống của người cao tuổi và người khuyết tật sẽ tốt hơn. Vì vậy, tôi tin rằng cuộc thi này sẽ là cơ hội cho thế hệ trẻ và thế hệ cao tuổi có thể cùng hợp tác trên nhiều lĩnh vực".

Cuộc thi sẽ là cầu nối giúp đỡ người trẻ chuẩn bị cho tuổi già, thúc đẩy liên kết giữa các thế hệ trong quá trình chuyển đổi số nhằm bảo đảm toàn xã hội tham gia vào công cuộc tiến tới già hóa một cách khỏe mạnh và năng động.

Startup Kite 2021 có chủ đề “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thời đại 4.0”; hướng đến các ý tưởng, dự án có ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ số trong lĩnh vực chăm sóc, hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật trong bối cảnh dịch COVID-19. Cuộc thi được tổ chức từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2021.

Startup Kite năm nay gồm 5 nhóm tiêu chí, đó là: Tính mới, sáng tạo; tính khả thi và cạnh tranh; tính chuyên môn, ứng dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19; thể thức trình bày, hình thức thuyết trình, phản biện và cuối cùng là tính hiệu quả kinh tế - xã hội và ứng dụng thực tế.

Lễ trao giải Startup Kite 2021 sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp vào tháng 11/2021 tại miền Trung.

Startup Kite 2021 bao gồm 3 vòng thi: Vòng sơ tuyển, bán kết và vòng chung kết.

Vòng sơ tuyển diễn ra dưới hình thức thi viết, lập ý tưởng, dự án tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc từ tháng 5 đến hết ngày 31/8/2021 với hình thức online hoặc offline.

Vòng bán kết diễn ra dưới hình thức thi thuyết trình và phản biện từ tháng 9 đến tháng 10/2021 tại Hà Nội, thí sinh có thể đăng ký hình thức thi online hoặc offline.

Tại vòng chung kết, thí sinh sẽ thi kêu gọi vốn đầu tư ảo [thuyết trình và thương thuyết với các nhà đầu tư] và xử lý tình huống vào tháng 11/2021 với hình thức offline. Đặc biệt, các thí sinh/ đội thí sinh được vào vòng chung kết sẽ được tổ chức tập huấn, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng cơ bản về khởi nghiệp và hướng dẫn hoàn thiện ý tưởng/ dự án để thi chung kết.


Liên kết nguồn tin: //baochinhphu.vn/Khoa-giao/Thuc-day-tinh-than-khoi-nghiep-sang-tao-o-hoc-sinh-sinh-vien/435142.vgp

Video liên quan

Chủ Đề