Đất được nhà nước giao để quản lý là gì năm 2024

Ngày 22/7/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định 25 về việc ban hành Quy định về quản lý và sử dụng quỹ đất do Nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh.

Hội nghị tổng kết thi hành Luật Đất đai trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: K.P

Theo Quyết định này, người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng quỹ đất là Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn [gọi tắt là Chủ tịch UBND cấp xã] chịu trách nhiệm việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp được giao để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở UBND, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục - thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương.

Đối với việc đăng ký quỹ đất công được Nhà nước giao để quản lý, sử dụng thì cơ quan, tổ chức đang quản lý, sử dụng quỹ đất công theo quy định tại Điều 3 Quy định này mà chưa đăng ký thì Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm kê khai đăng ký đất đai theo quy định. Đối với quản lý đất công trình công cộng; đất công ích; đất chưa sử dụng, chưa giao, chưa cho thuê; đất thu hồi thì UBND cấp xã thực hiện rà soát, kiểm kê trên thực địa và hồ sơ địa chính để lập danh mục về vị trí, diện tích, loại đất, tình trạng sử dụng các loại đất thuộc thẩm quyền theo quy định tại Điều 3 Quy định này; đồng thời, chịu trách nhiệm kê khai đăng ký theo quy định.

Trung tâm Phát triển Quỹ nhà và đất tỉnh có trách nhiệm rà soát, tổng hợp các thửa đất được giao để quản lý; trường hợp các thửa đất chưa có trích lục, trích đo thì phối hợp với Văn phòng Đăng ký đất đai để trích lục, trích đo để làm cơ sở quản lý. Các cơ quan đang quản lý quỹ đất dôi dư; đất không còn nhu cầu sử dụng và đất đã bồi thường xong mà chưa sử dụng; đất nhỏ, lẻ nằm ngoài ranh quy hoạch của dự án có vị trí không thuận lợi hoặc hình thể thửa đất không đủ điều kiện sử dụng đã được bồi thường theo yêu cầu của chủ sử dụng đất, có trách nhiệm báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường để trình UBND tỉnh giao cho đơn vị khác quản lý, sử dụng theo quy định.

Đối với đất mới được bồi đắp tiếp giáp với đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất thì UBND cấp xã có trách nhiệm báo cáo UBND cấp huyện để kiểm tra xác định ranh giới, mốc giới, quản lý phần đất bồi đắp. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất bãi bồi ven sông; đất sông, kênh, rạch do tự khai hoang mà chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì phải làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét theo quy định.

Đối với việc xử lý đất công bị lấn, chiếm, UBND cấp xã có trách nhiệm quản lý chặt chẽ và giữ nguyên hiện trạng các khu đất đang bị lấn, chiếm, tranh chấp. Không để tình trạng các hộ dân tự cơi nới, xây dựng, dời ranh lấn chiếm thêm đất. Ngoài ra, Chủ tịch UBND cấp xã khi phát hiện vi phạm hoặc được báo cáo có vi phạm thì phải tổ chức việc kiểm tra xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét xử lý.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức đã được UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất mà không sử dụng đúng ranh giới thửa đất để bị lấn, chiếm thì phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật.

Về vấn đề này, Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng, Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 4 Luật Đất đai 2003 thì từ ngữ “Nhà nước giao đất” và “Nhà nước cho thuê đất” được hiểu như sau:

- Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.

- Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.

Trường hợp Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất; trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; trường hợp nhà nước cho thuê đất được quy định cụ thể tại Điều 33, Điều 34 và Điều 35 Luật Đất đai năm 2003 như sau:

7 trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất

Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức;

- Tổ chức sử dụng đất vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, thực nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối;

- Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối hoặc sản xuất kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;

-Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo các dự án của Nhà nước;

- Hợp tác xã nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở hợp tác xã, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối;

- Người sử dụng đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp quy định tại Điều 88 của Luật này; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

- Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp.

7 trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất

Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

- Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;

- Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê;

- Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê;

- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được giao đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh;

- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh;

- Tổ chức kinh tế được giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao đất để thực hiện các dự án đầu tư.

7 trường hợp cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm

Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm trong các trường hợp sau đây:

- Hộ gia đình, cá nhân thuê đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối;

- Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao trước ngày 1/1/1999 mà thời hạn sử dụng đất đã hết;

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất từ ngày 1/1/1999 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ diện tích đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất;

- Hộ gia đình, cá nhân thuê đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh;

- Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc.

2 trường hợp cho thuê đất thu tiền thuê đất 1 lần

Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất 1 lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây:

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê;

- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc.

Luật sư Lê Văn Đài

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Đất do Nhà nước quản lý là gì?

Tới Hiến pháp 2013 thì "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý".

Quản lý sử dụng đất là gì?

Quản lý đất đai là quá trình quản lý sử dụng đất đai và phát triển đất đai ở cả thành thị và nông thôn các tài nguyên đất. Tài nguyên đất được sử dụng cho nhiều mục đích có thể bao gồm nông nghiệp hữu cơ, trồng rừng, quản lý tài nguyên nước và các dự án du lịch sinh thái.

Đất được Nhà nước giao là gì?

- Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. - Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.

Có bao nhiêu hình thức giao đất?

Có hai hình thức: +Giao đất không thu tiền sử dụng đất và; +Giao đất có thu tiền sử dụng đất. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà Nhà nước lựa chọn hình thức sử dụng đất phù hợp theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 Luật Đất đai 2013.

Chủ Đề